Sự kết thúc của ngành công nghiệp viện trợ toàn cầu

Nguồn:  Zainab Usman, “The End of the Global Aid Industry”, Foreign Affairs, 05/05/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Sự suy tàn của USAID là cơ hội để ưu tiên công nghiệp hóa hơn viện trợ từ thiện.

Cứ khoảng mười năm một lần, ngành công nghiệp viện trợ toàn cầu lại thấy mình phải chuyển đổi để tồn tại. Trong những giai đoạn thay đổi này, các quốc gia tài trợ tái cấu trúc các cơ quan viện trợ của họ, thu hẹp hoặc mở rộng ngân sách hỗ trợ, và vận động hành lang cho việc thành lập hoặc giải thể một hoặc hai sáng kiến của Liên Hợp Quốc. Thông thường, một khi ngành công nghiệp viện trợ tuân theo những ý thích bất chợt của các quốc gia tài trợ, cuộc khủng hoảng sẽ được ngăn chặn và mọi việc lại tiếp tục như thường lệ. Kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai, ngành công nghiệp viện trợ đã thấy mình ở một bước ngoặt khác. Chính quyền Trump đã làm suy yếu nghiêm trọng USAID, cơ quan phát triển lớn nhất thế giới, chấm dứt 86% chương trình viện trợ của cơ quan này, đóng cửa trụ sở và sa thải gần như toàn bộ 10.000 nhân viên. Đồng thời, chính quyền Trump đã cắt giảm tài trợ cho nhiều sáng kiến đa phương khác nhau về khí hậu, y tế toàn cầu và giáo dục. Continue reading “Sự kết thúc của ngành công nghiệp viện trợ toàn cầu”