16/05/1968: Công nhân biểu tình, rối loạn xã hội lan rộng ở Pháp

Nguồn: Worker protests mount in France, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, tại Pháp, khủng hoảng tháng 5 đã leo thang khi các nhà máy và các ngành công nghiệp trên khắp đất nước quyết định tổng đình công, làm ngừng hoạt động phân phối báo chí, vận tải hàng không, và hai tuyến đường sắt lớn. Tính đến cuối tháng, đã có hàng triệu công nhân tham gia đình công, và nước Pháp dường như đang trên bờ vực của một cuộc cách mạng cánh tả cấp tiến. Đọc tiếp “16/05/1968: Công nhân biểu tình, rối loạn xã hội lan rộng ở Pháp”

Tại sao đại sứ Trung Quốc tại Pháp gây tranh cãi về các nước thuộc Liên Xô cũ?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “For wolf-warrior envoy in France, it’s mission accomplished,” Nikkei Asia, 27/04/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đại sứ Lô Sa Dã đã gửi tín hiệu đồng ý với Putin qua bình luận về chủ quyền của Liên Xô cũ.

Trong chuyến thăm Trung Quốc gần đây, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã gây tranh cãi trên trường quốc tế khi phát biểu rằng châu Âu nên tránh bị kéo vào cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ về vấn đề Đài Loan.

Chỉ hai tuần sau đó, Lô Sa Dã (Lu Shaye), Đại sứ Trung Quốc tại Pháp, đã gây ra một vụ náo động khác ở châu Âu khi ông đặt câu hỏi về chủ quyền của các quốc gia thuộc Liên Xô cũ. Đọc tiếp “Tại sao đại sứ Trung Quốc tại Pháp gây tranh cãi về các nước thuộc Liên Xô cũ?”

08/04/1904: Anh và Pháp ký Hiệp ước Thân mật

Nguồn: Britain and France sign Entente Cordiale, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1904, khi Thế chiến I chỉ còn 10 năm nữa là sẽ nổ ra ở châu Âu, Anh và Pháp đã ký một thỏa thuận, sau này được gọi là Hiệp ước Thân mật (Entente Cordiale), giải quyết các tranh chấp thuộc địa có từ lâu đời ở Bắc Phi và thiết lập một sự hiểu biết ngoại giao giữa hai nước. Đọc tiếp “08/04/1904: Anh và Pháp ký Hiệp ước Thân mật”

28/03/1814: Tang lễ người phát minh máy chém

Nguồn: Funeral held for the man behind the guillotine, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1814, tang lễ của Bác sĩ Joseph-Ignace Guillotin, cha đẻ của máy chém (guillotine) khét tiếng, đã diễn ra bên ngoài Paris, Pháp. Theo Guillotin, động cơ khiến ông phát minh ra cỗ máy là cực kỳ trong sáng và ông đã vô cùng đau khổ khi chứng kiến danh tiếng của mình bị hoen ố. Guillotin tạo ra cỗ máy cho người Pháp như một “cử chỉ nhân đạo” trong cuộc cải cách tư pháp hình sự diễn ra vào năm 1789. Cỗ máy nhằm thể hiện sự tiến bộ về tri thức và xã hội của Cách mạng Pháp; bằng cách xử tử quý tộc cũng như dân thường theo cùng một cách, theo đó đảm bảo sự bình đẳng lúc bị tử hình. Đọc tiếp “28/03/1814: Tang lễ người phát minh máy chém”

Điều gì khiến Nga mê hoặc Pháp?

Nguồn:What’s behind France’s fatal fascination with Russia”, The Economist, 16/02/2023.

Biên dịch: Phạm Tuấn Đạt

Lịch sử lâu dài giữa hai nước đã khiến Paris khó hoàn toàn tách khỏi Moscow

Nhà triết học người Pháp Voltaire bị quyến rũ bởi nước Nga đến mức ông viết những bức thư ca ngợi gửi cho nữ hoàng Ekaterina (Catherine) Đại đế. Trong những năm 60, 70 của thế kỉ 18, nhà tư tưởng thời Khai sáng và nữ hoàng Nga đã trao đổi 197 bức thư tay bằng tiếng Pháp, ngôn ngữ được ưa chuộng bởi tầng lớp quý tộc Nga lúc bấy giờ. Voltaire khen ngợi Ekaterina là “đức vương khai minh”, và nói rằng: “Nếu tôi trẻ hơn, tôi sẽ trở thành người Nga”. Vào năm 1773, nữ hoàng còn đón tiếp nhà bác học Denis Diderot tại cung điện St. Petersburg. Từ đó, trong trí tưởng tượng của người Pháp, Nga là điểm hẹn của nghệ thuật và văn chương, là nơi văn minh vượt lên trên hỗn mang. Đọc tiếp “Điều gì khiến Nga mê hoặc Pháp?”

