Trung Quốc công bố sai sự thật số người chết vì Covid-19

Nguồn:官方统计揭示中国新冠真实死亡人数,随后数据被删除”, The New York Times, 20/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Số liệu chính thức từ Trung Quốc cung cấp một cái nhìn hiếm hoi nhưng ngắn gọn về số người chết đích thực do dịch bệnh Covid-19 gây ra, cho thấy số ca tử vong do Covid-19 trong thời gian đầu năm nay tại một tỉnh ở Trung Quốc có thể gần bằng con số Bắc Kinh công bố về tổng số ca tử vong ở quốc gia này trong toàn bộ thời gian đại dịch diễn ra.

Số liệu nói trên được đăng ở trang web của chính quyền tỉnh vào hôm Thứ Năm (13/7) và đã bị xóa chỉ vài ngày sau đó. Nhưng các nhà dịch tễ học sau khi xem xét phiên bản trang được lưu trong bộ nhớ cache của thông tin đã cho biết đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy số liệu thống kê chính thức của nước này đã chênh lệch quá nhiều so với thực tế. Continue reading “Trung Quốc công bố sai sự thật số người chết vì Covid-19”

11/02/2020: WHO chính thức đặt tên bệnh coronavirus mới là COVID-19

Nguồn: World Health Organization officially names novel coronavirus disease COVID-19, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2020, vài tháng sau khi trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên được phát hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc, và khoảng ba tuần sau khi trường hợp đầu tiên ở Mỹ được báo cáo, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã chính thức đặt tên cho căn bệnh mà sau này sẽ gây ra một đại dịch là “bệnh coronavirus 2019” (Coronavirus Disease 2019), viết tắt là COVID-19.

Thường được gọi là “virus Vũ Hán” trong giai đoạn đầu, hoặc “nCoV-2019,” hướng dẫn của WHO nêu rõ rằng tên của các bệnh truyền nhiễm mới không được bao gồm tên của vị trí địa lý, động vật, cá nhân, hoặc nhóm người, và phải dễ phát âm. Theo đó, CO là viết tắt của corona, VI là virus, D là bệnh, và 2019 là năm nó được phát hiện lần đầu tiên. Continue reading “11/02/2020: WHO chính thức đặt tên bệnh coronavirus mới là COVID-19”

Người già Trung Quốc là nạn nhân của những sai lầm trong đại dịch

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s elderly pay ultimate price for COVID missteps,” Nikkei Asia, 12/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Người già ở Trung Quốc đang chết với tốc độ chưa từng thấy, khiến nhiều gia đình tan nát.

Tại Trung Quốc, người trẻ thường không ngần ngại nhường ghế cho người già trên tàu lửa và xe buýt. Nền văn hóa Nho giáo luôn luôn có truyền thống kính trọng người già.

Nhưng khi Covid-19 tấn công 1,4 tỷ dân của Trung Quốc, 200 triệu người cao tuổi ở nước này chính là nhóm bị tổn thương nhiều nhất, bị dồn vào chân tường. Continue reading “Người già Trung Quốc là nạn nhân của những sai lầm trong đại dịch”

Việc Tập tiếp tục nắm quyền có thể không còn là điều hiển nhiên

Nguồn: Gideon Rachman, “Triumphalism returns to haunt Xi Jinping,” Financial Times, 02/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà lãnh đạo Trung Quốc có nguy cơ bị đổ lỗi cho thất bại của chính sách zero Covid từng có vẻ thành công.

Chính phủ Trung Quốc không có tính chính danh đến từ chiến thắng trong bầu cử. Nhưng các quan chức của nước này thường tuyên bố rằng Đảng Cộng sản có một nguồn chính danh thậm chí còn tốt hơn: “tính chính danh nhờ hiệu quả.”

