Xã hội nước ta dưới thời vua Lê Đại Hành

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên hiệu: Thiên Phúc: 980-988; Hưng Thống: 989-993; Ứng Thiên 994-1005

Lãnh thổ nước Đại Cồ Việt thời Vua Lê Đại Hành về phía bắc rộng hơn thời nhà Lý; do bởi dưới thời Vua Lý Nhân Tông, hai Tù trưởng Nùng Tôn Đán, Nùng Trí Hội tại biên giới qui phụ nhà Tống, nạp cho Tống hai động Vật Dương, Vật Ác, nay thuộc Tĩnh Tây, tỉnh Quảng Tây . Bộ sử Tục Tư Trị Trường Biên của Lý Đào đời Tống chép như sau: Continue reading “Xã hội nước ta dưới thời vua Lê Đại Hành”

Bang giao Việt – Trung thời Vua Lê Đại Hành

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Sau cuộc chiến tranh Việt – Trung năm 981, vua Tống Thái Tông chủ trương thôi đánh nước Đại Cồ Việt, ý định của nhà vua được tiết lộ với quần thần qua văn bản trả lời sớ can gián của viên Chuyển vận sứ Điền Tích vào tháng 9 năm Thái Bình Thiên Quốc thứ 6 [981]. Tuy nhiên đối với nước Việt, Vua Tống vẫn tiếp tục đe dọa, bằng cách sai viên Chuyển vận sứ Lãnh Nam [Quảng Đông, Quảng Tây] Hứa Trọng Tuyên điều động quân tại biên giới và dọa sẽ sang đánh. Phía Đại Cồ Việt cũng tỏ ra hòa hoàn, Vua Lê Đại Hành dùng tên Vua cũ Đinh Toàn dâng biểu tạ tội và triều cống: Continue reading “Bang giao Việt – Trung thời Vua Lê Đại Hành”

Lê Đại Hành dẹp loạn, phạt Tống, bình Chiêm

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Vua Lê Đại Hành họ Lê tên Hoàn, người đất Ái Châu [Thanh Hóa],[1] làm quan nhà Đinh đến chức Thập đạo tướng quân; khi quân Tống xâm lược nước ta, đem quân ra chống cự thắng lợi, rồi thay nhà Đinh làm vua; ở ngôi 24 năm, thọ 65 tuổi [941 – 1005]. Vua trừ nội loạn lên ngôi, đuổi giặc ngoại xâm yên dân, trong nước thanh bình.

Trước kia cha vua là Mịch, mẹ là Đặng thị khi mới có thai chiêm bao thấy trong bụng nở hoa sen, chỉ chốc lát đã kết hạt, bèn lấy hạt chia cho mọi người, còn mình thì không ăn, tỉnh dậy không hiểu nguyên do thế nào; đến ngày 15 tháng 7 năm Tân Sửu [941], sinh ra vua. Bà mẹ thấy con tướng mạo khác thường, lại nhân giấc mộng suy ra, bảo với mọi người rằng: Continue reading “Lê Đại Hành dẹp loạn, phạt Tống, bình Chiêm”