24/12/1851: Hỏa hoạn tàn phá Thư viện Quốc hội Mỹ

Nguồn: Fire ravages Library of Congress, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1851, một trận hỏa hoạn kinh hoàng tại Thư viện Quốc hội Mỹ ở Washington, D.C., đã phá hủy khoảng 2/3 trong số 55.000 cuốn sách tại thư viện, bao gồm phần lớn thư viện cá nhân của Thomas Jefferson, vốn đã được bán lại cho Thư viện Quốc hội vào năm 1815.

Thư viện Quốc hội Mỹ được thành lập vào năm 1800, khi Tổng thống John Adams phê chuẩn đạo luật phân bổ 5.000 đô la để mua “những cuốn sách có thể cần thiết cho việc sử dụng của Quốc hội.” Những cuốn sách đầu tiên, được đặt hàng từ London, đã được chuyển đến vào năm 1801 và được cất giữ tại Điện Capitol, “ngôi nhà” đầu tiên của Thư viện Quốc hội. Danh mục sách đầu tiên của thư viện, được lập vào tháng 4/1802, bao gồm 964 cuốn sách và 9 bản đồ. Mười hai năm sau, quân đội Anh xâm chiếm thành phố Washington và phóng hỏa Điện Capitol, trong đó có Thư viện Quốc hội với 3.000 cuốn sách. Continue reading “24/12/1851: Hỏa hoạn tàn phá Thư viện Quốc hội Mỹ”

14/11/1851: Herman Melville xuất bản Moby-Dick

Nguồn: Herman Melville Publishes Moby-Dick, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1851, Moby-Dick, hiện được coi là tác phẩm kinh điển vĩ đại của văn học Mỹ, tiểu thuyết với một trong những câu mở đầu nổi tiếng nhất: “Call me Ishmael” (Gọi tôi là Ishmael.) Dù vậy, trong lần xuất bản đầu tiên, cuốn sách về thuyền trưởng Ahab và nhiệm vụ bắt một con cá voi trắng khổng lồ, đã bị xem là thất bại.

Herman Melville sinh ra tại thành phố New York vào năm 1819. Khi còn trẻ, ông đã phục vụ trong thủy quân lục chiến thương mại (US Merchant Marine – lực lượng vận tải biển dân sự trong thời bình nhưng có thể hỗ trợ Hải quân trong thời chiến), Hải quân Hoa Kỳ và trên một con tàu săn cá voi ở Biển Nam. Năm 1846, ông xuất bản tiểu thuyết đầu tay, Typee, cuộc phiêu lưu lãng mạn dựa trên những trải nghiệm của ông ở Polynesia. Cuốn sách là một thành công và phần tiếp theo, Omoo, được xuất bản vào năm 1847. Continue reading “14/11/1851: Herman Melville xuất bản Moby-Dick”

11/09/1851: Bạo động Christiana

Nguồn: The Christiana Riot, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1851, tại Christiana, bang Pennsylvania, một nhóm người Mỹ gốc Phi và nhiều người da trắng ủng hộ chế độ bãi nô đã xảy ra đụng độ với một toán cảnh sát Maryland – những người cố gắng bắt giữ bốn nô lệ chạy trốn đang ẩn náu trong thị trấn. Bạo lực xảy ra một năm sau khi Đạo luật Nô lệ Bỏ trốn Thứ hai (Second Fugitive Slave Law) được Quốc Hội thông qua, theo đó yêu cầu tất cả nô lệ trốn thoát phải được hoàn trả cho chủ nhân của họ ở miền Nam. Một thành viên của nhóm cảnh sát, Edward Georsuch, đã thiệt mạng, còn hai người khác thì bị thương trong cuộc bạo động. Sau sự cố còn được gọi là Bạo động Christiana (Christiana Riot) này, 37 người Mỹ gốc Phi và một người da trắng đã bị bắt và bị buộc tội phản quốc theo các điều khoản của Đạo luật Nô lệ Bỏ trốn. Hầu hết trong số họ đã được tha bổng. Continue reading “11/09/1851: Bạo động Christiana”