Ý tưởng rằng chính phủ Trung Quốc có hiệu quả vượt trội so với một phương Tây đang rối loạn đã được truyền bá mạnh mẽ trong cuộc khủng hoảng Covid-19. Tại một buổi lễ vào năm 2020, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố rằng “đại dịch một lần nữa chứng minh tính ưu việt của hệ thống xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc.” Vào ngày kỷ niệm lần đầu tiên virus bùng phát ở Vũ Hán, thành phố đã tổ chức một cuộc triển lãm minh họa cho thành công của Trung Quốc trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh, với hình ảnh – như đài BBC đưa tin – “các mô hình nhân viên y tế trong bộ đồ bảo hộ, … và ở khắp mọi nơi, là những bức chân dung khổng lồ của Tập Cận Bình.” Continue reading “Việc Tập tiếp tục nắm quyền có thể không còn là điều hiển nhiên”

Phong tỏa Thượng Hải ảnh hưởng đến kế hoạch nhân sự của Tập

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Shanghai lockdown affects Xi’s plans to promote allies,” Nikkei Asia, 31/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Quyết định đưa Bí thư Thành ủy Thượng Hải Lý Cường (Li Qiang) đến Bắc Kinh nhiều khả năng sẽ bị trì hoãn, cho đến khi các tác động kinh tế được cân nhắc kỹ hơn.

Việc Thượng Hải, trung tâm kinh tế quan trọng của Trung Quốc, bất ngờ bị phong tỏa đã gây ra một làn sóng chấn động trong giới chính trị nước này.

Đến tận những ngày trước khi ra lệnh phong tỏa hôm thứ Hai, các quan chức địa phương vẫn nói rằng hành động đóng cửa một thành phố 23 triệu dân là không có cơ sở. Continue reading “Phong tỏa Thượng Hải ảnh hưởng đến kế hoạch nhân sự của Tập”

Đã đến lúc hình thành Đối tác Mỹ – Nhật về vấn đề đại dịch

Nguồn: James Gannon, It’s Time for a Japan-US Pandemic Partnership, The Diplomat, 20/01/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngoài trách nhiệm đạo đức, Nhật Bản và Mỹ có những lợi ích hấp dẫn trong việc hợp tác chặt chẽ hơn để ứng phó với đại dịch COVID-19 trên phạm vi quốc tế.

Omicron đang bắt đầu lan tràn khắp hai nước Mỹ và Nhật, làm cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa thủ tướng mới của Nhật Bản, Kishida Fumio, và Tổng thống Mỹ Joe Biden bị hoãn. Tạm thời, hai nhà lãnh đạo sẽ gặp mặt trong một hội nghị thượng đỉnh trực tuyến vào ngày 21/01. Sẽ là khôn ngoan nếu hai bên nhân cơ hội này chuẩn bị cơ sở cho việc khởi động quan hệ Đối tác Đại dịch Mỹ-Nhật nhằm giúp chấm dứt COVID-19 trên khắp thế giới. Continue reading “Đã đến lúc hình thành Đối tác Mỹ – Nhật về vấn đề đại dịch”

Tại sao nguy cơ xảy ra chiến tranh cao hơn so với trước đại dịch?

Nguồn: François Heisbourg: „Das Risiko eines Krieges ist jetzt höher als vor der Pandemie“, WELT, 7/11/2021.

Lược dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Đại dịch Corona đã khiến cho những hiểu lầm chết người giữa các siêu cường dễ xảy ra hơn – và thế giới đang trở nên nguy hiểm hơn. Đó là những gì chuyên gia địa chính trị François Heisbourg dự báo trong một cuộc phỏng vấn. Chiến lược gia lừng danh này nhìn nước Đức với con mắt phê phán.

Nhà địa chính trị François Heisbourg tỏ ra lo ngại. Trong cuốn sách “Le Retour de la Guerre” (Sự trở lại của chiến tranh), triết gia người Pháp viết lý do tại sao nguy cơ xẩy ra chiến tranh trong tương lai gần lại có nhiều khả năng hơn . Continue reading “Tại sao nguy cơ xảy ra chiến tranh cao hơn so với trước đại dịch?”

