Tại sao nhiều tướng Nga tử trận tại Ukraine?

Nguồn: Why are so many Russian generals dying in Ukraine?”, The Economist, 31/03/2022.

Biên dịch: Trần Hùng

“Chiến tranh sắp sửa kết thúc”, Yakov Rezantsev (trong hình) đảm bảo với binh sĩ của mình như vậy bốn ngày sau khi Nga xâm lược Ukraine. Đó là cách đây một tháng. Vào ngày 25 tháng 3, vị trung tướng, chỉ huy Quân đoàn Vũ trang Hỗn hợp số 49 của Nga, được cho là đã chết, bị giết trong một cuộc tấn công gần thành phố Kherson. Các quan chức Ukraine nói rằng ông là vị tướng Nga thứ bảy thiệt mạng trên chiến trường ở Ukraine. Các quan chức phương Tây đồng ý với thông tin này. Phía Nga chưa xác nhận, và tổng số tướng Nga tử trận cũng chưa được xác minh độc lập. Nhưng rõ ràng là các tướng lĩnh hàng đầu của Nga đang có tỉ lệ tử trận cao bất thường. Tại sao lại như vậy? Continue reading “Tại sao nhiều tướng Nga tử trận tại Ukraine?”

Cuộc chiến của Putin sẽ làm rung chuyển thế giới

Nguồn: Gideon Rachman, “Putin’s war will shake the world”, Financial Times, 24/02/2022.

Biên dịch: Trần Hùng

Nga dự định thành lập một chính phủ bù nhìn ở Kiev. Phương Tây giờ đây phải phản ứng.

Cuộc chiến giả vờ đã kết thúc. Cuộc chiến thực sự đã bắt đầu. Trong vài tuần qua, chính phủ Mỹ và Anh đã tin rằng Vladimir Putin có ý định thực hiện một cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine. Điều này hiện đang xảy ra.

Các mục tiêu chính xác của quân đội Nga vẫn đang dần lộ diện. Nhưng rõ ràng đây không phải là một cuộc tấn công hạn chế, chỉ giới hạn trong các khu vực tranh chấp ở miền đông Ukraine. Các vụ nổ đã được nghe thấy ở thủ đô Kiev của Ukraine. Và có nhiều báo cáo về việc quân đội Nga đã vượt qua biên giới từ Belarus – con đường ngắn nhất và trực tiếp nhất dẫn tới Kiev. Continue reading “Cuộc chiến của Putin sẽ làm rung chuyển thế giới”

Tại sao Giáo hội Chính thống giáo của Ukraine và Nga chia rẽ?

Nguồn:Why did the Russian and Ukrainian Orthodox churches split?”, The Economist, 06/01/2022.

Biên dịch: Trần Hùng

Vào ngày 7 tháng Giêng, những người theo Chính thống giáo ở Nga và Ukraine, cùng những nơi khác, đã tổ chức mừng lễ Giáng sinh. Hầu hết các nhánh của Chính thống giáo đều tiếp tục sử dụng lịch Julian, tiền thân của lịch Gregory hiện được sử dụng ở hầu hết các nước,[1] vốn xác định lễ Giáng sinh rơi vào ngày 25 tháng 12. Trong những năm gần đây, trước các cuộc tấn công của Nga vào Ukraine, việc tổ chức ngày lễ này đã có thêm một ý nghĩa mới. Trong nhiều thập niên, chi nhánh Chính thống giáo trực thuộc Nga là chi nhánh duy nhất ở Ukraine được các nhà lãnh đạo Chính thống giáo công nhận. Nhưng vào ngày 5 tháng 1 năm 2019, Giáo hội Chính thống giáo Ukraine (the Orthodox Church of Ukraine), một giáo hội riêng biệt không có quan hệ với Nga, đã được người đứng đầu Giáo hội Chính thống giáo ở Constantinople (Thổ Nhĩ Kỳ) cấp quy chế tự quản. Điều gì đã gây ra sự chia rẽ này và nó ảnh hưởng như thế nào đến căng thẳng giữa hai nước hiện nay? Continue reading “Tại sao Giáo hội Chính thống giáo của Ukraine và Nga chia rẽ?”

Bên trong cuộc sống của các nhà ngoại giao ở Triều Tiên

Nguồn: Colum Lynch, “The Life of Diplomats in North Korea”, Foreign Policy, 22/11/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Các tài liệu nội bộ của Liên Hợp Quốc nêu chi tiết gánh nặng mà các nhà ngoại giao nước ngoài phải đối mặt do các lệnh trừng phạt và một chính phủ kiểm soát chặt đến ngột ngạt ở Bình Nhưỡng.

