Tại sao người giàu sợ đại dịch?

Nguồn: Walter Scheidel, “Why the Wealthy Fear Pandemics”, The New York Times, 09/04/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Vào mùa thu năm 1347, bọ chét từ chuột khiến bệnh dịch hạch tràn vào nước Ý qua một vài con tàu đến từ Biển Đen. Trong bốn năm tiếp theo, đại dịch xé nát châu Âu và Trung Đông. Sự hoảng loạn lan rộng khi các hạch bạch huyết ở nách và háng nạn nhân sưng lên thành cục, mụn nước đen bao phủ khắp cơ thể, sốt tăng vọt và các cơ quan nội tạng ngừng hoạt động. Có lẽ một phần ba dân số châu Âu đã chết.

Tác phẩm “Decameron” của Giovanni Boccaccio ghi lại một cảnh mà ông chứng kiến tận mắt: “Khi tất cả các huyệt mộ đã kín chỗ, người ta đào những cái hố khổng lồ ở sân nhà thờ, hàng trăm người mới chết được ném xuống đó, chen sát nhau thành từng lớp như hàng trên tàu”. Còn theo Agnolo di Tura đến từ Siena, “quá nhiều người chết đến nỗi tất cả đều tin rằng ngày tận thế đã tới”. Continue reading “Tại sao người giàu sợ đại dịch?”

Bạo lực và Lịch sử Bất Bình đẳng Kinh tế từ thời Đồ Đá đến TK 21

Tác giả: The Economist | Biên dịch: Đinh Nho Minh

The Great Leveller: Violence and the History of Inequality from the Stone Age to the Twenty-First Century. Tác giả: Walter Scheidel. Princeton University Press, 2017. 504 trang.

Thoạt đầu, sẽ không ai nghĩ cuộc Đại Khủng hoảng là một điều tốt. Nhưng khi giở đến trang 363 cuốn “Sự kiện Cào bằng” của Walter Scheidel, bạn sẽ thấy cuộc Đại Khủng hoảng là có lợi. Đó là lần duy nhất trong lịch sử, không một cuộc khủng hoảng kinh tế nào khác ở Hoa Kỳ đạt được kết quả tương tự – khi lương thực tế (của người lao động) tăng và thu nhập của người giàu giảm đến mức “có ảnh hưởng lớn đến bất bình đẳng kinh tế”. Đúng vậy, Đại Khủng hoảng tạo ra nhiều khổ đau, nhưng nó nổi bật ở chỗ không khiến hàng triệu người bị chết, và về khía cạnh này cuộc khủng hoảng có tác động nổi bật. Continue reading “Bạo lực và Lịch sử Bất Bình đẳng Kinh tế từ thời Đồ Đá đến TK 21”