Tại sao người VN phản ứng trái ngược trước vắc-xin TQ và phương Tây?

Nguồn: Hoàng Thị Hà, “A Tale of Two Vaccines in Vietnam”, Fulcrum, 12/07/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Hai sự kiện tương tự nhau nhưng phản ứng của người dân lại hoàn toàn khác nhau. Ngày 7/7, Việt Nam tiến hành tiếp nhận 97.000 liều vắc-xin Pfizer được chuyển về nước. Thứ trưởng Y tế Việt Nam và Đại biện lâm thời Đại sứ quán Hoa Kỳ đã chủ trì buổi lễ chuyển giao. Số lượng khiêm tốn này là lô đầu tiên trong số 31 triệu liều vắc-xin mà chính phủ Việt Nam đặt hàng từ Pfizer-BioNTech, một công ty liên kết giữa Mỹ và Đức. Chỉ hai tuần trước đó, một buổi lễ tương tự đã được tổ chức để tiếp nhận 500.000 liều vắc-xin Sinopharm do Trung Quốc tài trợ. Bộ trưởng Y tế Việt Nam và Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam cũng tham dự buổi lễ.

Nhìn chung, có sự cân bằng trong cấp độ lễ tân và ý nghĩa chính trị mà chính phủ Việt Nam dành cho cả hai sự kiện. Tuy nhiên, phản ứng của công chúng trên cả phương tiện truyền thông chính thống và mạng xã hội cho thấy thái độ đa phần tiêu cực đối với vắc-xin Trung Quốc, trái ngược với sự đón nhận nhiệt tình của họ đối với vắc-xin phương Tây. Continue reading “Tại sao người VN phản ứng trái ngược trước vắc-xin TQ và phương Tây?”

Nhật ký Bắc Kinh (29/01/21): Cách Bắc Kinh kiểm soát dịch Covid-19

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 01/2021.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tôi vừa xét nghiệm PCR lần đầu tại một bệnh viện gần nhà ở Bắc Kinh. Hôm thứ Tư (27/01/2021), một ngày trước khi đến Thiên Tân công tác, khách sạn tôi đặt trước đã gọi và cho biết là tôi sẽ chỉ được phép ở nếu có thể trình kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính.

Tôi hoảng hốt chạy đến bệnh viện. Đến lượt tôi sau khoảng 10 phút chờ đợi. Kỹ thuật viên nhét một que thử vào lỗ mũi tôi. Hơi đau nhưng nhanh chóng. Dịch vụ này có giá 120 nhân dân tệ (19 USD).

Sau đó lại một bất ngờ khác. Chính quyền thành phố Bắc Kinh yêu cầu tất cả mọi người đến thành phố từ thứ Năm (28/01/2021) sẽ phải làm xét nghiệm PCR ở điểm khởi hành. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (29/01/21): Cách Bắc Kinh kiểm soát dịch Covid-19”

Tại sao Việt Nam phê duyệt vắc-xin Sinopharm của Trung Quốc?

Tác giả: Thanh Phương p/v Lê Hồng Hiệp

Việt Nam hiện đang phải đối phó với đợt dịch Covid thứ tư dữ dội hơn những đợt dịch trước. Đợt dịch lần này gây lo ngại cho chính quyền lẫn người dân, nhất là vì chiến dịch chích ngừa Covid-19 ở Việt Nam còn quá chậm, với chỉ hơn khoảng hơn 1 triệu người được tiêm chủng, tính đến ngày 07/06, tức là mới khoảng 1,3% tổng dân số gần 100 triệu người, mức thấp nhất Đông Nam Á, thua xa Cam Bốt (16%).

Chính phủ Việt Nam nay đề ra mục tiêu chích ngừa cho 75% dân số, để có thể đạt được miễn dịch cộng đồng. Trong nỗ lực đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng, Việt Nam đang ráo riết tìm mua vac-xin, chứ không thể chỉ trông chờ vào cơ chế COVAX của Tổ chức Y tế Thế giới WHO viện trợ thuốc tiêm ngừa cho các nước nghèo. Continue reading “Tại sao Việt Nam phê duyệt vắc-xin Sinopharm của Trung Quốc?”

