Trục ác quỷ (Axis of Evil)

axisevil

Tác giả: Lê Thành Lâm

Thuật ngữ Trục ác quỷ được Tổng thống Mỹ George W. Bush đưa ra trong Thông điệp Liên bang vào ngày 29 tháng 1 năm 2002 nhằm chỉ các quốc gia tài trợ chủ nghĩa khủng bố và có ý định sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt, bao gồm CHDCND Triều Tiên, Iraq và Iran. Một cách sâu rộng hơn, chính quyền Bush còn muốn khẳng định rằng những quốc gia kể trên có thể trở thành mối đe dọa tiềm tàng đối với các đồng minh của Mỹ và hòa bình thế giới. Từ đây, nhiều nỗ lực đã được tiến hành để mở rộng danh sách các quốc gia trong Trục ác quỷ. Trong bài diễn văn ngày 6 tháng 5 năm 2002, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John K. Bolton đã tuyên bố Lybia, Syria và Cuba cũng có dấu hiệu tài trợ khủng bố hoặc đang thúc đẩy các chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt nhằm đe dọa nước Mỹ. Continue reading “Trục ác quỷ (Axis of Evil)”

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)

sigla_nato_1

Tác giả: Lê Thành Lâm

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được phát triển từ Hiệp ước Phòng thủ tập thể Brussels do Anh, Pháp và ba nước Benelux (gồm Bỉ, Hà Lan và Luxembourg) ký tháng 3 năm 1948. Tổ chức này ra đời một phần do tâm lý lo sợ chiến tranh của các nước, nhất là sau cuộc khủng hoảng Tiệp Khắc. Mục đích chính của NATO là ngăn chặn Liên Xô, bảo vệ an ninh và duy trì ổn định ở Tây Âu. Ngày 04/04/1949, Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương được ký ở Washington và chính thức có hiệu lực vào tháng 8/1949. 12 quốc gia tham gia Hiệp ước bao gồm: Hoa Kỳ, Anh, Pháp, ba nước Benelux, Ý, Bồ Đào Nha, Na Uy, Đan Mạch, Ai-len và Canada. Kể từ khi thành lập, NATO đã 6 lần mở rộng và hiện bao gồm 28 thành viên. Ngoài 12 thành viên ban đầu, các thành viên được kết nạp thêm gồm Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ (1952), Cộng hòa Liên bang Đức (1955), Tây Ban Nha (1982), Cộng hòa Séc, Ba Lan, Hungary (1997), Bungari, Estonia, Litva, Latvia, Rumani, Slovakia, Slovenia (2004), Anbani và Croatia (2009).  Trụ sở chính của tổ chức được đặt tại thành phố Brussels (Bỉ). Continue reading “Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)”

Học thuyết Truman (Truman Doctrine)

maxresdefault (1)

Tác giả: Lê Thành Lâm

Học thuyết Truman là một chính sách của chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Harry S. Truman được thông qua vào tháng 3 năm 1947 với mục đích hỗ trợ Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ bằng viện trợ quân sự và kinh tế nhằm ngăn hai quốc gia này rơi vào vòng kiểm soát của các lực lượng cộng sản. Học thuyết này đã chính thức đánh dấu sự chuyển hướng chính sách của Mỹ từ hòa hoãn sang ngăn chặn đối với Liên Xô, trở thành một nền tảng quan trọng của chính sách đối ngoại Mỹ thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Năm 1946, một nhà ngoại giao Mỹ ở Liên Xô tên là George Kennan đã gửi một bức điện về nước cho chính quyền Truman cảnh báo về sự gia tăng sức mạnh của Liên Xô và gợi ý chính quyền Mỹ nên có một “chính sách ngăn chặn” đối với “mưu đồ bành trướng” của Liên Xô. Thực tế chính quyền Truman ngày càng tỏ ra quan ngại trước việc chủ nghĩa cộng sản dưới sự lãnh đạo của Liên Xô liên tục mở rộng ảnh hưởng ở Địa Trung Hải, bán đảo Bancăng và nhiều nước Đông Âu khác. Continue reading “Học thuyết Truman (Truman Doctrine)”

