28/07/1965: Tổng thống Johnson công bố tăng quân tới Việt Nam

Nguồn: President Johnson announces more troops to Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, Tổng thống Lyndon B. Johnson tuyên bố rằng ông đã ra lệnh tăng lực lượng quân sự của Mỹ tại Việt Nam, từ 75.000 người lên 125.000 người. Johnson cũng cho biết ông sẽ yêu cầu tăng thêm nếu cần thiết. Ông còn chỉ ra rằng để đáp ứng nhu cầu nhân lực quân sự ngày càng tăng, số lượng người được gọi nhập ngũ hàng tháng sẽ được nâng từ 17.000 lên 35.000 người. Đồng thời, Johnson tái khẳng định rằng Mỹ sẵn sàng thương lượng một giải pháp hòa bình cho cuộc chiến và kêu gọi Liên Hiệp Quốc và bất kỳ quốc gia thành viên nào giúp đỡ để đạt được mục tiêu này. Continue reading “28/07/1965: Tổng thống Johnson công bố tăng quân tới Việt Nam”

17/03/1973: Bức ảnh đoạt giải Pulitzer, Burst of Joy, được chụp

Nguồn: Pulitzer Prize-winning photo “Burst of Joy” is takenHistory.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, nhiếp ảnh gia Slava “Sal” Veder của Associated Press đã ghi lại một cảnh tượng đầy xúc động trên đường băng của Căn cứ Không quân Travis, California: một tù nhân chiến tranh Mỹ vừa được giải thoát đang chạy về phía gia đình mình. Niềm vui tột cùng trong khoảnh khắc đó đã được thể hiện qua hình ảnh cô con gái tuổi teen với nụ cười trên môi và đôi tay hân hoan dang rộng khi cha cô trở về từ Việt Nam. Bức ảnh chụp Trung tá Robert L. Stirm và gia đình ông, được đặt tên là “Burst of Joy” (Niềm vui vỡ oà), sau đó đã giành giải Pulitzer vào năm 1974. Continue reading “17/03/1973: Bức ảnh đoạt giải Pulitzer, Burst of Joy, được chụp”

04/02/1962: Trực thăng đầu tiên của Mỹ bị bắn rơi ở Việt Nam

Nguồn: First U.S. helicopter is shot down in Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, trực thăng đầu tiên của Mỹ đã bị bắn hạ ở Việt Nam. Nó là một trong 15 chiếc trực thăng chở binh sĩ Việt Nam Cộng hoà đến chiến trường gần làng Hồng Mỹ ở đồng bằng sông Cửu Long. Continue reading “04/02/1962: Trực thăng đầu tiên của Mỹ bị bắn rơi ở Việt Nam”

24/12/1964: Việt Cộng đánh bom Khách sạn Brinks

Nguồn: Viet Cong bomb Brinks Hotel, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, hai đặc vụ Việt Cộng cải trang thành lính Việt Nam Cộng hoà đã để lại một chiếc xe hơi chứa đầy chất nổ gần Khách sạn Brinks ở Sài Gòn, vốn là nơi cư trú của các sĩ quan Mỹ. Đã có hai người Mỹ thiệt mạng trong vụ nổ, trong khi 65 người Mỹ khác và người Việt Nam bị thương. Continue reading “24/12/1964: Việt Cộng đánh bom Khách sạn Brinks”

16/11/1961: Tổng thống Kennedy tăng viện trợ quân sự cho Sài Gòn

Nguồn: President Kennedy increases military aid to Saigon, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1961, Tổng thống John F. Kennedy quyết định tăng cường viện trợ quân sự cho Nam Việt Nam, nhưng sẽ không đưa quân đội Mỹ tham chiến. Continue reading “16/11/1961: Tổng thống Kennedy tăng viện trợ quân sự cho Sài Gòn”

05/09/1970: Mỹ phát động chiến dịch lớn cuối cùng trong Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: U.S. forces launch last major American operation of the war, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, Sư đoàn Dù 101, phối hợp với Sư đoàn 1 Lục quân Việt Nam Cộng hòa, đã phát động Chiến dịch Jefferson Glenn ở tỉnh Thừa Thiên, phía tây Huế. Chiến dịch kéo dài đến tháng 10/1971 và là một trong những hoạt động quân sự quy mô lớn cuối cùng có sự tham gia của lực lượng mặt đất của Mỹ. Continue reading “05/09/1970: Mỹ phát động chiến dịch lớn cuối cùng trong Chiến tranh Việt Nam”