Thách thức và rủi ro trong chương trình tiêm chủng Covid-19 của Việt Nam

Tác giả: Giang Nguyễn p/v Lê Hồng Hiệp

Việt Nam đang cấp bách triển khai chương trình tiêm chủng đại trà, đồng thời nỗ lực tìm nguồn cung vắc-xin trên thị trường và phát triển vắc-xin ngừa COVID-19 trong nước. Chương trình tiêm chủng đại trà sẽ gặp những khó khăn gì? Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp của Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS – Yusof Ishak Institute) đã trao đổi với phóng viên Giang Nguyễn về những khó khăn và rủi ro trước mắt.

Giang Nguyễn: Kính chào Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp. Trong bài bình luận trên trang Fulcrum của Viện nghiên cứu Đông Nam Á Yusof Ishak (ISEAS) đăng ngày 8 tháng 6 vừa qua Tiến sĩ đã nhận định rằng chiến dịch tiêm chủng vắc-xin ngừa COVID-19 của Việt Nam quá chậm trễ. Việt Nam trước đây được thế giới khen ngợi là một trong những nước xử lý sự lây lan của dịch xuất sắc nhất. Vì sao có sự chậm trễ trong chiến dịch phòng ngừa? Continue reading “Thách thức và rủi ro trong chương trình tiêm chủng Covid-19 của Việt Nam”

Chương trình tiêm chủng Covid-19 của Việt Nam đối mặt nhiều thách thức

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Làn sóng lây nhiễm Covid-19 lần thứ tư, bắt đầu vào cuối tháng 4, là đợt bùng dịch nghiêm trọng nhất tại Việt Nam cho đến nay. Tổng cộng đã có 5.758 ca nhiễm tính đến trưa ngày 7/6, chiếm khoảng hai phần ba tổng số ca nhiễm tại Việt Nam từ khi dịch bệnh xuất hiện vào năm ngoái. Quan trọng hơn, nó đã lan tới các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh, gây gián đoạn hoạt động của nhiều nhà máy tại hai trung tâm sản xuất công nghiệp quan trọng này. Đợt bùng phát này càng cho thấy rõ hơn tầm quan trọng của chương trình tiêm chủng Covid-19 vốn đang được Việt Nam nỗ lực tăng tốc sau một khởi đầu chậm chạp đáng thất vọng.

Việt Nam bắt đầu chương trình tiêm chủng Covid-19 vào ngày 8 tháng 3 năm 2021, tập trung vào các nhân viên tuyến đầu. Tính đến ngày 5 tháng 6 năm 2021, số người được tiêm ít nhất một liều vắc xin là 1,24 triệu người, chỉ chiếm 1,3% tổng dân số. Đây là tỷ lệ thấp nhất trong số mười nước thành viên ASEAN. Continue reading “Chương trình tiêm chủng Covid-19 của Việt Nam đối mặt nhiều thách thức”

Đình chỉ bảo hộ bằng sáng chế vắc-xin Covid-19: Hiểu thế nào cho đúng?

Nguồn: Dalindyebo Shabalala, “US support for waiving COVID-19 vaccine patent rights puts pressure on drugmakers – but what would a waiver actually look like?”, The Conversation, 10/05/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Mỹ và Châu Âu đang tranh luận về việc đình chỉ bảo hộ bằng độc quyền sáng chế đối với vắc-xin Covid-19, một động thái có thể cho phép nhiều công ty tham gia sản xuất vắc-xin hơn trên phạm vi toàn thế giới. Tuy vậy, vấn đề này không đơn giản như chúng ta nghĩ.