Tại sao tuổi nghỉ hưu của Pháp lại thấp như vậy?

Nguồn: “Why is the French pension age so low?”, The Economist, 31/1/2023

Biên dịch: Phạm Quốc Hào

Tuổi nghỉ hưu ở Pháp là một phần của huyền thoại quốc gia

Người Pháp lại một lần nữa xuống đường để phản đối kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu tối thiểu—lần này là từ 62 lên 64 tuổi. Đề xuất này đã được thủ tướng Elisabeth Borne công bố vào ngày 10 tháng 1 và đang nỗ lực được nghị viện thông qua. Ở Pháp, đề xuất này không được lòng dân: 68% người dân phản đối cải cách. Nhưng so với những nơi khác ở châu Âu thì kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu trông khá khiêm tốn. Vì sao tuổi hưởng lương hưu của Pháp lại thấp như vậy? Đọc tiếp “Tại sao tuổi nghỉ hưu của Pháp lại thấp như vậy?”

09/02/1942: Tàu Normandie bị cháy

Nguồn: The Normandie catches fire, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, tàu viễn dương lớn nhất và sang trọng nhất trên biển lúc bấy giờ, Normandie của Pháp, đã bốc cháy khi đang trong quá trình được người Mỹ chuyển đổi vì mục đích quân sự.

Được đóng vào năm 1931, Normandie là con tàu đầu tiên được đóng theo các hướng dẫn được quy định trong Công ước về An toàn Sinh mạng trên Biển năm 1929. Nó cũng rất lớn, dài 314m, rộng 36m, và có lượng chiếm nước (displacement) là 85.000 tấn. Nó cung cấp cho hành khách bảy hạng ghế (gồm hạng “du lịch” mới, trước đó gọi là hạng “ba” hay hạng “ghế lái”) và có tổng cộng 1.975 chỗ. Đọc tiếp “09/02/1942: Tàu Normandie bị cháy”

Vai trò của Pháp trong Hiệp định Paris 1973

Tác giả: Thu Hằng p/v Pierre Journoud

Ngày 27/01/1973, cách đây đúng 50 năm, Hiệp định về Việt Nam được ký ở Paris sau gần 5 năm đàm phán, bắt đầu từ ngày 13/05/1968. Dân tộc Việt Nam đã khiến đế quốc Mỹ phải khuất phục, theo nhật báo Cộng sản của Pháp L’Humanité, trong số kỷ niệm 40 năm ngày ký Hiệp định Paris, nhưng thực tế, phải chờ hai năm sau, chiến tranh mới chính thức chấm dứt, do Washington tiếp tục hậu thuẫn, vũ trang cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Trong suốt thời gian đàm phán tại Paris, chính phủ Pháp đã đóng vai trò quan trọng, từ công tác hậu cần đến những ý tưởng được đưa vào Hiệp định Paris. Giáo sư lịch sử đương đại Pierre Journoud, Đại học Paul Valéry – Montpellier III phân tích vai trò của Pháp trong buổi phỏng vấn với RFI Tiếng Việt nhân 50 năm ký Hiệp định Paris. Đọc tiếp “Vai trò của Pháp trong Hiệp định Paris 1973”

Cơ hội lịch sử của Biden và Macron để củng cố quan hệ xuyên Đại Tây Dương

Nguồn: Marie Jourdain và Celia Belin, “Biden and Macron’s Historic Opportunity,” Foreign Affairs, 28/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Pháp và Mỹ có thể củng cố liên minh của họ như thế nào?

Khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Washington vào năm 2018, ông có mối quan hệ tương đối thân thiết với Tổng thống Mỹ Donald Trump, còn liên minh xuyên Đại Tây Dương đang trong tình trạng hỗn loạn. Là một người đấu tranh cho cả chủ nghĩa đa phương và chủ nghĩa thực dụng, Tổng thống Pháp lúc đó có sứ mệnh thuyết phục Trump tiếp tục tham gia thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 và duy trì sự hiện diện quân sự đáng kể của Mỹ ở đông bắc Syria – cả hai điều cuối cùng đều không trở thành hiện thực. Đọc tiếp “Cơ hội lịch sử của Biden và Macron để củng cố quan hệ xuyên Đại Tây Dương”

15/11/1917: Georges Clemenceau trở thành Thủ tướng Pháp

Nguồn: Georges Clemenceau named French prime minister, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, khi đất nước của ông vướng vào cuộc xung đột quốc tế gay gắt mà cuối cùng sẽ cướp đi sinh mạng của hơn 1 triệu thanh niên, Georges Clemenceau, 76 tuổi, lần thứ hai được bổ nhiệm làm Thủ tướng Pháp.