Ngày 12 tháng 9 năm 2011, đại sứ Nga tại Triều Tiên lúc bấy giờ, Valery Sukhinin, đã kể trước quan khách một cuộc họp của các nhà ngoại giao tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về các thách thức của đời sống ngoại giao ở Bình Nhưỡng trong bối cảnh Triều Tiên bị cấm vận.

Ông phàn nàn việc Đại sứ quán Nga phải vận chuyển những bao tiền mặt từ Moscow và Bắc Kinh để trang trải chi phí và trả lương cho nhân viên, vì các ngân hàng phương Tây không chấp thuận các giao dịch ngân hàng với Triều Tiên. Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản, bao gồm Toyota và Mitsubishi, do cảnh giác với các lệnh trừng phạt, đã không bán ô tô hoặc phụ tùng để phục vụ đội xe của Đại sứ quán, trong khi Volkswagen từ chối yêu cầu mua một chiếc xe jeep để Lãnh sự quán Nga sử dụng tại một khu vực không có đường nhựa, khẳng định rằng chiếc xe là một mặt hàng xa xỉ bị cấm xuất sang Triều Tiên. Continue reading “Bên trong cuộc sống của các nhà ngoại giao ở Triều Tiên”

Kinh tế thế giới có quay lại bình thường trong năm 2022?

Nguồn: Will the world economy return to normal in 2022?”, The Economist, 8/11/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Liệu tình trạng lạm phát đi kèm tăng trưởng đình trệ (stagflation) đang tác động lên nền kinh tế thế giới có kéo dài? Trong suốt năm 2021, các ngân hàng trung ương và hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng các yếu tố khiến lạm phát tăng đi kèm tăng trưởng chậm sẽ chỉ mang tính tạm thời. Các nút thắt trong chuỗi cung ứng sẽ được khơi thông, giá năng lượng sẽ quay trở lại mặt đất, và công nhân ở các nước giàu trên thế giới đang không tham gia lực lượng lao động — vì những lý do không ai hiểu rõ — sẽ quay trở lại làm việc. Nhưng khi năm 2021 sắp kết thúc, các thị trường tài chính, công chúng và thậm chí chính các ngân hàng trung ương bắt đầu mất dần niềm tin. Continue reading “Kinh tế thế giới có quay lại bình thường trong năm 2022?”

Đài Loan sẽ an toàn cho đến năm 2027, trừ khi điều này xảy ra

Nguồn: Derek Grossman, “Taiwan is safe until at least 2027, but with one big caveat”, Nikkei Asia, 10/11/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Sáu năm. Đó là khoảng thời gian còn lại Đài Loan có thể có trước khi hứng chịu một cuộc tấn công quân sự của Trung Quốc. Ít nhất, đó là ước tính của vị tư lệnh sắp mãn nhiệm tại Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, Đô đốc Philip Davidson, hồi tháng 3 khi phát biểu tại một phiên điều trần mở của Quốc hội.

Kể từ đó, các nhà quan sát đã dựa vào các bình luận của Davidson – vốn rõ ràng ám chỉ dịp lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) vào năm 2027 có thể là một sự kiện mà Trung Quốc muốn kỷ niệm bằng cách chinh phục Đài Loan – để ủng hộ quan điểm của họ về việc Bắc Kinh có sớm thực hiện một bước đi nguy hiểm hay không. Continue reading “Đài Loan sẽ an toàn cho đến năm 2027, trừ khi điều này xảy ra”

Tại sao việc đổi giờ để tiết kiệm ánh sáng ban ngày gây tranh cãi?