Ngày 5 tháng 5 năm 2021, Hoa Kỳ tuyên bố họ ủng hộ ý tưởng tạm thời dừng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với vắc-xin Covid-19, mặc dù tuyên bố này còn khá mơ hồ. Một số nước châu Âu vẫn phản đối đề xuất này ngay cả khi phạm vi của nó đã được thu hẹp.

164 thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sẽ phải mất nhiều tuần đàm phán để có thể đạt được bất cứ một thỏa thuận nào và sau đó cần thêm nhiều tháng nữa để bắt đầu quá trình sản xuất. Continue reading “Đình chỉ bảo hộ bằng sáng chế vắc-xin Covid-19: Hiểu thế nào cho đúng?”

Bài học lịch sử về tình hình kinh tế – xã hội hậu đại dịch

Nguồn: “What history tells you about post-pandemic booms”, the Economist, 25/4/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Vào đầu những năm 1830, đại dịch tả gây ra thiệt hại nặng nề cho nước Pháp. Chỉ trong vòng một tháng, nó đã cướp đi sinh mạng của gần 3% dân số thủ đô Paris, các bệnh viện rơi vào tình trạng quá tải và các bác sĩ thì lúng túng trước căn bệnh mới này. Đại dịch chấm dứt đã thúc đẩy sự phục hồi kinh tế với việc Pháp theo chân Anh bước vào kỷ nguyên cách mạng công nghiệp. Nhưng đối với những ai đã đọc tác phẩm Les Misérables (Những người khốn khổ) thì sẽ biết rằng đại dịch này cũng góp phần thúc đẩy một cuộc cách mạng khác. Người nghèo trong thành phố, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch, tỏ ra rất bất bình với thành phần giàu có, những kẻ chỉ biết trốn chạy về các vùng quê để tránh lây nhiễm bệnh. Pháp lâm vào vòng xoáy bất ổn chính trị suốt nhiều năm sau đó. Continue reading “Bài học lịch sử về tình hình kinh tế – xã hội hậu đại dịch”

Việt Nam khó cưỡng lại chính sách “ngoại giao vac-xin” của Trung Quốc

Tác giả: Thanh Phương p/v Lê Hồng Hiệp

Là nơi xuất phát đại dịch Covid-19, Trung Quốc đang đẩy mạnh việc cung cấp vac-xin ngừa virus corona như một chính sách ngoại giao để gia tăng ảnh hưởng trên khắp thế giới, đặc biệt là tại Đông Nam Á. Nhưng Việt Nam đang cố cưỡng lại chính sách ngoại giao vac-xin này của Bắc Kinh, cho tới nay vẫn chưa dùng thuốc tiêm ngừa “made in China”. Vấn đề là, về lâu dài, để có đủ vac-xin chích cho toàn dân, chính phủ Hà Nội chắc sẽ buộc phải nhập luôn cả vac-xin Trung Quốc.

Mặc dù đã phê chuẩn tổng cộng 4 loại vac-xin, nhưng chính phủ Trung Quốc lại không vội vã chích ngừa Covid cho người dân nước họ. Tính đến tháng 3, chỉ mới có chưa tới 50 triệu dân Trung Quốc được tiêm chủng, tức chỉ khoảng 4% tổng dân số, so với tỷ lệ 19% ở Hoa Kỳ. Trung Quốc đã từng tuyên bố họ có thể sản xuất ít nhất 2,6 tỷ liều vac-xin trong năm 2021. Là nước sản xuất vac-xin hàng đầu thế giới, Trung Quốc cũng là quốc gia xuất khẩu vac-xin nhiều nhất : 560 triệu liều, tức là một phần tư sản lượng quốc gia. Bắc Kinh đã ký hiệp định thương mại về cung cấp vac-xin với 27 quốc gia, tặng các liều vac-xin cho hơn 50 quốc gia. Theo tổng kết của hãng tin AP, Trung Quốc đã cam kết cung cấp tổng cộng nửa tỷ liều vac-xin cho hơn 45 quốc gia.

Gene từ người Neanderthal liên quan đến khả năng chống Covid-19?