Clemenceau lần đầu tiên được bầu vào Quốc hội vào năm 1876, 5 năm sau khi người Pháp thất bại trong Chiến tranh Pháp-Phổ. Kể từ thời điểm đó, ông luôn tin rằng nước Đức mới thống nhất là một mối đe dọa, và một cuộc chiến khác là điều không thể tránh khỏi, bởi “người Đức tin rằng chiến thắng có nghĩa là thống trị.” Với nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ và dân số gia tăng đều đặn, Đức đã tạo ra lợi thế cho mình trong những thập niên tiếp theo, trong khi nền kinh tế Pháp không có nhiều tiến triển và tỷ lệ sinh vẫn giảm. Clemenceau, người từng giữ chức Thủ tướng từ năm 1906 đến năm 1909, vẫn kịch liệt chống Đức, ủng hộ chuẩn bị quân sự tốt hơn, cũng như liên minh chặt chẽ hơn với Anh và Nga. Đọc tiếp “15/11/1917: Georges Clemenceau trở thành Thủ tướng Pháp”

25/10/1415: Trận Agincourt trong Chiến tranh Trăm năm

Nguồn: Battle of Agincourt, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1415, trong Chiến tranh Trăm năm giữa Anh và Pháp, Henry V, vị vua trẻ tuổi của nước Anh, đã chỉ huy lực lượng của mình giành chiến thắng trong Trận Agincourt ở miền bắc nước Pháp.

Hai tháng trước, Henry đã vượt qua Eo biển Manche cùng 11.000 quân và bắt đầu vây hãm Harfleur ở Normandy. Sau năm tuần, thị trấn này đầu hàng, nhưng Henry đã mất một nửa số lính của mình vì bệnh tật và thương vong trong chiến đấu. Ông quyết định hành quân về phía đông bắc, đến Calais, nơi ông sẽ gặp hạm đội Anh và trở về quê nhà. Tuy nhiên, tại Agincourt, nhà vua đã bị cản đường bởi một đội quân Pháp khổng lồ gồm 20.000 người, đông hơn rất nhiều so với các cung thủ, hiệp sĩ, và binh lính người Anh đã kiệt sức. Đọc tiếp “25/10/1415: Trận Agincourt trong Chiến tranh Trăm năm”

23/08/1914: Trận Mons trong Thế chiến I

Nguồn: Battle of Mons, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, trong lần đối đầu đầu tiên trên đất châu Âu kể từ trận Waterloo năm 1815, bốn sư đoàn của Lực lượng Viễn chinh Anh (BEF), do Sir John French chỉ huy, đã chiến đấu với Tập đoàn quân số 1 của Đức ở Kênh Mons rộng 18m ở Bỉ, nằm gần biên giới Pháp.

Trận Mons là trận cuối cùng trong số bốn “Trận chiến Biên giới” diễn ra nhiều ngày ở Mặt trận phía Tây, giữa lực lượng Đồng minh và Đức, trong tháng đầu tiên của Thế chiến I. Ba trận đánh đầu tiên – tại Lorraine, Ardennes và Charleroi – có sự tham gia của quân Pháp dưới quyền chỉ huy của Tướng Joseph Joffre. Ban đầu, lực lượng BEF tại Pháp dự kiến sẽ hỗ trợ Tập đoàn quân số 5 của Pháp, do tướng Charles Lanrezac chỉ huy, trong nỗ lực phá vỡ phòng tuyến của quân Đức. Tuy nhiên, khởi đầu chậm trễ và quan hệ kém thân thiện giữa BEF và Lanrezac có nghĩa là Tập đoàn quân số 5 và BEF sẽ tham gia các trận đánh riêng biệt chống lại quân Đức đang tiến lên tại Charleroi và Mons. Đọc tiếp “23/08/1914: Trận Mons trong Thế chiến I”

Emmanuel Macron đối mặt thách thức khi để mất đa số tại Quốc hội

Nguồn: Ben Hall, “Emmanuel Macron crashes to earth after losing his hold on parliament,” Financial Times, 20/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chặng đường 5 năm sắp tới sẽ rất khác với Tổng thống Pháp, người được xác định sẽ là nhà lãnh đạo quyền lực nhất của EU.

Thần Juptier[1] đã mất đi tia sét của mình. Hôm Chủ nhật 19/06, các cử tri Pháp đã đưa Emmanuel Macron về lại mặt đất, chỉ hai tháng sau khi ông giành chiến thắng vang dội và tiếp tục nhiệm kỳ thứ hai với tư cách là Tổng thống Pháp.