29/08/1970: Người Mỹ gốc Mexico tuần hành phản đối Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Thousands of Mexican American antiwar activists march in Chicano Moratorium, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, hơn 20.000 người Mỹ gốc Mexico đã tuần hành qua Đông Los Angeles để phản đối Chiến tranh Việt Nam. Chicano Moratorium, tên gọi của cuộc biểu tình khổng lồ này, đã diễn ra trong hòa bình cho đến khi Sở Cảnh sát Los Angeles tiến vào Công viên Laguna, kích thích bạo lực khiến ba người thiệt mạng. Ngày nay, Chicano Moratorium được nhớ đến như kết thúc bi thảm của một giai đoạn hoạt động của người Mỹ gốc Mexico (Chicano), nhưng cũng là khoảnh khắc khơi dậy và truyền cảm hứng cho một thế hệ các nhà hoạt động mới. Continue reading “29/08/1970: Người Mỹ gốc Mexico tuần hành phản đối Chiến tranh Việt Nam”

24/08/1969: Một đơn vị Mỹ chống đối lệnh chỉ huy trong Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: U.S. unit refuses commander’s order, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, Đại đội A thuộc Tiểu đoàn 3, Lữ đoàn Bộ binh nhẹ 196 đã từ chối mệnh lệnh của chỉ huy, Trung úy Eugene Schurtz, Jr., yêu cầu họ tiếp tục di chuyển nhằm tiếp cận một chiếc trực thăng bị bắn rơi ở thung lũng Quế Sơn, cách Đà Nẵng gần 50km về phía nam. Continue reading “24/08/1969: Một đơn vị Mỹ chống đối lệnh chỉ huy trong Chiến tranh Việt Nam”

29/07/1967: Hoả hoạn trên tàu sân bay USS Forrestal

Nguồn: Rocket causes deadly fire on aircraft carrier, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, vụ hỏa hoạn trên USS Forrestal, một tàu sân bay của Hải quân Mỹ đang neo ngoài khơi bờ biển Việt Nam, đã giết chết 134 quân nhân. Vụ hỏa hoạn chết người này bắt đầu do một vụ phóng tên lửa vô tình.

Trong Chiến tranh Việt Nam, USS Forrestal thường neo ngoài khơi bờ biển miền Bắc Việt Nam, tiến hành các hoạt động tác chiến. Sáng ngày 29/7, con tàu đang chuẩn bị làm nhiệm vụ thì một tên lửa từ một trong những máy bay chiến đấu phản lực F-4 Phantom trên tàu đã vô tình được phóng đi. Tên lửa đã lao qua boong tàu và trúng vào một máy bay phản lực A-4 Skyhawk đang đậu. Chiếc Skyhawk, đang chờ cất cánh, được lái bởi John McCain, thượng nghị sĩ tương lai của Arizona. Continue reading “29/07/1967: Hoả hoạn trên tàu sân bay USS Forrestal”

30/04/1975: Sài Gòn thất thủ, Việt Nam Cộng hòa đầu hàng

Nguồn: Fall of Saigon: South Vietnam surrenders, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1975, Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh), thành trì cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa, đã rơi vào tay Quân đội Nhân dân Việt Nam và lực lượng Việt Cộng. Lực lượng miền Nam đã sụp đổ trước cuộc tiến công nhanh chóng của Bắc Việt. Đợt giao tranh gần nhất bắt đầu vào tháng 12/1974, khi quân Bắc Việt mở một cuộc tấn công lớn vào tỉnh Phước Long có hàng phòng thủ yếu, nằm ở phía bắc Sài Gòn dọc theo biên giới Campuchia, sau đó tràn qua tỉnh lỵ Phước Bình vào ngày 6/1/1975. Continue reading “30/04/1975: Sài Gòn thất thủ, Việt Nam Cộng hòa đầu hàng”

