Tại sao Nhật Bản có nhiều plutonium đến vậy?

Nguồn: Why does Japan have so much plutonium, The Economist, 25/07/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Mười năm sau khi Hiroshima và Nagasaki bị đốt thành tro bởi bom hạt nhân Mỹ, Nhật Bản đã chấp nhận chính sách “hạt nhân vì hòa bình”, một chính sách về năng lượng hạt nhân dân sự do tổng thống Hoa Kỳ Dwight Eisenhower hậu thuẫn. “Của hồi môn” trong cuộc hôn nhân vì tiện lợi dường như bất khả thi trong Chiến tranh Lạnh này là sáu kilogram uranium đã làm giàu, được Nhật Bản sử dụng để vận hành một chương trình năng lượng hạt nhân vốn cuối cùng sẽ cung cấp một phần ba lượng điện năng cho nước này. Năm 1988, Nhật Bản được phép – dưới sự kiểm soát chặt chẽ của quốc tế – làm giàu uranium và chiết xuất plutonium, sử dụng một công nghệ tương tự trong chế tạo bom hạt nhân. Tháng 07/2018, hai chính phủ Hoa Kỳ và Nhật Bản đã gia hạn thỏa thuận năm 1988. Nhật Bản hiện đã tích luỹ được 47 tấn plutonium, đủ để sản xuất 6.000 quả bom. Nhật Bản đang làm gì với khối lượng plutonium lớn như vậy? Continue reading “Tại sao Nhật Bản có nhiều plutonium đến vậy?”

09/08/1945: Bom nguyên tử được thả xuống Nagasaki

Nguồn: Atomic bomb dropped on Nagasaki, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, quả bom nguyên tử thứ hai đã bị Mỹ ném xuống Nhật Bản, tại Nagasaki, dẫn tới việc Nhật đầu hàng vô điều kiện.

Quả bom tàn phá khinh hoàng ở Hiroshima đã không đủ để thuyết phục Hội đồng Chiến tranh Nhật Bản chấp nhận yêu cầu đầu hàng vô điều kiện của Hội nghị Potsdam. Thật ra, Mỹ đã lên kế hoạch thả quả bom nguyên tử thứ hai, có tên là “Fat Man,” vào ngày 11/08, trong trường hợp Nhật vẫn ngoan cố, nhưng vì lý do thời tiết xấu nên họ đã dời lên ngày 09/08. Lúc 1 giờ 56 phút sáng, một máy bay ném bom B-29, được gọi là “Bock’s Car” (Xe hơi của Bock, đặt theo tên phi công hay điều khiển nó, Frederick Bock) đã rời khỏi đảo Tinian với Thiếu tá Charles W. Sweeney là người cầm lái. Continue reading “09/08/1945: Bom nguyên tử được thả xuống Nagasaki”