Quyền dân tộc tự quyết (Self-determination)

sd

Tác giả: Trần Nam Tiến

Quyền dân tộc tự quyết là quyền của mỗi dân tộc trong việc thiết lập chế độ chính trị và thực hiện sự phát triển kinh tế – xã hội và văn hóa của mình trên cơ sở chủ quyền quốc gia. Kể từ khi thuật ngữ này ra đời vào nửa cuối thế kỷ 18 cho đến nay, nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết đã mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Cuộc Cách mạng tư sản Pháp (1789-1799) đã tuyên bố nguyên tắc quyền tự quyết như là việc cấm thôn tính lãnh thổ hoặc thay đổi lãnh thổ mà không xét đến nguyện vọng của dân cư có liên quan, vừa là tiêu chí để hợp thức hóa các chính phủ một cách dân chủ. Continue reading “Quyền dân tộc tự quyết (Self-determination)”

Chính sách ngăn chặn (Containment policy)

Tác giả: Trần Nam Tiến

Chính sách ngăn chặn là chính sách chống chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn cầu của Mỹ, tiến hành từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 – 1945), qua đó chủ trương kìm giữ “sự bành trướng” ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản, thực chất là giành địa vị đứng đầu “thế giới tự do” và tiến lên làm bá chủ toàn cầu của Mỹ. Đối thủ hàng đầu của chính sách ngăn chặn là Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, sau đó là phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc Châu Á, Châu Phi và Mỹ Latinh. Continue reading “Chính sách ngăn chặn (Containment policy)”

Chính sách Mở cửa (Open Door Policy)

36fca81220617adf13a84f7794029974

Tác giả: Trần Nam Tiến

“Mở cửa” là chính sách của Mỹ áp dụng đối với Trung Quốc đầu thế kỷ 20 nhằm tìm kiếm thị phần ở quốc gia này. Chính sách này được Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ John Hay trình bày trong công hàm gửi các nước Anh, Pháp, Đức, Nga, Nhật Bản và Ý vào tháng 9 năm 1899, đòi duy trì việc mở cửa Trung Quốc đối với thế giới bên ngoài và tạo ra những cơ hội đồng đều cho tất cả các nước trong buôn bán với Trung Quốc. Continue reading “Chính sách Mở cửa (Open Door Policy)”

Hội chứng Việt Nam (Vietnam Syndrome)

Tác giả: Trần Nam Tiến

Hội chứng Việt Nam là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến tại Mỹ, để mô tả những chấn động trong tâm lý của người Mỹ cũng như những tranh cãi nội bộ của chính giới Mỹ liên quan đến chính sách can thiệp của Mỹ vào cuộc Chiến tranh Việt Nam. Hội chứng này được bộc lộ ở các hiện tượng xã hội – chính trị – kinh tế… như: khủng hoảng lòng tin, tâm trạng chán chường, mặc cảm của nhân dân Mỹ, đặc biệt là thanh niên đối với cuộc chiến (phong trào chống quân dịch, phản đối chiến tranh); sự ám ảnh bởi tội lỗi do họ gây ra của phần lớn lính Mỹ tham chiến ở Việt Nam…; nội bộ nước Mỹ chia rẽ, giới cầm quyền mâu thuẫn sâu sắc, nhất là trong hoạch định chính sách đối ngoại; sự gia tăng tốc độ suy thoái kinh tế và các tệ nạn xã hội; sự suy giảm vị thế của Mỹ trên thế giới… Continue reading “Hội chứng Việt Nam (Vietnam Syndrome)”

Chính sách Đổi mới (Renovation policy)

img-3879copy2-1410759508

Tác giả: Trần Nam Tiến

Đổi mới là sự lựa chọn cách mạng nhằm mục tiêu phát triển của Việt Nam bắt đầu diễn ra từ năm 1986, là một bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển của Việt Nam. Đường lối đổi mới do Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12-1986) đưa ra, được Đại hội VII (6-1991), Đại hội VIII (6-1996), Đại hội IX (4-2001) tiếp tục hoàn thiện và phát triển, mở ra bước ngoặt trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Mục đích của Đổi mới là nhằm tìm kiếm con đường đi lên xã hội chủ nghĩa phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của Việt Nam; thay đổi những mặt, những yếu tố chưa phù hợp, chứ không phải thay đổi mục tiêu, lý tưởng chủ nghĩa xã hội. Bản chất của Đổi mới chính là không ngừng mở rộng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Continue reading “Chính sách Đổi mới (Renovation policy)”

Chủ nghĩa dân tộc (Nationalism)

Europe_Flag_map_by_lg_studio-1024x833

Tác giả: Trần Nam Tiến

Chủ nghĩa dân tộc đề cập đến một hệ tư tưởng, một tình cảm, một hình thức văn hóa, hoặc một phong trào tập trung vào quốc gia hay dân tộc. Chủ nghĩa dân tộc đã trở thành một trong những động lực chính trị và xã hội quan trọng nhất trong lịch sử. Ở một góc độ khác, chủ nghĩa dân tộc là xu hướng tư tưởng tuyệt đối hóa giá trị dân tộc mình, đặt dân tộc mình ở vị trí cao nhất trong toàn bộ hệ thống giá trị, đi đến chỗ khoa trương, bài ngoại, tự phụ, coi dân tộc mình cao hơn tất cả và gây thiệt hại cho dân tộc khác. Nó đã giữ vai trò ảnh hưởng chính hay nguyên nhân của chiến tranh, cụ thể nhất là cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) và Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945). Tất cả đều liên quan đến những tư tưởng dân tộc chủ nghĩa cực đoan. Continue reading “Chủ nghĩa dân tộc (Nationalism)”

Chủ nghĩa cộng sản (Communism)

communism

Tác giả: Trần Nam Tiến

Chủ nghĩa cộng sản là học thuyết triết học xã hội và chính trị do K. Marx và F. Engels xây dựng, sau đó được Lenin áp dụng và phát triển vào những điều kiện lịch sử mới. Về mặt học thuyết, chủ nghĩa cộng sản hay chủ nghĩa xã hội khoa học cũng đều có nghĩa như nhau, là hệ thống những quan điểm duy vật, khoa học về thế giới, về vị trí của con người trong thế giới đó. Nó còn là khoa học về những quy luật chung nhất của sự phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy; quy luật về sự phát triển sức sản xuất xã hội. Đây là một cấu trúc kinh tế – xã hội và hệ tư tưởng chính trị ủng hộ việc thiết lập một xã hội phi nhà nước, không giai cấp, bình đẳng, dựa trên sự sở hữu chung và điều khiển chung đối với các phương tiện sản xuất và tài sản nói chung. Continue reading “Chủ nghĩa cộng sản (Communism)”