Mạc Đăng Doanh lên ngôi, nhà Minh tính đường thảo phạt An Nam

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Tháng Chạp năm Kỷ Sửu [31/12/1529-28/1/1530], Mạc Đăng Dung truyền ngôi cho con trưởng là Mạc Đăng Doanh, lên làm Thái thượng hoàng. Đăng Doanh lấy năm sau [1530] là niên hiệu Đại Chính thứ nhất.

Tháng Giêng năm Đại Chính thứ nhất [29/1-27/2/1530], tức Minh Gia Tĩnh năm thứ 9, Lê Ý, người Thanh Hoá, là cháu ngoại họ Lê, con trai Công chúa An Thái, căm giận họ Mạc cướp ngôi, nổi dậy ở Da Châu [châu Quan Hoá, tỉnh Thanh Hóa], lại xưng niên hiệu Quang Thiệu giống như niên hiệu Vua Chiêu Tông trước kia. Nhiều người theo, trong khoảng mươi hôm, các quận huyện hưởng ứng, số quân có đến vài vạn người. Bèn cùng với bọn bộ tướng Lê Như Bích, Lê Bá Tạo, Hà Công Liêu, Lê Tông Xá, Nguyễn Cảo dàn bày doanh trận, đặt cơ đội, bộ ngũ, nổi súng lệnh, kéo cờ hiệu, đóng quân ở sông Mã. Continue reading “Mạc Đăng Doanh lên ngôi, nhà Minh tính đường thảo phạt An Nam”

Mạc Đăng Dung truyền ngôi cho Mạc Đăng Doanh

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Mạc Đăng Dung quê tại làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương [Hải Phòng]. Cụ tổ bảy đời là Mạc Đĩnh Chi, ở làng Đông Cao, huyện Bình Hà, tức làng Long Động, huyện Chí Linh, Hải Dương bây giờ; đậu Trạng nguyên khoa Giáp Thìn (1304) thời Vua Trần Anh Tông, làm quan đến chức Nhập nội hành khiển Thượng thư môn hạ Tả bộc xạ, kiêm Trung thư lệnh, tri quân dân trọng sự. Rất thanh liêm thận trọng, tiếng tăm lừng lẫy cả nước ta và Trung Quốc. Continue reading “Mạc Đăng Dung truyền ngôi cho Mạc Đăng Doanh”

Mạc Đăng Dung tiếm ngôi nhà Lê, tự xưng hoàng đế

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Cung Hoàng đế tên huý là Xuân, cháu bốn đời của Vua Thánh Tông, cháu nội Kiến Vương Tân, con thứ Cẩm Giang Vương Sùng, là em cùng mẹ với Vua Chiêu Tông. Vua sinh ngày 26 tháng 7 năm Đoan Khánh thứ 3 [2/9/1507]; ở ngôi 5 năm. Vào ngày 15 tháng 6 năm Thống Nguyên thứ 6 [12/7/1527], Mạc Đăng Dung bắt phải nhường ngôi, sau đó mấy tháng bị Đăng Dung giết, chôn ở lăng Hoa Dương.

Khởi đầu sự nghiệp, trong chiếu lên ngôi lấy cớ anh ruột là Vua Chiêu Tông bị kẻ gian bắt hiếp đưa ra ngoài, bèn lên ngôi vua, niên hiệu Thống Nguyên. Continue reading “Mạc Đăng Dung tiếm ngôi nhà Lê, tự xưng hoàng đế”

