Câu chuyện về những phụ nữ chiến đấu cho Hà Nội

Nguồn: Elizabeth D. Herman, “The Women Who Fought for Hanoi”, The New York Times, 06/06/2017.

Biên dịch: Minh Châu | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ba mươi sáu năm sau lần cuối cùng nhắm bắn với khẩu AK-47, điện thoại của bà Ngô Thị Thương đổ chuông.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tổng tư lệnh quân đội Việt Nam trong suốt cuộc chiến tranh, đã tìm kiếm người phụ nữ Việt Nam đã bắn hạ một máy bay ném bom của Mỹ vào tháng 6 năm 1968. Gần bốn thập niên trôi qua, người phụ nữ ấy đã trải qua biết bao công việc và nuôi ba đứa con khôn lớn. Chỉ có một số người bên ngoài gia đình từng được nghe những câu chuyện thời chiến của bà. Continue reading “Câu chuyện về những phụ nữ chiến đấu cho Hà Nội”

#269-Ba cấp độ phân tích sự quyết đoán của Trung Quốc

Nguồn: Nien-chung Chang Liao, “The sources of China’s assertiveness: the system, domestic politics or leadership preferences?” International Affairs 92 (4), pp. 817-833.

Biên dịch: Minh Châu | Hiệu đính: Nguyễn Văn Quân

Kể từ cuối những năm 1990, việc Trung Quốc tăng cường gắn kết các nước láng giềng và các tổ chức quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình “trỗi dậy hòa bình” thành cường quốc của Trung Quốc.[1] Tuy nhiên, kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã bắt đầu xác định tầm quan trọng lớn hơn đối với việc bảo vệ lợi ích quốc gia cốt lõi và khẳng định yêu sách chủ quyền trên biển của mình. Các học giả mô tả cách tiếp cận mới của Trung Quốc là chính sách đối ngoại mang tính “quyết đoán”.[2] Trung Quốc đã bắt đầu can thiệp vào các hoạt động do thám của Mỹ, và trong các tranh chấp lãnh thổ ở phía Nam và trên biển Hoa Đông, Bắc Kinh đã thể hiện hành vi cứng rắn chưa từng thấy trong nhiều năm qua, khiến cho nhiều nước láng giềng cảm thấy lo ngại.[3] Continue reading “#269-Ba cấp độ phân tích sự quyết đoán của Trung Quốc”