#41 – Chủ nghĩa hiện thực tân cổ điển và các lý thuyết về chính sách đối ngoại

Nguồn: Gideon Rose (1998). “Neoclassical Realism and Theories of Foreign Policy”,* World Politics, Vol. 51, No. 1 (Oct.), pp. 144-172.

Biên dịch: Nguyễn Thị Ngọc Ánh | Hiệu đính: Trương Minh Huy Vũ

Trong suốt hai thập niên, lý thuyết về quan hệ quốc tế chủ yếu bị chi phối bởi cuộc tranh cãi giữa các học giả theo chủ nghĩa hiện thực mới và các học giả theo các trường phái khác.[1] Nội dung của hầu hết các cuộc tranh cãi xoay quanh những câu hỏi về bản chất của hệ thống quốc tế và tác động của nó lên các vấn đề quốc tế như chiến tranh và hòa bình. Theo đó, các học giả tranh luận về việc một hệ thống đa cực hay một hệ thống hai cực sẽ tạo ra nhiều mâu thuẫn hơn hay các thể chế quốc tế có gia tăng khả năng hợp tác quốc tế hay không.Vì chủ nghĩa hiện thực mới (CNHTM) tìm cách giải thích những hệ quả mà sự tương tác giữa các quốc gia mang lại, nên nó là một học thuyết về chính trị thế giới. Continue reading “#41 – Chủ nghĩa hiện thực tân cổ điển và các lý thuyết về chính sách đối ngoại”

#29 – Công luận, cấu trúc quốc nội và chính sách đối ngoại trong các nền dân chủ tự do

8437680366_d53e10e748

Nguồn: Thomas Risse-Kappen (1991), “Public Opinion, Domestic Structure, and Foreign Policy in Liberal Democracies”, World Politics, Vol. 43, No. 4 (July), pp. 479-512.

Biên dịch: Vương Thảo Vy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giới thiệu

Tại sao các quốc gia có sức mạnh tương đương nhau lại thường phản ứng khác nhau đối với cùng một điều kiện hoặc ràng buộc trong môi trường quốc tế? Nỗ lực nhằm trả lời câu hỏi trên đã dẫn tới việc nghiên cứu các nguồn gốc trong nước của chính sách đối ngoại và chính trị quốc tế. Tuy nhiên, văn liệu hiện có ít khi đề cập đến một vấn đề: Ai là người chịu trách nhiệm cho quá trình hoạch định chính sách đối ngoại tại các quốc gia dân chủ tự do? Giới tinh hoa hay quần chúng? Ai gây ảnh hưởng lên ai? Dư luận và các tác nhân xã hội gây ra những ảnh hưởng như thế nào lên chính sách? Liệu thái độ của quần chúng đối với chính sách đối ngoại có bị thao túng bởi giới tinh hoa hay không? Cuối cùng là, nếu thái độ của quần chúng đi theo một kiểu mẫu chung thì điều gì giải thích cho sự khác nhau giữa những ảnh hưởng từ dư luận lên chính sách tại các quốc gia khác nhau? Continue reading “#29 – Công luận, cấu trúc quốc nội và chính sách đối ngoại trong các nền dân chủ tự do”