Lê Chiêu Tông lên ngôi, Mạc Đăng Dung thâu tóm quyền lực

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Trịnh Duy Sản sau khi giết Vua Lê Tương Dực liền bàn mưu với các tông thất và đại thần, định lập Quang Trị, con của Mục Ý Vương; Mục Ý Vương là em của Cẩm Giang Vương Sùng. Nhưng Vũ Tá hầu Phùng Mại không nghe, bàn lập con trưởng của Cẩm Giang Vương Sùng, là Y. Tường quận công Phùng Dĩnh sai lực sĩ giết Mại ở Nghị sự đường trong cung cấm, rồi lập Quang Trị khi ấy mới 8 tuổi. Mới được 3 ngày, chưa kịp đổi niên hiệu, thì Trịnh Duy Đại, anh Duy Sản, đem Quang Trị về Tây Đô, Thanh Hóa. Continue reading “Lê Chiêu Tông lên ngôi, Mạc Đăng Dung thâu tóm quyền lực”

Trịnh Duy Sản giết Vua Lê Tương Dực

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Vua Lê Tương Dực tên húy là Oánh, còn gọi là Dinh, là cháu của Thánh Tông, con thứ hai của Kiến Vương Tân, ở ngôi 8 năm, thọ 24 tuổi, bị quyền thần Trịnh Duy Sản giết, táng ở Nguyên Lăng. Vua buổi đầu lên ngôi, ban hành giáo hóa, thận trọng hình phạt, cũng đáng coi là có công nghiệp. Song chơi bời vô độ, xây dựng liên miên, dân nghèo thất nghiệp, trộm cướp nổi lên, dẫn đến nguy vong. Mẹ vua là Huy Từ Kiến Hoàng thái hậu Trịnh thị, tên húy là Tuyên, người làng Thủy Chú, huyện Lôi Dương [Thanh Hóa], con gái thứ tư của Đô đốc thiêm sự kiêm Tả công chính Trịnh Trọng Phong, sinh vua vào năm ngày 25 tháng 6 năm Hồng Đức thứ 26 [16/7/1495]. Continue reading “Trịnh Duy Sản giết Vua Lê Tương Dực”

Đại Việt rối ren dưới thời ‘Quỷ vương’ Lê Uy Mục

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Ngày 18 tháng Chạp năm Thái Trinh thứ nhất [22/1/1505], Trung quân đô đốc phủ tả đô đốc Bình Sơn hầu Lê Quảng Độ, Tông nhân lệnh Tự ân sứ Lê Năng Nhượng cùng các Công, Hầu, Bá, Phò mã, Đô uý, các quan năm phủ, sáu bộ, Ngự sử đài, Đông các, Hàn lâm, Lục tự, Lục khoa, Đề hình các quan 13 đạo, đến điện Hương Minh đón con thứ hai của Hiến Tông là Tuấn lên ngôi Hoàng đế. Đại xá, đổi niên hiệu lấy năm sau là năm Đoan Khánh thứ nhất. Continue reading “Đại Việt rối ren dưới thời ‘Quỷ vương’ Lê Uy Mục”

Vua Lê Hiến Tông và Lê Túc Tông liên tiếp băng hà

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Ngày 25 tháng Giêng năm Cảnh Thống thứ 3 [24/2/1500], tức Minh Hoằng Trị năm thứ 13, Vua sai 2 sứ bộ sang nhà Minh: Hình bộ tả thị lang Nguyễn Duy Trinh, Lễ khoa đô cấp sự trung Lê Lan Hinh, Thượng bảo thiếu khanh Nguyễn Nho Tông tạ ơn phúng tế Vua cha Thánh Tông; Đông các học sĩ Lưu Hưng Hiếu, Hàn lâm viện thị thư kiêm Tú lâm cục tư huấn Đỗ Nhân, Thông sự ty thừa Bùi Đoan Giáo tạ ơn việc sách phong và xin ban mũ áo cho Vua. Năm sau các sứ bộ đến Bắc Kinh, được ban yến, tặng các loại lụa; và tặng cho Vua Hiến Tông một bộ lễ phục, một bộ thường phục, 1 bộ dây đai vàng và tê giác. Sau khi nhận y phục, Sứ thần Đông các học sĩ Lưu Hưng Hiếu nhận thấy rằng y phục tặng cho Vua không đúng theo phục sức của tước Vương, nên đưa lời khiếu nại; triều đình nhà Minh với lập luận kỳ thị, bảo rằng Vương An Nam còn có bổn phận làm thần dân của Thiên tử, nên chỉ ban y phục thần dân mà thôi: Continue reading “Vua Lê Hiến Tông và Lê Túc Tông liên tiếp băng hà”

