29/06/1966: Mỹ bắt đầu ném bom Hà Nội, Hải Phòng

cv64-a1e

Nguồn:Vietnam air war escalates,” History.com (truy cập ngày 28/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1966, trong cuộc Chiến tranh Việt Nam, lần đầu tiên Mỹ ném bom các trung tâm dân cư lớn của miền Bắc Việt Nam là Hà Nội và Hải Phòng, phá hủy các kho chứa dầu nằm gần hai thành phố. Quân đội Mỹ hi vọng rằng bằng cách ném bom Hà Nội, thủ đô của Việt Nam, và Hải Phòng, cảng lớn nhất miền Bắc, các lực lượng cộng sản sẽ bị tước đi các nguồn cung ứng quân sự cần thiết và kéo theo là cả khả năng tiếp tục cuộc chiến.

Năm 1961, Tổng thống Mỹ John F. Kennedy bắt đầu gửi một lượng lớn nhân viên quân sự tới Việt Nam để củng cố chế độ chuyên quyền kém hiệu quả ở miền Nam Việt Nam để chống lại các lực lượng cộng sản miền Bắc. Ba năm sau, sau khi chính phủ miền Nam Việt Nam sụp đổ, Tổng thống Lyndon B. Johnson ra lệnh rải bom hạn chế lên miền Bắc Việt Nam, và Quốc hội đã cho phép Mỹ sử dụng bộ binh để tham chiến. Continue reading “29/06/1966: Mỹ bắt đầu ném bom Hà Nội, Hải Phòng”

“Chính trị ký ức” và sóng ngầm quan hệ Đức – Israel

rubrik-politik-politics-israel-germany_440

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “The Limits of German Guilt,” Project Syndicate, 04/06/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Thúy Mai | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tháng 6 này là kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Đức và Israel. Mối quan hệ song phương vốn được thiết lập sau khi Đức Quốc xã hủy diệt người Do thái ở châu Âu nay đã phát triển đến một tầm vững chắc. Nhưng gần đây, những ký ức đang phai nhòa về vụ thảm sát Holocaust giữa những người Đức trẻ tuổi, cùng với vị thế quốc tế đang suy giảm của Israel, đang thách thức dòng quan điểm chính thức về mối quan hệ “đặc biệt” giữa hai nước.

David Ben-Gurion, cha đẻ của Israel và là nhà kiến tạo nên sự hòa giải giữa Israel với Đức, hoàn toàn là một người thực dụng. Ông biết rằng việc thiết lập mối quan hệ đối tác với Đức, bao gồm cả khoản tiền bồi thường giúp đẩy mạnh năng lực của Israel, sẽ rất có ích cho việc đảm bảo sự tồn vong của Israel. Continue reading ““Chính trị ký ức” và sóng ngầm quan hệ Đức – Israel”

Harry S. Truman – Tổng thống định hình Chiến tranh Lạnh

trumanpicB

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 27/6/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Harry S. Truman là tổng thống thứ 33 của nước Mỹ. Nhiệm kỳ của ông trải qua giai đoạn kết thúc Thế chiến thứ hai, gồm cả vụ ném bom nguyên tử ở Nhật Bản và những thách thức mới của cuộc Chiến tranh Lạnh.

Harry Truman sinh ngày 8 tháng 5 năm 1884 tại Lamar, Missouri. Sau khi rời trường học, ông làm các công việc văn phòng và cả việc đồng áng. Năm 1917, ông gia nhập Quân đội Hoa Kỳ và chiến đấu trong Thế chiến thứ nhất. Năm 1919 ông trở về quê nhà và kết hôn với Bess Wallace. Họ có với nhau một người con gái. Continue reading “Harry S. Truman – Tổng thống định hình Chiến tranh Lạnh”

Vấn đề đối ngoại trong bầu cử tổng thống Hoa Kỳ

election-20161

Nguồn: Richard N. Haass, “Foreign Policy and America’s Presidential Campaign,” Project Syndicate, 15/06/2015.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Không thể biết cử tri Mỹ sẽ chọn ai làm vị tổng thống tiếp theo của họ. Nhưng chắc chắn sự lựa chọn này sẽ mang lại những hệ quả sâu sắc, có thể tốt hơn hay tệ hơn, cho toàn bộ thế giới.

Hơn bất kỳ yếu tố nào khác, điều này phản ánh một thực tế về sức mạnh liên tục của Mỹ. Nó cũng cho thấy gần như chắc chắn rằng vị tổng thống tiếp theo sẽ được thừa hưởng một thế giới trong tình trạng hỗn loạn đáng kể. Những gì vị tổng thống mới chọn để làm, và cách thức mà ông/bà ta chọn để làm việc đó, sẽ có tác động lớn đối với người dân ở khắp mọi nơi. Continue reading “Vấn đề đối ngoại trong bầu cử tổng thống Hoa Kỳ”