Nguồn: “DNA from Neanderthals affects vulnerability to covid-19”, Economist, 24/02/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Dựa theo những bằng chứng hiện có, các nhà cổ sinh vật học cho chúng ta biết người Neanderthal đã tuyệt chủng cách đây khoảng 40.000 năm. Nhưng họ không hoàn toàn biến mất khỏi Trái đất. Các phát hiện trong những thập niên qua dần làm sáng tỏ rằng người Neanderthal đã giao phối với tổ tiên của người hiện đại và sự kết hợp này đôi lúc cho ra đời những đứa con có thể sống sót được. Kết quả là gần một nửa bộ gene của người Neanderthal vẫn còn tồn tại, nằm rải rác với số lượng nhỏ trong DNA của hầu hết người hiện đại (ngoại trừ những người có tổ tiên chủ yếu từ Châu Phi vì người Neanderthal có vẻ chưa từng sinh sống ở khu vực này).

Những gene này có mối liên hệ với mọi thứ, từ đặc điểm rậm lông đến quá trình chuyển hóa chất béo. Nhiều gene có thể liên quan đến hệ miễn dịch và ảnh hưởng tới nguy cơ phát triển các bệnh như Lupus, Crohn và tiểu đường. Hai bài nghiên cứu gần đây cho thấy Covid-19 cũng nằm trong số các bệnh này. Người ta tìm thấy hai đoạn DNA dài được thừa hưởng từ người Neanderthal, trong khi một đoạn dường như tạo ra khả năng chống lại căn bệnh thì đoạn còn lại khiến chúng ta dễ bị tổn thương hơn trước Covid-19. Continue reading “Gene từ người Neanderthal liên quan đến khả năng chống Covid-19?”

Bốn công nghệ vắc-xin ngừa Covid-19 hoạt động như thế nào?

Nguồn:How do different vaccines work?”, The Economist, 09/02/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Mặc dù phong tỏa có thể ngăn chặn coronavirus, nhưng tiêm chủng mang lại con đường bền vững hơn để thoát khỏi đại dịch. Hơn 60 loại vắc xin đang được phát triển hoặc đang được sử dụng để chống lại SARS-CoV-2. Tất cả những vắc-xin đang sử dụng đều có cùng một kết quả cuối cùng – đó là nâng cao khả năng của cơ thể trong việc chống lại sự tấn công của virus – nhưng cơ chế mà chúng sử dụng khác nhau đáng kể.

Khi cơ thể bị nhiễm một loại virus mà nó chưa từng gặp trước đây, hệ thống miễn dịch sẽ bắt đầu quá trình sản sinh ra các tế bào tấn công có khả năng tiêu diệt kẻ xâm nhập. Quá trình này cần cả thời gian và năng lượng, vì nó liên quan đến việc “thử – sai” đáng kể. Đó là lý do tại sao chúng ta cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi trong nhiều ngày sau khi bị nhiễm virus mới. Nếu cơ thể chiến thắng, hệ thống miễn dịch sẽ ghi nhớ chiến lược thành công của nó, để các “trận chiến” trong tương lai mất ít thời gian hơn và các triệu chứng nhẹ hơn, hoặc thậm chí không tồn tại. Continue reading “Bốn công nghệ vắc-xin ngừa Covid-19 hoạt động như thế nào?”

Vắc-xin đầu tiên trên thế giới được phân phối như thế nào?

Nguồn: Sam Kean, “22 Orphans Gave Up Everything to Distribute the World’s First Vaccine”, The Atlantic, 13/01/2021.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Khi nước Mỹ bật đèn xanh cho hai loại vắc-xin phòng virus Corona vào tháng 12, đó là một điểm sáng hiếm hoi trong đại dịch này, khi các nhà khoa học đã phát triển vắc-xin phòng Covid-19 nhanh hơn bất kỳ một loại vắc-xin nào khác trong lịch sử. Chiến thắng dường như đang ở trong tầm tay.