Vua Lê Hiến Tông lên ngôi

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Vua Hiến Tông tên húy là Tranh, là con trưởng của Thánh Tông, ở ngôi 7 năm, thọ 44 tuổi, lúc mất táng ở Dụ Lăng. Vua thiên tư anh minh thông tuệ, giữ vận nước thái bình, nhưng ở ngôi không lâu, thật đáng tiếc! Mẹ ngài là Trường Lạc hoàng thái hậu họ Nguyễn, tên húy là Hằng, người ở trang Gia Miêu Ngoại, huyện Tống Sơn, Thanh Hóa, là con gái thứ hai của Thái uý Trinh quốc công Nguyễn Đức Trung.

Vua sinh ra dáng vẻ khôi ngô, mũi cao, thần thái trang nghiêm, tươi đẹp khác thường, Thánh Tông yêu quý lắm. Năm Quang Thuận thứ 3 [31/3-29/4/1462], tháng 3, sách lập làm Hoàng thái tử. Ngày 30 tháng Giêng năm Hồng Đức thứ 28 [3/3/1497], Vua Thánh Tông băng, ngày mồng 6 tháng 2 [9/3/1497] nhà Vua lên ngôi, năm sau đổi sang niên hiệu Cảnh Thống. Continue reading “Vua Lê Hiến Tông lên ngôi”

Những năm tháng cuối đời Vua Lê Thánh Tông

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Tháng 4 năm Hồng Đức thứ 23 [27/4-25/5/1492] (Minh Hoằng Trị năm thứ 5), sai các quan đến 13 ty thừa tuyên để thẩm tra việc hình ngục:

Lúc ấy, việc ngục tụng phần nhiều đình trệ, nhà vua hạ lệnh cho các quan trong Hàn lâm viện, Lục khoa và Ngự sử đài chia nhau đi 13 xứ thẩm xét phán đoán những hình ngục còn đọng lại.” Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 13, trang 67b.

Nhân Vua Hiếu Tông nhà Minh sách phong Hoàng thái tử, bèn sai sứ mang sắc đến báo tin cho các nước Triều Tiên và An Nam. Đến cuối năm, sứ bộ đến nước ta; tuy nhiên trong văn bản Minh Thực Lục ghi tên Chánh sứ là Lang trung bộ Hình Thẩm Tường, riêng Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi Lang trung bộ Hình Thẩm Phụng; như vậy không rõ ý muốn đổi tên, hay là chép sai: Continue reading “Những năm tháng cuối đời Vua Lê Thánh Tông”

Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P10)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Ngày 25 tháng Giêng năm Hồng Đức thứ 17 [1/3/1486, tức Minh Thành Hóa năm thứ 22], định việc dựng mốc giới hạn ruộng đất công tư. Quan phủ huyện chiếu theo bốn mặt giới hạn ruộng đất trong sổ, đối chiếu với ruộng đất được ban cấp, tập hợp những người già cả và xã thôn trưởng cùng nhau chỉ dẫn về thực tế ruộng đất, dựng mốc giới để làm phép vững chắc lâu dài.