Liên minh Ensemble (Cùng nhau) của Macron không chỉ để mất đa số tuyệt đối trong vòng bầu cử thứ hai của cuộc bầu cử cơ quan lập pháp, mà nhiều khả năng sẽ phải chật vật để thông qua các đạo luật trong bối cảnh những người có khả năng ủng hộ họ cao nhất lại là phe trung hữu yếu ớt và chia rẽ. Đọc tiếp “Emmanuel Macron đối mặt thách thức khi để mất đa số tại Quốc hội”

26/06/1917: Những người lính Mỹ đầu tiên đến Pháp

Nguồn: First U.S. troops arrive in France, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, trong Thế chiến I, 14.000 lính bộ binh Mỹ đầu tiên đã đến Pháp tại cảng Saint-Nazaire. Địa điểm đổ bộ đã được giữ bí mật, vì mối đe dọa từ tàu ngầm Đức, nhưng vào thời điểm lính Mỹ xếp hàng để thực hiện nghi lễ đầu tiên trên đất Pháp, một đám đông nhiệt tình đã tập trung để chào đón họ. Tuy nhiên, Doughboys (Mấy cậu trai bột mì) – tên gọi mà người Anh dành cho lính Mỹ còn non trẻ – là một lực lượng không được đào tạo, trang bị kém, và chưa sẵn sàng cho những khó khăn của chiến trường dọc theo Mặt trận phía Tây. Đọc tiếp “26/06/1917: Những người lính Mỹ đầu tiên đến Pháp”

25/06/1915: Đức thừa nhận sử dụng khí độc tại Ypres

Nguồn: Germans release statement on use of poison gas at Ypres, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, báo chí Đức đã đăng một tuyên bố chính thức từ bộ chỉ huy chiến tranh của đất nước, đề cập đến việc Đức sử dụng khí độc khi bắt đầu Trận Ypres II hai tháng trước đó.

Việc Đức xả hơn 150 tấn khí clo gây chết người nhắm vào hai sư đoàn thuộc địa của Pháp tại Ypres, Bỉ vào ngày 22/04/1915, đã gây sốc và kinh hoàng cho các đối thủ Đồng minh Hiệp ước của họ trong Thế chiến I, đồng thời gây ra làn sóng giận dữ phải đối những gì được coi là hành vi dã man không thể bào chữa, ngay cả trong bối cảnh chiến tranh. Đọc tiếp “25/06/1915: Đức thừa nhận sử dụng khí độc tại Ypres”

19/06/1867: Hoàng đế Mexico bị hành quyết

Nguồn: Emperor of Mexico executed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1867, Hoàng tử người Áo, Ferdinand Maximilian, người được Hoàng đế Pháp Napoléon III phong làm Hoàng đế Mexico vào năm 1864, đã bị xử tử theo lệnh của Benito Juarez, Tổng thống Cộng hòa Mexico.

Năm 1861, Benito Juarez – nhà tự do người Mexico – trở thành tổng thống của một đất nước đang điêu đứng về tài chính, và ông buộc phải tuyên bố vỡ nợ trước các chính phủ châu Âu. Đáp lại, Pháp, Anh, và Tây Ban Nha đã cử lực lượng hải quân tới Veracruz để yêu cầu bồi thường. Anh và Tây Ban Nha thương lượng với Mexico và rút lui, nhưng Pháp, dưới sự cai trị của Napoléon III, quyết định sử dụng cơ hội này để tạo ra một đế chế phụ thuộc trên lãnh thổ Mexico. Cuối năm 1861, một hạm đội Pháp được trang bị tốt đã tấn công Veracruz, đổ bộ một lực lượng lớn, khiến Tổng thống Juarez và chính phủ của ông phải rút lui. Đọc tiếp “19/06/1867: Hoàng đế Mexico bị hành quyết”

21/05/1911: Cuộc khủng hoảng Morocco lần thứ hai

Nguồn: French troops occupy Fez, sparking second Moroccan Crisis, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1911, sáu năm sau Khủng hoảng Morocco lần thứ nhất, trong đó sự xuất hiện bất ngờ của Hoàng đế Đức Wilhelm ở Morocco đã gây ra sự phẫn nộ quốc tế, đồng thời dẫn đến việc Anh và Pháp củng cố mối quan hệ chống lại Đức, quân đội Pháp đã chiếm thành phố Fez của Morocco, khiến người Đức nổi cơn thịnh nộ và khơi mào cho Khủng hoảng Morocco lần thứ hai.