Nguồn: Changing the clocks is unpopular. Why do it?”, The Economist, 04/11/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Đôi khi quyết định thay đổi múi giờ của một quốc gia có thể mang tính chính trị. Mặc dù có diện tích rộng lớn, nhưng cả nước Trung Quốc đều vận hành theo giờ Bắc Kinh – một quyết định do Mao Trạch Đông đưa ra vào năm 1949 nhằm tăng cường đoàn kết quốc gia. (Tội nghiệp cho những người dân Tân Cương ở vùng viễn tây của Trung Quốc, nơi đôi khi mặt trời vẫn chưa mọc cho đến tận 10 giờ sáng.) Trong gần ba năm, cho đến năm 2018, Triều Tiên duy trì một múi giờ riêng của mình, chậm hơn nửa giờ so với Hàn Quốc, điều phù hợp với khuynh hướng “ẩn dật” của nước này. Tuy nhiên, các quốc gia thường điều chỉnh thời gian trong ngày vì những lý do thực tế. Khoảng 70 quốc gia, chủ yếu ở Châu Mỹ và Châu Âu, áp dụng Giờ tiết kiệm ánh sáng ban ngày (Daylight Savings Time) trong những tháng mùa hè. Hầu hết các bang ở Mỹ (trừ Arizona và Hawaii) sẽ vặn ngược đồng hồ trở lại một lần nữa vào cuối tuần này (7/11). Nhưng liệu điều đó có cần thiết không? Continue reading “Tại sao việc đổi giờ để tiết kiệm ánh sáng ban ngày gây tranh cãi?”

Tại sao sai lầm khi gọi cạnh tranh Mỹ – Trung là ‘Chiến tranh Lạnh’?

Nguồn: Joseph Nye, “When It Comes to China, Don’t Call It a ‘Cold War’”, The New York Times, 02/11/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Một ý tưởng mới đang ngày càng phổ biến trong số các chính trị gia và nhà hoạch định chính sách ở Washington là Hoa Kỳ đang ở trong một cuộc “Chiến tranh Lạnh” với Trung Quốc. Đó là một ý tưởng tồi trên cả khía cạnh lịch sử lẫn chính trị và không tốt cho tương lai của chúng ta.

Chính quyền Biden đã khôn ngoan đẩy lùi cách đóng khung như vậy. Nhưng hành động của tổng thống cho thấy chiến lược của ông để đối phó với Trung Quốc thực sự có thể đã bị ảnh hưởng bởi tư duy Chiến tranh Lạnh, điều khiến tâm trí của chúng ta bị khóa chặt vào mô hình bàn cờ hai chiều truyền thống. Continue reading “Tại sao sai lầm khi gọi cạnh tranh Mỹ – Trung là ‘Chiến tranh Lạnh’?”

Tại sao Đảng Cộng sản đang dần trở thành đảng đối lập ở Nga?

Nguồn: Russia’s once-tame Communist Party is becoming an opposition force”, The Economist, 30/10/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Ekaterina Engalycheva chưa bao giờ nhận được huy hiệu Lenin khi còn nhỏ. Vào tuần lễ cô sắp sửa trở thành đội viên thiếu niên Oktiabriata (tức “thiếu niên tháng Mười”), như tất cả những đứa trẻ Liên Xô khác lúc 7 tuổi, thì Liên bang Xô viết tan rã. Nhưng 30 năm sau, Engalycheva là đảng viên Đảng Cộng sản và là ủy viên hội đồng thành phố Moskva. Cô vận động chống lại chủ nghĩa tư bản thân hữu của Vladimir Putin; điều Lenin chắc chắn sẽ ủng hộ. Nhưng Lenin có lẽ sẽ kinh hoàng trước những mong muốn khác của cô: bầu cử tự do và công bằng. Cô đã bị giam giữ và phạt tiền vì phản đối việc bỏ tù Alexei Navalny, nhà lãnh đạo đối lập của Nga, và gần đây đã phải tự nhốt mình trong văn phòng trong khi cảnh sát đợi để bắt cô ở bên ngoài. Continue reading “Tại sao Đảng Cộng sản đang dần trở thành đảng đối lập ở Nga?”

Chiến tranh Đài Loan có thể sớm nổ ra?

Nguồn: Elbridge Colby, “The Fight for Taiwan Could Come Soon”, Wall Street Journal, 27/10/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Bắc Kinh có thể nghĩ rằng họ có cơ hội để chiếm Đài Loan trước khi các khoản đầu tư quân sự của phương Tây mang lại kết quả.

Mỹ và Trung Quốc đang tham gia vào một “cuộc cạnh tranh chiến lược”, như cách nói của chính quyền Biden, trong đó Đài Loan nổi lên là tâm điểm. Nhưng một quan điểm đang dần chiếm ưu thế trong chính quyền Mỹ dường như cho rằng mặc dù Trung Quốc là một thách thức nghiêm trọng về kinh tế, chính trị và công nghệ đối với lợi ích của Mỹ, nước này không gây ra một mối đe dọa quân sự trực tiếp nào. Đây là một giả định rất thiếu thận trọng, có thể dẫn đến chiến tranh và cuối cùng là thất bại của Mỹ. Để tránh kết cục thảm hại đó, Hoa Kỳ phải nhận ra rằng Trung Quốc là một mối đe dọa quân sự, và xung đột có thể sớm xảy ra. Continue reading “Chiến tranh Đài Loan có thể sớm nổ ra?”