Ngày 24 tháng 4 [27/5/1486] ra sắc chỉ rằng ruộng công cứ 6 năm cho kiểm tra đo đạc lại, để quân cấp như trước. Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P10)”

Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P9)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tháng Giêng năm Hồng Đức thứ 13 (19/1-17/2/1482, Minh Thành Hóa thứ 18), nhà vua đi tuần du đến Tây Kinh, Thanh Hóa và định thể lệ tuyển cử quan chức ở ty Thừa chính:

Trước đây, quan chức ở 3 ty: Đô, Thừa, Hiến các xứ có khuyết ngạch; nếu thuộc về quan chức ở Đô tổng binh sứ ty hoặc Hiến sát sứ ty, thì do bầy tôi trong triều đình công đồng tuyển cử; còn quan chức thuộc Thừa chính sứ ty thì do bộ Lại đề cử. Nhà vua nhận thấy Thừa chính sứ ty chức trách cũng nặng, việc lựa chọn nên cẩn thận, bèn hạ sắc lệnh: từ nay, nếu viên chức ở Thừa chính sứ ty có khuyết, cũng giao cho bầy tôi trong triều đình tuyển cử theo như thể lệ tuyển cử quan chức ở Đô tổng binh sứ ty và Hiến sát sứ ty.” Cương Mục, Chính Biên, quyển 23. Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P9)”

Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P8)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Tháng Giêng năm Hồng Đức thứ 11 [11/2-10/3/1480] (Minh Thành Hóa năm thứ 16), sau khi đánh dẹp Bồn Man [Trấn Ninh, Ai Lao] xong, xa giá nhà Vua về đến kinh sư. Tình hình biên giới Việt – Trung vẫn tiếp tục căng thẳng, sứ giả nước ta đến Quảng Tây, bị viên Tri châu huyện Bằng Tường bắt giữ. Về phía Vân Nam, viên Thái giám trấn thủ Tiền Năng tâu rằng trước đó quân An Nam đến đóng tại Mông Tự, phía nam Vân Nam, lấy cớ là chặn chỗ hiểm để bắt trộm cướp: Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P8)”

Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P7)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Tháng hai nhuận năm Hồng Đức thứ 8 [15/3-12/4/1477] (Minh Thành Hóa năm thứ 13), cho xây lại thành Đại La. Thành này do Trương Bá Nghi đắp từ thời nhà Đường đô hộ năm Đại Lịch thứ 2 (767); sau này các triều đại nước ta noi theo, phát triển thêm, tức thành Thăng Long.

Tháng 3, Sứ bộ Trần Cẩn đến triều Minh tâu bày việc bang giao giữa hai nước; được đãi yến và tặng quà: Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P7)”

Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P6)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Tháng 3 năm Hồng Đức thứ 3 [8/4-7/5/1472] (Minh Thành Hóa thứ 8), cho các thư lại đỗ thi Hương, được thực thụ chức quan. Mở kỳ thi Hội, lấy đậu 26 người; qui định đề tài trong 4 kỳ thi:

Tháng 3, hạ lệnh rằng, lại viên các nha môn nếu thi đỗ khoa thi hương thì được bổ lên chính quan…

 Thi hội chọn sĩ nhân trong nước. Lấy đỗ bọn Lê Tuấn Ngạn 26 người. Phép thi:

 Kỳ thứ nhất ra 8 đề về Tứ Thư [Luận Ngữ, Mạnh Tử, Đại Học, Trung Dung], người thi tự chọn lấy 4 đề, làm 4 bài văn, Luận Ngữ 4 đề, Mạnh Tử 4 đề. Ngũ Kinh [Thi, Thư, Lễ, Dịch, Xuân Thu]: mỗi kinh 3 đề, người thi tự chọn 1 đề mà làm. Duy kinh Xuân Thu thì 2 đế gộp làm 1 mà làm. Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P6)”

Hồi ký về cuộc phiêu lưu trên biển cả của Thái Đình Lan

Nguồn: Thái Đình Lan, “Thương Minh Kỷ Hiểm” [滄溟紀險]

Biên dịch: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Hành trình từ Quảng Ngãi về Trung Quốc của Thái Đình Lan

