Chương trình tiêm chủng Covid-19 của Việt Nam đối mặt nhiều thách thức

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Làn sóng lây nhiễm Covid-19 lần thứ tư, bắt đầu vào cuối tháng 4, là đợt bùng dịch nghiêm trọng nhất tại Việt Nam cho đến nay. Tổng cộng đã có 5.758 ca nhiễm tính đến trưa ngày 7/6, chiếm khoảng hai phần ba tổng số ca nhiễm tại Việt Nam từ khi dịch bệnh xuất hiện vào năm ngoái. Quan trọng hơn, nó đã lan tới các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh, gây gián đoạn hoạt động của nhiều nhà máy tại hai trung tâm sản xuất công nghiệp quan trọng này. Đợt bùng phát này càng cho thấy rõ hơn tầm quan trọng của chương trình tiêm chủng Covid-19 vốn đang được Việt Nam nỗ lực tăng tốc sau một khởi đầu chậm chạp đáng thất vọng.

Việt Nam bắt đầu chương trình tiêm chủng Covid-19 vào ngày 8 tháng 3 năm 2021, tập trung vào các nhân viên tuyến đầu. Tính đến ngày 5 tháng 6 năm 2021, số người được tiêm ít nhất một liều vắc xin là 1,24 triệu người, chỉ chiếm 1,3% tổng dân số. Đây là tỷ lệ thấp nhất trong số mười nước thành viên ASEAN. Continue reading “Chương trình tiêm chủng Covid-19 của Việt Nam đối mặt nhiều thách thức”

Bốn công nghệ vắc-xin ngừa Covid-19 hoạt động như thế nào?

Nguồn:How do different vaccines work?”, The Economist, 09/02/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Mặc dù phong tỏa có thể ngăn chặn coronavirus, nhưng tiêm chủng mang lại con đường bền vững hơn để thoát khỏi đại dịch. Hơn 60 loại vắc xin đang được phát triển hoặc đang được sử dụng để chống lại SARS-CoV-2. Tất cả những vắc-xin đang sử dụng đều có cùng một kết quả cuối cùng – đó là nâng cao khả năng của cơ thể trong việc chống lại sự tấn công của virus – nhưng cơ chế mà chúng sử dụng khác nhau đáng kể.

Khi cơ thể bị nhiễm một loại virus mà nó chưa từng gặp trước đây, hệ thống miễn dịch sẽ bắt đầu quá trình sản sinh ra các tế bào tấn công có khả năng tiêu diệt kẻ xâm nhập. Quá trình này cần cả thời gian và năng lượng, vì nó liên quan đến việc “thử – sai” đáng kể. Đó là lý do tại sao chúng ta cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi trong nhiều ngày sau khi bị nhiễm virus mới. Nếu cơ thể chiến thắng, hệ thống miễn dịch sẽ ghi nhớ chiến lược thành công của nó, để các “trận chiến” trong tương lai mất ít thời gian hơn và các triệu chứng nhẹ hơn, hoặc thậm chí không tồn tại. Continue reading “Bốn công nghệ vắc-xin ngừa Covid-19 hoạt động như thế nào?”

Vắc-xin đầu tiên trên thế giới được phân phối như thế nào?

Nguồn: Sam Kean, “22 Orphans Gave Up Everything to Distribute the World’s First Vaccine”, The Atlantic, 13/01/2021.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Khi nước Mỹ bật đèn xanh cho hai loại vắc-xin phòng virus Corona vào tháng 12, đó là một điểm sáng hiếm hoi trong đại dịch này, khi các nhà khoa học đã phát triển vắc-xin phòng Covid-19 nhanh hơn bất kỳ một loại vắc-xin nào khác trong lịch sử. Chiến thắng dường như đang ở trong tầm tay.

Tiếc thay, kể từ đó đã có rất nhiều vấn đề. Vào giữa tháng 12, Pfizer thông báo họ có hàng triệu liều vắc-xin tồn kho mà không có điểm đến. Các đội ngũ nhân viên y tế được huấn luyện để tiêm phòng cho người dân đang “ngồi chơi xơi nước.” Các trung tâm y tế thì chỉ tiêm phòng trong giờ làm việc chứ không làm việc liên tục ngày đêm. Các thống đốc bang làm mọi việc đình trệ thêm vì họ dựa theo các hướng dẫn không rõ ràng về việc ai được tiêm phòng và lúc nào thì được. Nhiều liều vắc-xin đã bị hết hạn hoặc vứt bỏ. Continue reading “Vắc-xin đầu tiên trên thế giới được phân phối như thế nào?”

26/04/1954: Các cuộc thử nghiệm vắc-xin bại liệt bắt đầu

Nguồn: Polio vaccine trials begin, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1954, các thử nghiệm lâm sàng vắc-xin bại liệt do Jonas Salk bào chế, với sự tham gia của 1,8 triệu trẻ em, đã bắt đầu tại Trường tiểu học Franklin Sherman ở McLean, Virginia. Các trẻ em ở Hoa Kỳ, Canada và Phần Lan đã tham gia vào các thử nghiệm này, lần đầu tiên sử dụng phương pháp mù đôi (double-blind) mà giờ đây đã thành tiêu chuẩn, theo đó, cả bệnh nhân và bác sĩ điều trị đều không biết liệu loại thuốc được tiêm là vắc-xin hay giả dược. Vào ngày 12 tháng 04 năm 1955, các nhà nghiên cứu tuyên bố vắc-xin an toàn và hiệu quả, và nó nhanh chóng trở thành một phần tiêu chuẩn của chương trình tiêm chủng trẻ em ở Hoa Kỳ. Trong những thập niên tiếp theo, vắc-xin bại liệt sẽ loại trừ căn bệnh cực kỳ dễ lây lan này ở Tây bán cầu. Continue reading “26/04/1954: Các cuộc thử nghiệm vắc-xin bại liệt bắt đầu”