Tháng 03/1911, chính quyền Pháp tuyên bố rằng các bộ lạc đã tổ chức một cuộc nổi dậy ở Morocco, gây nguy hiểm cho một trong những thủ phủ của đất nước, Fez. Quốc vương kêu gọi người Pháp giúp đỡ để khôi phục trật tự, và họ đã gửi quân đến Fez vào ngày 21/05. Đọc tiếp “21/05/1911: Cuộc khủng hoảng Morocco lần thứ hai”

10/05/1871: Hiệp ước Frankfurt am Main chấm dứt Chiến tranh Pháp-Phổ

Nguồn: Treaty of Frankfurt am Main ends Franco-Prussian War, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1871, Đệ nhị Đế chế Pháp dưới thời Louis Napoléon đã phải hứng chịu thất bại nhục nhã ê chề, khi Hiệp ước Frankfurt am Main được ký kết, kết thúc Chiến tranh Pháp-Phổ và đánh dấu sự xuất hiện của một nhà nước Đức mới thống nhất trên sân khấu chính trị quyền lực Châu Âu, vốn trước đó vẫn do hai đế quốc lớn là Anh và Pháp thống trị.

Căn nguyên của xung đột Pháp-Phổ là mong muốn của vị chính khách đầy tham vọng Otto von Bismarck nhằm thống nhất các thành bang Đức dưới sự kiểm soát của nước mạnh nhất trong số đó, chính là nước Phổ của ông. Sự kiện trực tiếp dẫn đến chiến tranh cũng là một nỗ lực do Bismarck dàn dựng nhằm đưa Hoàng tử Leopold, thuộc hoàng tộc Hohenzollern của Phổ, lên ngai vàng Tây Ban Nha, vốn đã bị bỏ trống sau cuộc cách mạng năm 1868. Đọc tiếp “10/05/1871: Hiệp ước Frankfurt am Main chấm dứt Chiến tranh Pháp-Phổ”

Cơ hội cho Macron định hình tương lai châu Âu

Nguồn: Gideon Rachman, “This is Macron’s chance to shape Europe’s future,” Financial Times, 26/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tổng thống Pháp đang ở vị trí tốt hơn bao giờ hết để thúc đẩy tham vọng EU của mình, nhưng những vụ tranh cãi nên được dừng lại.

Emmanuel Macron hiện là chính trị gia quyền lực nhất châu Âu. Tổng thống Pháp đã tái đắc cử nhiệm kỳ mới. Trong vòng 5 năm tới, ông sẽ sử dụng vị trí của mình để cố gắng biến đổi không chỉ nước Pháp – mà toàn châu Âu.

Nếu Macron thực sự thành công, nhiệm kỳ thứ hai và cũng là nhiệm kỳ cuối cùng của ông sẽ chứng kiến EU nổi lên như một nhân tố địa chính trị lớn, ngang hàng với Trung Quốc và Mỹ. Mục tiêu tạo ra một siêu cường châu Âu có vẻ xa vời, thậm chí là viển vông. Nhưng thời thế đang thuận lợi, trao cho Macron cơ hội tốt nhất từ trước đến nay để thúc đẩy tầm nhìn này. Đọc tiếp “Cơ hội cho Macron định hình tương lai châu Âu”

Thế giới cần lường trước nhiệm kỳ tổng thống của Le Pen

Nguồn: Gideon Rachman, “We need to think about a Le Pen presidency,” Financial Times, 11/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ứng viên cực hữu của Pháp vẫn có thể đánh bại Macron, theo đó đẩy NATO và EU rơi vào tình trạng hỗn loạn.

“Các chính sách mà tôi đại diện là các chính sách do Trump đại diện, do Putin đại diện.” Đó là lời phát biểu của Marine Le Pen vào năm 2017. Chỉ trong hai tuần nữa, bà có thể được bầu làm Tổng thống Pháp.

Le Pen, người đứng đầu phe cực hữu của Pháp, hiện đã vào đến vòng cuối cùng của cuộc bầu cử tổng thống, nơi bà sẽ đối đầu với Tổng thống Emmanuel Macron. Kết quả vòng bỏ phiếu đầu tiên cho thấy Le Pen kém Macron 5 điểm phần trăm. Việc 57% cử tri Pháp đã chọn các ứng viên cực tả hoặc cực hữu ngay trong vòng đầu tiên – trong khi các đảng trung dung truyền thống sụp đổ – có vẻ không tốt cho một tổng thống đương nhiệm theo đường lối trung dung, như Macron. Đọc tiếp “Thế giới cần lường trước nhiệm kỳ tổng thống của Le Pen”