Giới chính trị và kinh doanh Mỹ không còn chung suy nghĩ về Trung Quốc

Nguồn: Janan Ganesh, “America’s political and business elites no longer agree on China”, Financial Times, 19/10/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Tin tức kinh doanh đã trở thành cách thức để chúng ta đánh giá tình hình thời sự gần đây. Các nhà phân tích tại BlackRock, công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới, khuyên các nhà đầu tư nên tăng gấp ba mức đầu tư liên quan tới Trung Quốc. Goldman Sachs đã được cho phép có toàn quyền kiểm soát đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán của họ tại Trung Quốc. Còn Apple, ít nhất là cho tới lúc này, đang chặn một ứng dụng kinh Koran ở Trung Quốc, sau khi các quan chức nước này bày tỏ lo ngại.

“Ba điểm xếp thành một hàng”, đúng như quy tắc. Nhưng không chỉ có ba. Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Thượng Hải báo cáo rằng các thành viên của họ đang tự tin hơn bất kỳ lúc nào kể từ khi bắt đầu căng thẳng thương mại song phương. Cũng giống như Goldman, JPMorgan Chase cũng đã được cho phép sở hữu toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình ở Trung Quốc. Continue reading “Giới chính trị và kinh doanh Mỹ không còn chung suy nghĩ về Trung Quốc”

Tại sao chiến tranh Mỹ – Trung vẫn có thể xảy ra?

Nguồn: Joseph Nye, “The China Sleepwalking Syndrome”, Project Syndicate, 04/10/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Khi chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden thực hiện chiến lược cạnh tranh quyền lực với Trung Quốc, các nhà phân tích tìm các so sánh trong lịch sử để giải thích cho sự đối đầu ngày càng sâu sắc này. Nhưng trong khi nhiều người nhắc tới sự khởi đầu của Chiến tranh Lạnh, thì một so sánh lịch sử đáng lo ngại hơn là sự bắt đầu của Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Năm 1914, tất cả các cường quốc đều mong đợi một cuộc Chiến tranh Balkan lần thứ ba ngắn ngủi. Thay vào đó, như nhà sử học người Anh Christopher Clark đã chỉ ra, họ như bị mộng du bước vào một trận đại chiến kéo dài bốn năm, phá hủy bốn đế chế và giết chết hàng triệu người. Continue reading “Tại sao chiến tranh Mỹ – Trung vẫn có thể xảy ra?”

Cái chết kỳ lạ của nền dân chủ Mỹ

Nguồn: Martin Wolf, “The strange death of American democracy”, Financial Times, 29/9/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

“Chủ nghĩa ‘Caesar’ của Mỹ giờ đã trở thành nguy cơ hiện hữu”. Tôi đã viết dòng này vào tháng 3 năm 2016, thậm chí trước khi Donald Trump trở thành ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa. Hiện nay, việc biến chế độ dân chủ cộng hòa thành chế độ chuyên quyền đã tiến những bước xa. Đến năm 2024, xu hướng này có thể không thể đảo ngược. Nếu điều này thực sự xảy ra, nó sẽ thay đổi hầu hết mọi thứ trên thế giới. Continue reading “Cái chết kỳ lạ của nền dân chủ Mỹ”

Giải mã đơn xin gia nhập CPTPP của Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Analysis: China’s TPP bid follows carefully scripted 300-day plan”, Nikkei Asia, 23/09/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Vào tuần trước, việc Trung Quốc chính thức xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, trước đây gọi là TPP, đã khiến nhiều người bất ngờ, và được coi là một động thái đột ngột của chính quyền Chủ tịch Tập Cận Bình.

Nhưng các tài liệu xin gia nhập đã được đệ trình dựa trên một kế hoạch được lên kịch bản cẩn thận bắt đầu từ hơn 300 ngày trước.

Dù một số người đã gạt bỏ khả năng Trung Quốc được gia nhập sớm do có nhiều rào cản mà Bắc Kinh sẽ phải vượt qua để đáp ứng các tiêu chí của TPP, nhưng nếu Trung Quốc được tham gia, họ sẽ làm thay đổi động lực của hiệp định thương mại này. Continue reading “Giải mã đơn xin gia nhập CPTPP của Trung Quốc”

Tại sao sự sùng bái cá nhân Tập Cận Bình nguy hiểm cho Trung Quốc?