Học thuyết Monroe (Monroe Doctrine)

james-monroe-portrait

Tác giả: Lê Thành Lâm

Vào những thập niên đầu của thế kỷ 19, phong trào cách mạng ở Trung và Nam Mỹ nổ ra mạnh mẽ, tư tưởng tự do đã khuấy động nhân dân Mỹ Latinh từ thời các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ giành được độc lập. Và cho đến năm 1822, tất cả các nước trong khu vực nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ở Châu Mỹ – từ Achentina và Chile ở miền Nam tới Mexico ở miền Bắc – đều đã giành được độc lập. Nhân dân Mỹ ngày càng phản đối việc duy trì các thuộc địa của Châu Âu ở Tân Thế giới, họ cũng mong muốn Mỹ tăng cường ảnh hưởng và mở rộng các mối quan hệ trao đổi tới Nam Mỹ. Trước áp lực ngày càng lớn của dư luận, năm 1822, Tổng thống James Monroe đã cho phép công nhận các quốc gia mới ở Mỹ Latinh và nhanh chóng trao đổi công sứ với các quốc gia này. Tổng thống đã công nhận họ là các quốc gia độc lập thực sự, hoàn toàn tách khỏi những mối ràng buộc trước kia với Châu Âu. Continue reading “Học thuyết Monroe (Monroe Doctrine)”

Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT)

no-nukes.-no-wars.-fund-human-needs

Tác giả: Lê Thành Lâm

Cho đến nay, vũ khí hạt nhân đã hai lần được đưa ra sử dụng khi Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật Bản là Hiroshima và Nagasaki (ngày 06 và 09 tháng 08 năm 1945) làm hơn 210.000 người chết. Không chỉ dừng lại ở đó, hàng nghìn người vẫn tiếp tục chết sau đó vì tác động của phóng xạ. Chính sự kiện bi thảm này đã mở đầu thời kỳ chạy đua vũ trang gắn liền với cuộc Chiến tranh Lạnh, đe dọa cuộc sống của nhân loại trên hành tinh.

Nhằm khắc phục tình trạng này, những nỗ lực nhằm giải trừ quân bị nói chung và vũ khí hạt nhân nói riêng đã liên tục được đàm phán và phát triển ngay trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Theo đó, ngày 01 tháng 07 năm 1968 được coi là ngày khởi đầu tiến trình tham gia ký kết Hiệp ước Không Phổ biến Vũ khí Hạt nhân (Nuclear Non-proliferation Treaty – NPT), một trong những nỗ lực quốc tế quan trọng hướng đến mục tiêu trên. Vào ngày này, hơn 50 quốc gia không sở hữu vũ khí hạt nhân đã tham gia Hiệp ước. Đến năm 1975, tại hội nghị đầu tiên xem xét lại Hiệp ước, đã có 95 quốc gia ký kết. Continue reading “Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT)”

Vai trò của “thể chế hóa” trong tranh chấp Biển Đông và lựa chọn chiến lược cho Việt Nam

Tác giả: Trương Minh Huy Vũ, Lê Thành Lâm

Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6-7 (104-105) . 2013

Tóm tắt:

“Thể chế hóa” có thể hiểu là đem luật, chuẩn tắc và thể chế vào nhằm quy định và kiểm soát hành vi của các chủ thể quan hệ. Một khu vực được cai trị bằng luật, hay bằng sự tương tác giữa những quy định và thang giá trị, về lý thuyết sẽ trật tự hơn, vì quan hệ giữa các thành viên cộng đồng có thể nhận diện bằng các tín hiệu được đoán trước. Đối với các nước nhỏ (hơn), “thể chế hóa” là một chiến lược khả dĩ, vì nó giúp giữ thế cân bằng với các nước mạnh hơn khi tất cả các bên đều phải ứng xử với nhau bằng luật và thể chế. Continue reading “Vai trò của “thể chế hóa” trong tranh chấp Biển Đông và lựa chọn chiến lược cho Việt Nam”