02/02/1968: Bức ảnh tướng Loan hành quyết Nguyễn Văn Lém được chụp

Nguồn: Viet Cong officer is shot in the head; iconic photo taken, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào mùa đông năm 1968, Sài Gòn là một nơi hỗn loạn và đẫm máu. Ngày 30/1, lực lượng Bắc Việt đột nhiên tấn công với quân số áp đảo vào các mục tiêu trên khắp miền Nam, khiến quân Việt Nam Cộng hòa và các đồng minh Mỹ của họ bất ngờ. Sự kiện này cũng trở thành bằng chứng chống lại lời trấn an của Tổng thống Lyndon Johnson dành cho người Mỹ rằng họ sắp chiến thắng. Trong lúc quân đội Việt Nam Cộng hòa quay cuồng cố gắng thiết lập lại trật tự ở thủ đô của họ, một nhiếp ảnh gia người Mỹ đã chụp được một bức ảnh mang tính biểu trưng cho sự tàn khốc của cuộc xung đột. Continue reading “02/02/1968: Bức ảnh tướng Loan hành quyết Nguyễn Văn Lém được chụp”

26/01/1970: Tù nhân Chiến tranh Việt Nam trải qua ngày thứ 2.000 bị giam cầm

 

Nguồn: POW spends 2,000th day in captivity, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, Trung úy Hải quân Mỹ Everett Alvarez Jr. đã trải qua ngày thứ 2.000 bị giam cầm ở Đông Nam Á. Alvarez bị bắt làm tù binh khi máy bay của ông bị bắn rơi vào ngày 5/8/1964 và đã trở thành một trong những tù nhân chiến tranh bị giam giữ lâu nhất trong lịch sử nước Mỹ. Ông bị bắn rơi ở Hòn Gai trong cuộc ném bom đầu tiên vào miền Bắc Việt Nam để trả đũa vụ tấn công gây tranh cãi nhằm vào các tàu khu trục của Mỹ ở Vịnh Bắc Bộ vào tháng 8/1964. Continue reading “26/01/1970: Tù nhân Chiến tranh Việt Nam trải qua ngày thứ 2.000 bị giam cầm”

26/11/1968: James P. Fleming giải cứu nhóm Lực lượng Đặc nhiệm

Nguồn: Air Force helicopter pilot rescues Special Forces team, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, khi trở về căn cứ từ một nhiệm vụ khác, Trung úy Không quân số 1 James P. Fleming và bốn phi công trực thăng Bell UH-1F khác đã nhận được một tin nhắn khẩn cấp từ một đội trực thuộc Lực lượng Đặc nhiệm của Quân đội Mỹ đang bị hỏa lực của đối phương chặn lại. Continue reading “26/11/1968: James P. Fleming giải cứu nhóm Lực lượng Đặc nhiệm”

03/11/1969: Tổng thống Nixon kêu gọi ủng hộ của “đa số im lặng”

Nguồn: President Nixon calls on the “silent majority”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, Tổng thống Richard Nixon đã xuất hiện trên truyền hình và đài phát thanh để kêu gọi đoàn kết dân tộc về vấn đề Chiến tranh Việt Nam và kêu gọi ủng hộ các chính sách của ông. Hành động này là một nỗ lực nhằm ngăn cản phong trào phản chiến mới được hồi sinh.

Tuyên bố rằng Mỹ sẽ “giữ vững cam kết của chúng ta ở Việt Nam,” Nixon nói rằng lực lượng Mỹ sẽ tiếp tục chiến đấu cho đến khi những người cộng sản đồng ý với một nền hòa bình công bằng và danh dự, hoặc cho đến khi Nam Việt Nam có thể tự vệ. Ông khẳng định đã rút 60.000 lính Mỹ và sẽ cắt giảm thêm khi tình hình cho phép. Continue reading “03/11/1969: Tổng thống Nixon kêu gọi ủng hộ của “đa số im lặng””

11/09/1965: Sư đoàn Kỵ binh số 1 đến Nam Việt Nam

Nguồn: 1st Cavalry Division arrives in South Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, Sư đoàn Kỵ binh số 1 (Sư đoàn Không Kỵ số 1) đã đến Qui Nhơn, thuộc Nam Việt Nam, theo đó nâng quân số của Mỹ tại đây lên hơn 125.000 người. Đơn vị có lịch sử lâu đời này là sư đoàn Quân đội Mỹ đầu tiên được triển khai toàn bộ đến Việt Nam. Sư đoàn bao gồm 9 tiểu đoàn bộ binh đổ bộ đường không, một phi đoàn trinh sát, và sáu tiểu đoàn pháo binh. Sư đoàn còn bao gồm cả Không đoàn 11, được tạo thành từ ba tiểu đoàn không quân với 11 trực thăng tấn công, trực thăng hỗ trợ tấn công, và trực thăng pháo kích. Continue reading “11/09/1965: Sư đoàn Kỵ binh số 1 đến Nam Việt Nam”