Tiếc thay, kể từ đó đã có rất nhiều vấn đề. Vào giữa tháng 12, Pfizer thông báo họ có hàng triệu liều vắc-xin tồn kho mà không có điểm đến. Các đội ngũ nhân viên y tế được huấn luyện để tiêm phòng cho người dân đang “ngồi chơi xơi nước.” Các trung tâm y tế thì chỉ tiêm phòng trong giờ làm việc chứ không làm việc liên tục ngày đêm. Các thống đốc bang làm mọi việc đình trệ thêm vì họ dựa theo các hướng dẫn không rõ ràng về việc ai được tiêm phòng và lúc nào thì được. Nhiều liều vắc-xin đã bị hết hạn hoặc vứt bỏ. Continue reading “Vắc-xin đầu tiên trên thế giới được phân phối như thế nào?”

Giải pháp nào để thế giới vượt qua khủng hoảng Covid-19?

Tác giả: Tạ Hoàng Tấn

Thế giới của chúng ta đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng mang tính thảm họa: Đại dịch Covid-19. Trong lịch sử thế giới hiện đại, chưa từng có một thời khắc nào mà loài người chúng ta phải đối diện với một cuộc khủng hoảng có quy mô rộng lớn đến như thế. Đại dịch Covid-19 đã tấn công loài người chúng ta trên khắp các chiến tuyến: Từ thành thị đến nông thôn, từ vùng biển đến vùng trời, từ châu Á sang châu Âu, từ châu Âu sang châu Mỹ… Không một vùng đất nào của Địa Cầu thoát khỏi sự kiềm tỏa của Đại dịch Covid-19. Đây thật sự là một cuộc khủng hoảng mang tính toàn cầu.

Đại dịch Covid-19 hầu như phá hủy hạ tầng y tế của nhiều quốc gia: Bệnh viện bị quá tải, máy thở không đủ để đáp ứng nhu cầu của người bệnh, khẩu trang không đủ cho người dân, đồ bảo hộ không đủ cho nhân viên y tế, hệ thống xét nghiệm không theo kịp tốc độ lây nhiễm… Chính vì những lý do này mà số ca nhiễm và số ca tử vong không ngừng gia tăng. Continue reading “Giải pháp nào để thế giới vượt qua khủng hoảng Covid-19?”

Tác dụng và hạn chế trong ‘ngoại giao khẩu trang’ của Trung Quốc

Nguồn: Dylan MH Loh, “The power and limits of China’s ‘mask diplomacy”, East Asia Forum, 22/05/2020.

Biên dịch: Đỗ Minh Châu

Mặc dù ban đầu Trung Quốc mắc sai lầm về xử lý COVID-19, đặc biệt là trong việc công bố các thông tin kịp thời và cập nhật chính xác, nhưng Trung Quốc phần lớn đã ngăn chặn được sự bùng phát của virus corona ở trong nước. Vì vậy, Bắc Kinh đã chuyển sự chú ý sang việc hỗ trợ các quốc gia khác thông qua việc cung cấp vật tư y tế, bộ dụng cụ xét nghiệm và hỗ trợ kỹ thuật. Trung Quốc hy vọng sẽ gây dựng được thiện chí với các nước nhận hỗ trợ và thu hút được sự chú ý tích cực từ truyền thông quốc tế.

Chẳng hạn, Trung Quốc đã cung cấp bộ dụng cụ xét nghiệm cho Campuchia, gửi máy trợ thở đến thành phố New York, điều nhân viên y tế tới Iran và tăng tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thêm 30 triệu USD (sau khi Washington quyết định đình chỉ tài trợ cho WHO vào ngày 14 tháng 4). Không thể phủ nhận rằng mục đích nhân đạo vẫn là chủ yếu, nhưng thật khó để bỏ qua những toan tính chính trị liên quan đến những nỗ lực tiếp cận các quốc gia khác của Trung Quốc. Continue reading “Tác dụng và hạn chế trong ‘ngoại giao khẩu trang’ của Trung Quốc”