Vai trò của các sứ bộ Việt Nam trong thương mại Việt – Trung thế kỷ XVII-XIX

Tác giả: Trần Đức Anh Sơn*

Sau khi giành được độc lập vào thế kỷ 10, Việt Nam (tên cũ Đại Việt) thiết lập bang giao với Trung Hoa, dựa trên mối quan hệ “tông phiên”, trong đó Trung Hoa là “tông chủ”, Việt Nam là “phiên quốc”. Theo đó, Việt Nam, theo định kỳ, phải cử sứ thần mang cống phẩm sang tiến cống cho các triều đình Trung Hoa và thực hiện các nhiệm vụ ngoại giao khác. Hoạt động này diễn ra liên tục từ thế kỷ XI cho đến cuối thế kỷ XIX. Tuy nhiên, từ thời Lê – Trịnh (thế kỷ XVII trở đi), các sứ thần do Việt Nam cử sang Trung Hoa không chỉ đơn thuần vì nhiệm vụ ngoại giao, mà còn kiêm nhiệm các hoạt động thương mại do triều đình Việt Nam giao phó. Continue reading “Vai trò của các sứ bộ Việt Nam trong thương mại Việt – Trung thế kỷ XVII-XIX”

220 năm quốc hiệu Việt Nam và đôi điều thảo luận

Tác giả: Trần Đức Anh Sơn

Tóm tắt: Năm 1804, vua Gia Long, người sáng lập ra vương triều Nguyễn, triều đại quân chủ cuối cùng của Việt Nam đã chọn hai chữ 越南 (Việt Nam) làm quốc hiệu. Tuy nhiên, trong thư tịch cổ Hán – Nôm của Việt Nam có nhiều tư liệu, văn bia, di vật ghi nhận hai chữ Việt Nam đã xuất hiện từ thế kỷ XIV và được sử dụng để chỉ lãnh thổ, cương vực của đất nước ta. Bài viết này dùng các nguồn sử liệu của triều Nguyễn (Việt Nam) và của nhà Thanh (Trung Hoa) để lý giải việc hai chữ 越南được chọn làm quốc hiệu vào năm 1804, đồng thời, dẫn ra những nguồn tư liệu Hán Nôm khác trong thư tịch cổ Việt Nam để giải thích vì sao hai chữ 越南đã xuất hiện từ trước năm 1804, và chúng được sử dụng với mục đích gì? Bài viết này cũng đặt ra giả thuyết việc chúa Nguyễn Phúc Chu (1675 – 1725) sử dụng hai chữ 越南trong các thi phẩm do ông sáng tác hàm ý điều gì? Continue reading “220 năm quốc hiệu Việt Nam và đôi điều thảo luận”