30/08/1969: Hồ Chí Minh trả lời thư của Nixon

Nguồn: Ho Chi Minh responds to Nixon letter, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, lá thư của Hồ Chí Minh hồi đáp thư ngày 15/07 của Tổng thống Richard Nixon đã được nhận tại Paris. Hồ Chí Minh cáo buộc Mỹ đang tiến hành một “cuộc chiến tranh xâm lược” chống lại nhân dân Việt Nam, “vi phạm các quyền dân tộc cơ bản của chúng tôi” và cảnh báo rằng “cuộc chiến càng kéo dài, sẽ chỉ càng gây ra nhiều tang thương và gánh nặng cho nhân dân Mỹ.” Continue reading “30/08/1969: Hồ Chí Minh trả lời thư của Nixon”

06/08/1969: Lính Mũ nồi Xanh của Mỹ bị buộc tội giết người

Nguồn: Green Berets are charged with murder, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, Quân đội Mỹ thông báo rằng Đại tá Robert B. Rheault, Chỉ huy Đội Đặc nhiệm số 5 tại Việt Nam, và bảy lính Mũ nồi Xanh (Green Berets) khác đã bị buộc tội giết người có chủ ý và âm mưu giết người trong vụ hành quyết (summary execution) một người Việt Nam, Thái Khắc Chuyên, người đã từng là thông dịch viên cho Biệt đội B-57. Continue reading “06/08/1969: Lính Mũ nồi Xanh của Mỹ bị buộc tội giết người”

12/07/1966: Mỹ kêu gọi Bắc Việt đối xử nhân đạo với tù binh chiến tranh

Nguồn: North Vietnam urged to treat U.S. POWs better, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1966, thay mặt cho các phi công Mỹ đang bị bắt giữ, Ủy ban Quốc gia về Chính sách Hạt nhân Ôn hòa (National Committee for a Sane Nuclear Policy, SANE) và nhà xã hội chủ nghĩa người Mỹ Norman Thomas đã gửi lời kêu gọi tới Chủ tịch Hồ Chí Minh của Bắc Việt. Khi ấy, số lượng người Mỹ bị bắt đang gia tăng sau quyết định tăng cường Chiến dịch Sấm Rền (Operation Rolling Thunder), chiến dịch ném bom của Mỹ nhằm vào miền Bắc Việt Nam. Ngày 15/07, 18 thượng nghị sĩ phản đối chính sách Việt Nam của Tổng thống Lyndon B. Johnson đã ký một tuyên bố kêu gọi miền Bắc Việt Nam “kiềm chế mọi hành động trả thù phi công Mỹ.” Continue reading “12/07/1966: Mỹ kêu gọi Bắc Việt đối xử nhân đạo với tù binh chiến tranh”

12/05/1961: Lyndon B. Johnson thăm Việt Nam Cộng hòa

Nguồn: Lyndon B. Johnson visits South Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1961, Phó Tổng thống Lyndon B. Johnson đã gặp Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm tại Sài Gòn, trong chuyến công du các nước châu Á. Gọi Diệm là “Churchill của châu Á”, Johnson đã khuyến khích tổng thống Nam Việt Nam tự coi mình là nhân vật không thể thiếu đối với Mỹ, và hứa sẽ viện trợ quân sự bổ sung để hỗ trợ chính phủ của ông chống lại lực lượng cộng sản. Continue reading “12/05/1961: Lyndon B. Johnson thăm Việt Nam Cộng hòa”

Đại sứ Graham Martin, Tổng thống Thiệu và ngày ‘Sài Gòn sụp đổ’

Tác giả: Tina Hà Giang p/v Frank Snepp

Trong các phần phỏng vấn trước, Frank Snepp nói về hành động của Tổng thống Richard Nixon và cố vấn an ninh Henry Kissinger sẵn sàng bỏ rơi VNCH.

Nhưng diễn biến tình hình ở VNCH sau Hòa đàm Paris 1973 còn có một nhân vật khác, cựu phân tích gia chiến lược của CIA ở VNCH nói.

Trả lời BBC hồi cuối tháng 10/2021 ở Nam California, ông Frank Snepp, 78 tuổi, giải thích đây là câu chuyện phức tạp và nói về vai trò của đại sứ Graham Martin. Continue reading “Đại sứ Graham Martin, Tổng thống Thiệu và ngày ‘Sài Gòn sụp đổ’”