Nguồn: Gideon Rachman, “The Xi personality cult is a danger to China”, Financial Times, 13/09/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Các trẻ em Trung Quốc chỉ mới 10 tuổi sẽ sớm phải tiếp thu các bài học về tư tưởng Tập Cận Bình. Trước khi đến tuổi thiếu niên, học sinh sẽ phải học những câu chuyện về cuộc đời của nhà lãnh đạo Trung Quốc, và ghi nhớ rằng “Ông nội Tập Cận Bình đã luôn quan tâm đến chúng ta”.

Đây sẽ là một hồi chuông cảnh báo cho Trung Quốc hiện đại. Sự tôn kính mà nhà nước giúp xây dựng cho Tập gợi nhớ tới sự sùng bái cá nhân đối với Mao Trạch Đông, và đi cùng với đó là nạn đói và khủng bố do Mao gây ra trong Đại nhảy vọt và Cách mạng Văn hóa. Từ nước Nga của Stalin đến Romania của Ceausescu, Triều Tiên của Kim và Cuba của Castro, sự kết hợp giữa sùng bái cá nhân và sự cai trị của Đảng Cộng sản thường là công thức cho sự nghèo đói và tàn bạo. Continue reading “Tại sao sự sùng bái cá nhân Tập Cận Bình nguy hiểm cho Trung Quốc?”

Henry Kissinger lý giải thất bại của Mỹ ở Afghanistan

Nguồn:Henry Kissinger on why America failed in Afghanistan”, The Economist, 25/08/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Việc Taliban tiếp quản Afghanistan khiến người ta quan tâm trước mắt tới tình trạng của hàng chục nghìn người Mỹ, đồng minh và người Afghanistan bị mắc kẹt trên khắp đất nước này. Việc giải cứu họ nên là ưu tiên khẩn cấp của chúng ta. Tuy nhiên, mối quan tâm cơ bản hơn, là Mỹ đã đi đến việc rút quân như thế nào, trong một quyết định được đưa ra mà không đi kèm nhiều cảnh báo, hay có sự tham khảo ý kiến với các đồng minh, hoặc những người có liên quan trực tiếp nhất, trong 20 năm hy sinh đã qua. Và tại sao thách thức cơ bản ở Afghanistan lại được định hình và trình bày trước công chúng như là sự lựa chọn giữa kiểm soát hoàn toàn hay rút quân hoàn toàn khỏi Afghanistan. Continue reading “Henry Kissinger lý giải thất bại của Mỹ ở Afghanistan”

Hậu quả của việc Taliban lên nắm quyền ở Afghanistan

Nguồn: Gideon Rachman, “Afghanistan is now part of the post-American world”, Financial Times, 16/08/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Việc Kabul rơi vào tay Taliban – 20 năm sau khi lực lượng này bị đánh đuổi – sẽ chấm dứt ảnh hưởng của Mỹ ở Afghanistan, có thể trong nhiều thập niên. Theo nghĩa đó, sự kiện này có thể được so sánh với cuộc lật đổ quốc vương (Shah) của Iran năm 1979, sự thất thủ của Sài Gòn năm 1975, hay cuộc cách mạng Cuba năm 1959.

Với việc Mỹ không còn hiện diện, Taliban sẽ tìm cách xây dựng quan hệ với một loạt các chủ thể khác, bao gồm Trung Quốc, Pakistan và các quốc gia vùng Vịnh. Các nhà cầm quyền mới của Afghanistan dường như háo hức được quốc tế công nhận, cũng như mong đợi các quan hệ thương mại và viện trợ xuất phát từ đó. Mong muốn đó có thể khiến Taliban tiết chế các hành động cuồng tín của mình. Continue reading “Hậu quả của việc Taliban lên nắm quyền ở Afghanistan”

Chỉ số Big Mac: Tiền đồng được định giá thấp hơn 47% so với đô la Mỹ?

Nguồn: What the Big Mac index says about the dollar and the dong”, The Economist, 24/07/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Khi tạp chí The Economist giới thiệu chỉ số Big Mac của mình cách đây 35 năm, một chiếc bánh hamburger nổi tiếng của McDonald’s có giá chỉ 1,60 đô la ở Mỹ. Bây giờ nó có giá 5,65 đô la, theo giá trung bình ở bốn thành phố. Mức tăng giá này vượt xa so với lạm phát cùng kỳ.