Cuối mùa thu năm Ất Mùi Đạo Quang [1835], sau khi dự thi tại tỉnh [Phúc Kiến] tôi quay về nam đến Hạ Môn (còn có biệt hiệu là Lộ Đảo); gặp ngày sinh nhật của thầy tôi là Quan sát Chu Vân Cao (bấy giờ nhậm chức tại đạo Hưng Tuyền Vĩnh, trú tiết tại Hạ Môn), chúng tôi đến nâng ly chúc mừng thầy, yến hội mấy ngày. Sau đó qua Kim Môn (đảo phía đông Hạ Môn) thăm nhà thờ tổ (tổ tiên tôi trú tại Kim Môn), cùng đến tấn Liệu La (đông nam Kim Môn) tìm thuyền về Bành Hồ thăm mẹ già, rồi lập tức đến Đài Loan; ước tính trong 10 ngày có thể đạt được (năm này tôi làm Giảng viên tại thư viện Dẫn Tâm, quận Đài). Continue reading “Hồi ký về cuộc phiêu lưu trên biển cả của Thái Đình Lan”

Hành trình trên đất Trung Quốc của Thái Đình Lan, tác giả Hải Nam Tạp Trước

Biên dịch: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Hành trình qua các địa danh Việt Nam

Vừa mới rời ải Do, dân cư thưa thớt, đường sá gập ghềnh, thuộc loại núi rừng hoang vu. Đi 25 dặm,[1] nghĩ tại quán Văn Khẩu, trấn Hạ Thạch (có lính của sảnh Minh Giang trú phòng); chủ quán họ Tôn (tên Bồi Hùng, tự là Tử Tuấn, người đất Kim Quỹ, Giang Tô; dòng dõi Chế quân Tôn Bình Thúc) mời ăn. Lại đi 20 dặm đến trấn Thượng Thạch, trú tại công thự viên Tri châu người bản xứ họ Bế (tên Thành Tú; công thự cung cấp ăn uống cho người đi theo và binh lính). Continue reading “Hành trình trên đất Trung Quốc của Thái Đình Lan, tác giả Hải Nam Tạp Trước”

Tình hình Bắc Ninh đến Lạng Sơn gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân TQ

Biên dịch: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Bài về tình hình các địa phương khác

Xế trưa ngày ngày 11 tháng 2 [27/3/1836] chúng tôi đến phủ Từ Sơn [Bắc Ninh], chiều tối đến tỉnh thành Bắc Ninh, cách Hà Nội 130 dặm.[1] Ngày 12 gặp Tuần phủ họ Nguyễn [Đăng Giai] (thân thuộc của Vương ),[2] hàn huyên mấy câu, tặng 1 cân trà thơm.

Ngày 13 [29/3/1836] đến phủ Lạng Giang [Bắc Giang], gặp quan Tri phủ họ Lê (tên Trinh, Cử nhân xuất thân) và quan Huyện thừa Phượng Nhãn [huyện Yên Dũng, Bắc Giang] họ Phạm (tên Hanh, Tú tài xuất thân), cùng nhau thù tạc ngâm vịnh. Ngày 14 [30/3/1836] đến đồn Cần Doanh [Kép, huyện Lạng Giang] (đồn này có quan trấn thủ); gần đồn nơi giáp giới với huyện Văn Giang có hồ Câu Lậu sản xuất đan sa. Vào ngày 15 [31/3/1836] trú tại đồn Quang Lang [châu Ôn, Lạng Sơn] (từ đồn Cần Doanh đến đồn Quang Lang đặt 7 đồn tấn, có quan giữ đồn trông coi). Continue reading “Tình hình Bắc Ninh đến Lạng Sơn gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân TQ”

Tình hình Thanh Hóa đến Hà Nội gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân TQ

Biên dịch: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Bài về tình hình các địa phương khác

