#227 – Sự trỗi dậy của đồng Nhân dân tệ và chính trị TQ

A man walks by  a poster advertising the

Nguồn: Di Dongsheng (2013). “Chapter six: The renminbi’s rise and Chinese politics”, Adelphi Series, 53:439, pp. 115-126.

Biên dịch: Nguyễn Thị Ngọc Lan | Hiệu đính: Vũ Thành Công

Bài liên quan: Quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ dưới góc nhìn kinh tế chính trị

Các cường quốc luôn có các đồng tiền mạnh và một đồng tiền mạnh cũng giúp tạo nên quyền lực. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đang dần trở thành một cường quốc gia hùng mạnh và Nhân dân tệ (NDT) là một phần quan trọng của đại chiến lược tạo nên sự trỗi dậy này. Trong khi nhiều nghiên cứu khác nhau đã đề cập đến ảnh hưởng kinh tế của chính sách tiền tệ Trung Quốc thì chương này tập trung tìm hiểu các khía cạnh phi kinh tế. Bài viết sẽ lý giải vai trò của đồng NDT trong ván bài lớn của Trung Quốc cũng như những tác động chính trị cả về đối nội lẫn đối ngoại của nó. Continue reading “#227 – Sự trỗi dậy của đồng Nhân dân tệ và chính trị TQ”

Có phải Trung Quốc đã lùi bước trên biển Đông?

pix1_072514

Tác giả: Alexander L. Vuving | Biên dịch: Vũ Thành Công

Trong 75 ngày tính từ 2/5/2014, Trung Quốc đã đơn phương triển khai giàn khoan 1 tỷ đô la HYSY-981 (hay còn gọi là HD-981) khoan thăm dò tại vùng biển thuộc Vùng Đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Theo tuyên bố đầu tiên, giàn khoan dự kiến sẽ lưu lại khu vực đến 15/8/2014, nhưng vào 15/7/2014, Trung Quốc tuyên bố giàn khoan đã hoàn thành công việc và sẽ được di chuyển tới Đảo Hải Nam. Việc di chuyển giàn khoan HD-981 cũng đơn phương và bất ngờ như lúc nó được triển khai. Được biết khi giàn khoan neo đậu tại khu vực thuộc vùng biển tranh chấp, nó đã làm bùng phát cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong quan hệ Việt – Trung kể từ năm 1988. Continue reading “Có phải Trung Quốc đã lùi bước trên biển Đông?”

Hoa Kỳ cần ban hành một “Chiến lược quốc gia về Biển Đông”

Biên dịch: Bùi Hữu Duyệt | Hiệu đính: Vũ Thành Công

360225496

Trung Quốc đang dần hiện thực hoátuyên bố chủ quyền trên biển Đông bằng các động thái hung hăng. Đứng trước tình hình đó, Hoa Kỳ cần thay đổi thái độ từ giữ nguyên hiện trạng sang chủ động thúc đẩy hoà bình, quyết tâm bảo vệ quyền lợi hàng hải của mình trong khu vực. Trong báo cáo Một chiến lược quốc gia về biển Đông đăng tháng 04/2014 trên tạp chí Backrgrounder, hai học giả Steven Groves và Dean Cheng đề xuất việc công bố Chính sách quốc gia về biển Đông của nước Mỹ, xem đây là phương tiện hữu hiệu để thực hiện bước chuyển đổi trên. Phần dưới đây lược dịch và giới thiệu các lập luận và các khuyến nghị chính sách chính của báo cáo. Continue reading “Hoa Kỳ cần ban hành một “Chiến lược quốc gia về Biển Đông””

Ứng phó của Việt Nam về Biển Đông: Công tâm vi thượng

Tác giả: Vũ Thành Công

South_China_Sea_Claims

Sự gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông với giàn khoan Hải Dương 981 đã đẩy Việt Nam vào thế sẵn sàng ứng phó. Tuy nhiên, dù đã bị Việt Nam và cộng đồng quốc tế chỉ trích gay gắt, vào cuối tháng 6/2014, Trung Quốc lại tiếp tục hạ đặt 4 giàn khoan nữa trên Biển Đông, trong đó có việc di chuyển giàn khoan Nam Hải 9 tới cửa vịnh Bắc Bộ.

Câu hỏi đặt ra là tại sao Trung Quốc lại tiếp tục “bất chấp đạo lý, pháp lý, quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc” cùng với thành quả hơn hai thập kỷ “phát triển hòa bình” để thực hiện các hành vi “lợi bất cập hại” như vậy. Continue reading “Ứng phó của Việt Nam về Biển Đông: Công tâm vi thượng”

Chính sách Biển Đông của chính phủ Obama 2014: Một đề xuất lịch trình 4 điểm

Biên dịch & tóm tắt: Hàng Duy Linh | Hiệu đính: Vũ Thành Công

Lời dẫn: Trong thời gian còn lại của 2014, Biển Đông nhiều khả năng là một đề tài của các chuyến thăm và làm việc của lãnh đạo Mỹ tại châu Á Thái Bình Dương. Cụ thể:

  • Tháng 5: Bộ trưởng quốc phòng Hagel tham dự đối thoại Shangri-La tại Singapore
  • Tháng 6: Tổng thống Obama tham dự Thượng đỉnh G7 tại Bỉ
  • Tháng 7: Thứ trưởng ngoại giao Burns tham gia đối thoại an ninh chiến lược với Trung Quốc tại Bắc Kinh
  • Tháng 8: Ngoại trưởng Kerry tham gia ASEAN Regional Forum tại Myanmar

Continue reading “Chính sách Biển Đông của chính phủ Obama 2014: Một đề xuất lịch trình 4 điểm”