Thật vậy, Mỹ, nơi khai sinh của Big Mac, là một trong những nơi đắt nhất để mua loại bánh này, theo so sánh của chúng tôi với hơn 70 quốc gia trên thế giới (xem biểu đồ). Ví dụ ở Việt Nam, chiếc bánh mì kẹp thịt này có giá 69.000 đồng. Mặc dù số tiền đó nghe có vẻ rất khủng khiếp, nhưng bạn có thể mua được rất nhiều tiền đồng bằng một đô la, và do đó, đồng đô la rất có giá trị ở Việt Nam. Bạn có thể mua 69.000 đồng chỉ với 3 đô la Mỹ trên thị trường ngoại hối. Và vì vậy, một chiếc Big Mac ở Việt Nam rẻ hơn 47% so với ở Mỹ. Continue reading “Chỉ số Big Mac: Tiền đồng được định giá thấp hơn 47% so với đô la Mỹ?”

Tại sao Tập Cận Bình âm thầm thăm Tây Tạng?

Nguồn: Why has China’s president, Xi Jinping, visited Tibet?”, The Economist, 23/07/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Lời giải thích rõ ràng nhất cho việc tại sao Tập Cận Bình trong tuần này lại chọn thăm Tây Tạng lần đầu tiên trên tư cách là chủ tịch Trung Quốc cũng có thể áp dụng cho chuyến thăm Tây Tạng 10 năm trước của ông, khi còn là phó chủ tịch nước. Cả hai chuyến thăm đều đánh dấu những lần kỷ niệm chẵn sự kiện mà Trung Quốc gọi là “giải phóng hòa bình Tây Tạng” vào năm 1951. Đó là năm ký kết “thỏa thuận 17 điểm”. Theo thỏa thuận này, một vị Đạt Lai Lạt Ma trẻ tuổi — lúc đó là nhà lãnh đạo chính trị cũng như tinh thần của Tây Tạng — đã nhượng chủ quyền đối với Tây Tạng cho Trung Quốc, đổi lấy lời hứa về quyền tự trị. Nhưng thỏa thuận này, vốn chưa bao giờ được Trung Quốc tôn trọng, và được đàm phán với vị Đạt Lai Lạt Ma, người mà Trung Quốc thường xuyên phỉ báng, không được đề cập tới trong hầu hết các bản tin chính thức của Trung Quốc về chuyến thăm Tây Tạng của ông Tập. Trung Quốc cũng không đề cập đến một hiệp ước tương tự, một tuyên bố chung về tương lai của Hồng Kông, mà họ đã ký với Anh vào năm 1984. Continue reading “Tại sao Tập Cận Bình âm thầm thăm Tây Tạng?”

Các nguyên tắc kinh tế đằng sau thành công và thất bại của ĐCSTQ

Nguồn: Nancy Qian, “The Economic Fundamentals of Chinese Communism’s Successes and Failures”, Project Syndicate, 05/07/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Từ thời kỳ Đại nhảy vọt cho đến những hạn chế về kế hoạch hóa gia đình, sự trỗi dậy của Trung Quốc đã bị ảnh hưởng bởi những thất bại chính sách nghiêm trọng. Việc liệu Đảng Cộng sản có thể tránh được những sai lầm tương tự trong tương lai hay không sẽ phụ thuộc vào việc Đảng thừa nhận sự khác biệt quan trọng giữa những biện pháp can thiệp như vậy và những biện pháp đã thúc đẩy thành công kinh tế của họ.

“Trong hơn một trăm năm qua, [Đảng Cộng sản Trung Quốc] đã đoàn kết và lãnh đạo nhân dân Trung Quốc viết nên chương hào hùng nhất trong lịch sử hàng thiên niên kỷ của dân tộc Trung Quốc,” Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố tại lễ kỷ niệm một trăm năm ngày thành lập Đảng, trong một bài phát biểu nhấn mạnh vai trò của Đảng trong việc thúc đẩy thành công của Trung Quốc, bao gồm cả sự trỗi dậy kinh tế của nước này. Tuy nhiên, hồ sơ kinh tế của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thực sự lẫn lộn, và ngay cả những người nhận ra điều này cũng thường bỏ qua thực tế rằng thành công và thất bại của ĐCSTQ đều xuất phát từ các nguyên tắc cơ bản về kinh tế. Continue reading “Các nguyên tắc kinh tế đằng sau thành công và thất bại của ĐCSTQ”