Ngày 26 tháng Giêng [13/3/1836] đến tỉnh thành Thanh Hoa (cách Nghệ An 240 dặm) [1 dặm=0,576 km], trú tại nhà Thẩm Lượng (người đất Chiếu An) [Phúc Kiến]. Ngày hôm sau đến yết kiến quan Tổng đốc họ Nguyễn[1] (Thanh Hoa nhiều họ Nguyễn, tự cho là con nhà quyền quí khó trị, vì vậy phải chọn Tổng đốc người thân thuộc, để khống chế). Ông ta chỉ chỗ tại mặt tiền nhà, yêu cầu tôi đề câu đối, xem qua lòng rất hoan hỷ. Ông gọi các công tử ra gặp (trưởng công tử biết đánh đàn, giữ chức quan Phó vệ). Ông lại gửi giấy ra lệnh cho các đồn trên đường sắp đi, ban đêm lo phòng vệ. Kế đó gặp quan Bố chính họ Nguyễn[2] (tên Nhược Sơn, tổ tiên người Phúc Châu, Phúc Kiến; chú là Thượng thư bộ Lại, đã mất) được an ủi, biếu 1 lượng bạc và trà ngon; lại gửi thư đến Hà Nội dặn chuẩn bị thông dịch nói tiếng Triều Châu, Quảng Đông; bảo Phố trưởng thu góp tiền trợ giúp 10 [lạng?], tôi cảm động làm thơ tạ ơn. Continue reading “Tình hình Thanh Hóa đến Hà Nội gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân TQ”

Quảng Bình, Nghệ Tĩnh gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân Trung Quốc

Biên dịch: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Bài về tình hình các địa phương khác

Ngày 13 [29/2/1836] đến tỉnh thành Quảng Bình (tục gọi là Động Hải, âm Đường gọi là Long Hồi) [Động Hải nói chệch thành Đồng Hới], trú tại nhà Phố trưởng Hồng Cẩn (người Đồng An, Phúc Kiến). Sau vào yết kiến Bố chánh họ Ngô[1] ( tên là Dưỡng Hạo, tự Tông Mạnh, hiệu Cối Giang; xuất thân từ Cống sinh Quốc Tử Giám), ông ta có vẻ niềm nở nói:

“Xem diện mạo ông không phải là người tầm thường, xin được chỉ bảo về thơ.”

Rồi gọi rượu, ngay trên chiếu vừa ăn vừa bàn luận thơ văn, hứng khởi ngâm nga, các thuộc tòng cũng được dự tiệc. Khi về biếu một con gà, hẹn hôm sau sẽ gặp lại. Hôm sau sai thư lại đến giục. Continue reading “Quảng Bình, Nghệ Tĩnh gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân Trung Quốc”

Huế, Quảng Trị gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân Trung Quốc

Biên dịch: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Tình hình Quảng Ngãi, Quảng Nam – Đà Nẵng

“Vào ngày 30 tháng chạp [16/2/1836][1] đến thành Phú Xuân [Huế] (tục gọi là thành Thuận Hóa). Thành xây bằng gạch, hết sức kiên cố, cao hơn 1 trượng [1 trượng=3,2 m], chu vi khoảng 4,5 dặm [1 dặm= 576 m];[2] xây 8 cửa, thành lầu hẹp nhỏ. Trên thành, khoảng hơn 200 bước đặt 5 cỗ đại pháo nối liền nhau, các khẩu pháo đều che bởi pháo đình, trông như bầy chim vung cánh. Ngoài thành có hào (hào sâu nước không bao giờ cạn); ngoài hào lại có sông [sông Hương] (sông rộng và sâu, phía trong thông với các sông khác, phía ngoài chảy ra biển. Phàm chiến hạm, thuyền lớn nhỏ các màu đều đậu ven bờ sông, mui thuyền bằng lá. Bốn phía thành, thị tứ rất hoa lệ, hàng hóa phong phú, dân chúng đông đúc, nhà cửa chỉnh tề. Continue reading “Huế, Quảng Trị gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân Trung Quốc”