Ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Âu và Bắc Việt thời kì hậu Stalin (P2)

Khrushchev,_Mao,_Ho_and_Soong_Ching-ling

Nguồn: Yinghong Cheng, “Beyond Moskva-Centric Interpretation: An Examination of the China Connection in Eastern Europe and North Vietnam during the Era of De-Stalinization”, Journal of World History, Vol. 15, No. 4, December 2004.

Biên dịch: Lê Quỳnh

Trường hợp Việt Nam

Ảnh hưởng của Trung Quốc ở Việt Nam cần được xem xét theo một ánh sáng hoàn toàn khác. Nếu ảnh hưởng Trung Quốc ở Đông Âu đến muộn (sau khi Stalin chết) và chỉ ở mức hạn chế so với ảnh hưởng của Liên Xô tại khu vực, thì mối quan hệ thân cận – được thúc đẩy nhờ liên hệ truyền thống và văn hoá giữa hai nước – giữa những người cộng sản Việt–Trung sâu sắc hơn và có từ thập niên 1920. Nhiều người cộng sản Việt Nam, gồm cả Hồ Chí Minh, từng tham gia phong trào cộng sản Trung Quốc và ẩn náu ở Trung Quốc trong thập niên 1930 và đầu 1940. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949 không chỉ đẩy mạnh hỗ trợ bằng hình thức cố vấn và vật chất cho cách mạng Việt Nam, mà còn cung cấp một mô hình cạnh tranh. Tháng Ba 1951, tại Đại hội Hai của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng của Mao được đặt chung với chủ nghĩa Marx–Lenin làm kim chỉ nam cho cương lĩnh mới của Đảng. Hình của Mao được treo ngang hàng với hình của Marx, Engels, Lenin và Stalin.[1]  Continue reading “Ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Âu và Bắc Việt thời kì hậu Stalin (P2)”

Ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Âu và Bắc Việt thời kì hậu Stalin (P1)

stalin_mao

Nguồn: Yinghong Cheng, “Beyond Moskva-Centric Interpretation: An Examination of the China Connection in Eastern Europe and North Vietnam during the Era of De-Stalinization”, Journal of World History, Vol. 15, No. 4, December 2004.

Biên dịch: Lê Quỳnh

Năm 1956 và 1957 đánh dấu cuộc khủng hoảng trầm trọng đầu tiên trong khối cộng sản toàn cầu thời Chiến tranh Lạnh với nhiều sự kiện quan trọng. Bài nói chuyện mật của Nikita Khrushchev tại Đại hội 20 của Đảng Cộng sản Liên Xô tháng Hai 1956 tiết lộ những tội ác của Stalin đã gây sốc cho thế giới cộng sản và châm ngòi cho giai đoạn hạ bệ Stalin, mà không lâu sau đó đã tạo nên những thách thức cho chính hệ thống cộng sản, qua những cuộc nổi loạn ở Ba Lan và Hungary tháng 10 và tháng 11 năm 1956. Tại các nơi khác ở Đông Âu, mặc dù nhìn chung không nổ ra các phản kháng chính trị quyết liệt, nhưng những tranh luận trong nội bộ Đảng và bất bình của trí thức diễn ra phổ biến, đi kèm là những cuộc biểu tình và bãi khoá lẻ tẻ của công nhân và sinh viên. Continue reading “Ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Âu và Bắc Việt thời kì hậu Stalin (P1)”