Đằng sau tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (P2)

tuyen ngon doc lap

Nguồn: David G. Marr, “Hồ Chí Minh’s Independence Declaration”, Essays into Vietnamese Pasts,  K. W. Taylor & John K. Whitmore chủ biên (New York: Cornell University Southeast Asia Program, 1995), trang 221-231.

Biên dịch: Duy Đoàn | Hiệu đính: Nguyễn Tiến Văn

Bài liên quan: Đằng sau tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (P1)

Chính bản Tuyên ngôn, chỉ dài 760 chữ, được thiết kế để thể hiện lập trường chung của chính quyền gửi tới người dân trong nước lẫn quốc tế.[1] Do muốn liên kết hiện tại của Việt Nam với những truyền thống cách mạng thế giới trong quá khứ, và để thể hiện sự tôn trọng ngoại giao với Washington và Paris, Hồ Chí Minh mở đầu bằng câu trích dẫn từ Tuyên ngôn Độc lập Mỹ 1776, như đã đề cập trước đó, và tiếp theo là đoạn văn trích từ Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền Pháp 1791. Những lí tưởng về cuộc sống, tự do, hạnh phúc, và bình đẳng khi đó được so sánh với các hành vi trong hơn 80 năm cai trị của thực dân Pháp – ông Hồ đặc biệt đề cập đến chuyện Việt Nam bị phân chia thành ba hệ thống hành chính, việc giết hại hay cầm tù những người yêu nước, bán thuốc phiện và rượu để “làm cho nòi giống ta suy nhược”, cưỡng đoạt đất đai và các nguyên liệu thô, và đặt ra “hàng trăm thứ thuế vô lí”. Những lời lẽ này gợi nhớ tới bản thỉnh nguyện ở Versailles năm 1919, cũng như bài luận Le procès de la colonisation française (Bản án chế độ thực dân Pháp) của ông Hồ năm 1925, những văn bản mà một số rất ít người có thể đã biết tới. Continue reading “Đằng sau tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (P2)”

Đằng sau tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (P1)

t5bac1

Nguồn: David G. Marr, “Hồ Chí Minh’s Independence Declaration”, Essays into Vietnamese Pasts,  K. W. Taylor & John K. Whitmore chủ biên (New York: Cornell University Southeast Asia Program, 1995), trang 221-231.

Biên dịch: Duy Đoàn | Hiệu đính: Nguyễn Tiến Văn

Nói về mặt chính trị, Tuyên ngôn Độc lập do Hồ Chí Minh đọc trước đám đông ở Hà Nội vào ngày 2/9/1945 là một trong những văn bản quan trọng nhất trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Đối với nhiều người thì nó biểu trưng cho hồi cáo chung của sự cai trị ngoại quốc, mặc dù chuyện này còn cần đến chín năm thử thách bằng máu lửa. Chắc chắn nó đánh dấu việc thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (VNDCCH), tiền thân của hệ thống nhà nước ngày nay, mặc dù ông Hồ đã cẩn trọng gọi tên chính quyền của mình là lâm thời, đợi tổng tuyển cử cả nước và ban hành hiến pháp. Continue reading “Đằng sau tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (P1)”

Việt Nam 1945: Khoảnh khắc không gì là không thể

Hanoi,_The_uprising_on_August_19,_1945

Nguồn: David G. Marr, “A moment when everything seemed possible”, Inside Story, 10/10/2013.

Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Vai trò của các đảng phái chính trị trong nhà nước Việt Nam DCCH

David G. Marr mô tả sự ra đời tác phẩm mới của mình, một cái nhìn chi tiết về bước ngoặt trong lịch sử hiện đại của Việt Nam.

Tôi bắt đầu tiếp xúc với Việt Nam vào những năm 1960, tự hỏi vì sao có quá nhiều người kể về nơi họ đã ở và những việc họ làm trong giai đoạn 1945-46 với một vẻ hào hứng đến vậy. Nhưng những tài liệu của Việt Nam về thời kỳ này quả thật rất khó tìm kiếm. Những thư viện hay tiệm sách ở Sài Gòn hầu như chẳng có gì. Tôi tìm được một hiệu sách thiên tả tại Hồng Kông có bán những ấn phẩm xuất bản định kì từ Hà Nội, đáng chú ý là Tạp chí Nghiên cứu lịch sử. Năm 1964, một ngày nọ, hai đặc vụ FBI tới ký túc xá sinh viên sau đại học trường Berkeley của chúng tôi và hỏi lý do tôi đặt nhận những ấn phẩm tuyên truyền của kẻ thù qua đường bưu điện. Continue reading “Việt Nam 1945: Khoảnh khắc không gì là không thể”

#145 – Vai trò của các đảng phái chính trị trong nhà nước Việt Nam DCCH

Nguồn: David G. Marr, Vietnam: State, War, and Revolution (1945–1946), (California: University of California Press, 2013), pp. 10285-10901 (Kindle edition).

Biên dịch: Phạm Tú Uyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ba ngày sau khi tuyên bố độc lập ngày 2/9/1945, Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (Việt Nam DCCH) ra lệnh giải thể Đại Việt Quốc Xã hội Đảng và Đại Việt Quốc dân Đảng với cáo buộc hai đảng này âm mưu tiến hành các hoạt động làm hại nền độc lập. Đại Việt Quốc Xã hội Đảng bị buộc tội tiếp tay cho nước ngoài gây nguy hại cho nền độc lập, còn Đại Việt Quốc dân Đảng được cho rằng đang mưu đồ phá hoại nền kinh tế cũng như nền độc lập dân tộc. Bất cứ thành viên nào của hai đảng này vẫn tiếp tục hoạt động sẽ bị “xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật”. Một tuần sau thêm hai tổ chức thanh niên của miền Bắc cũng bị xử lý tương tự. Báo chí nhanh chóng xác định bốn tổ chức này là “thân Nhật” và không giải thích vì sao lại chỉ là bốn tổ chức này trong số rất nhiều các tổ chức khác thể hiện thái độ thân Nhật trong những tháng trước đó. Continue reading “#145 – Vai trò của các đảng phái chính trị trong nhà nước Việt Nam DCCH”