08/12/1941: Jeannette Rankin bỏ lá phiếu duy nhất phản đối Thế chiến II

Nguồn: Jeannette Rankin casts sole vote against WWII, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Jeannette Rankin, người phụ nữ đầu tiên được bầu vào Quốc hội và là người theo chủ nghĩa hòa bình trọn đời, đã bỏ lá phiếu duy nhất để phản đối việc Mỹ tuyên chiến chống lại Nhật Bản. Bà là thành viên duy nhất của Quốc hội bỏ phiếu phản đối sự tham gia của Mỹ vào cả hai cuộc Thế chiến, và là một trong số những người bỏ phiếu phản đối việc Mỹ tham gia Thế chiến I gần một phần tư thế kỷ trước. Continue reading “08/12/1941: Jeannette Rankin bỏ lá phiếu duy nhất phản đối Thế chiến II”

08/09/1945: Quân đội Mỹ đổ bộ chiếm đóng Triều Tiên

Nguồn: “American troops arrive in Korea to partition the country,” History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, quân đội Mỹ đã đổ bộ vào Bán đảo Triều Tiên để bắt đầu quá trình chiếm đóng sau chiến tranh ở phần phía nam đất nước, gần đúng một tháng sau khi quân đội Liên Xô tiến vào miền bắc để bắt đầu quá trình chiếm đóng của riêng họ. Dù việc chiếm đóng của Mỹ và Liên Xô được cho là tạm thời, nhưng sự chia cắt Bán đảo Triều Tiên đã nhanh chóng trở thành vĩnh viễn. Continue reading “08/09/1945: Quân đội Mỹ đổ bộ chiếm đóng Triều Tiên”

17/08/1943: Tướng Patton giành chiến thắng trong Cuộc đua đến Messina

Nguồn: General George S. Patton wins race to Messina, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, Tướng Mỹ George S. Patton và Tập đoàn quân số 7 của ông đã đến Messina vài giờ trước Thống chế Anh Bernard L. Montgomery và Tập đoàn quân số 8 của ông, giành chiến thắng trong cái gọi là “Cuộc đua đến Messina” và hoàn thành cuộc chinh phục Sicily của Đồng minh.

Chào đời tại San Gabriel, California, vào năm 1885, Patton lớn lên trong một gia đình có truyền thống lâu đời trong quân ngũ. Sau khi theo học tại West Point, ông đã phục vụ với tư cách là sĩ quan xe tăng trong Thế chiến I, và những trải nghiệm này, cùng với quá trình học tập sâu rộng trong lĩnh vực quân sự, đã khiến ông trở thành một người ủng hộ tầm quan trọng cốt yếu của xe tăng trong chiến tranh trong tương lai. Continue reading “17/08/1943: Tướng Patton giành chiến thắng trong Cuộc đua đến Messina”

Thất bại kỳ lạ của Anh: Sự sụp đổ của đảo Crete năm 1941 và bài học cho Đài Loan

Nguồn: Iskander Rehman, “Britain’s Strange Defeat: The 1941 Fall Of Crete And Its Lessons For Taiwan, War on the Rock, 28/05/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Vào những giờ đầu tiên ngày 20 tháng 5 năm 1941, từng phi đội tiêm kích Messerschmitts và Stukas của Đức bất ngờ xuất hiện trên bầu trời xanh biếc không một gợn mây trên đảo Crete. Chúng tàn phá các khẩu đội phòng không khi những người bảo vệ hòn đảo đang còn mơ ngủ bằng những cuộc oanh tạc và ném bom bổ nhào khốc liệt, theo sau là một đội hình ném bom Dornier 17 và Junker 88 lũ lượt kéo đến. Đằng sau đội hình này là một đội quân trên không thực sự – hơn 70 tàu lượn chở quân từ Trung đoàn Bão tố của Sư đoàn Dù số 7 và từng đợt Junker 52 chở đầy những lính nhảy dù trẻ tuổi đang lo lắng. Continue reading “Thất bại kỳ lạ của Anh: Sự sụp đổ của đảo Crete năm 1941 và bài học cho Đài Loan”

21/05/1940: Đức Quốc Xã sát hại những người “không phù hợp” ở Đông Phổ

Nguồn: Nazis kill “unfit” people in East Prussia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, một “đơn vị đặc biệt” của Quốc Xã đã thực hiện nhiệm vụ của mình và sát hại hơn 1.500 bệnh nhân trong các bệnh viện ở Đông Phổ. Continue reading “21/05/1940: Đức Quốc Xã sát hại những người “không phù hợp” ở Đông Phổ”

18/04/1945: Phóng viên chiến trường Ernie Pyle thiệt mạng

Nguồn: War correspondent Ernie Pyle killed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, trong Thế chiến II, nhà báo Ernie Pyle, phóng viên chiến trường nổi tiếng nhất của Mỹ, đã thiệt mạng do hỏa lực súng máy của quân Nhật trên Đảo Ie Shima thuộc Thái Bình Dương.

Sinh ra ở Dana, Indiana, Pyle vào nghề bằng việc phụ trách viết chuyên mục cho chuỗi báo Scripps-Howard vào năm 1935. Sau cùng đã được đăng tải đồng thời trên khoảng 200 tờ báo Mỹ, chuyên mục của Pyle – kể về cuộc sống và hy vọng của những người dân bình thường – đã chiếm được cảm tình của toàn nước Mỹ. Continue reading “18/04/1945: Phóng viên chiến trường Ernie Pyle thiệt mạng”

13/04/1945: Hitler phát biểu từ boongke

Nguồn: Hitler bluffs from bunker as Russians advance and atrocities continue, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Adolf Hitler tuyên bố từ boongke ngầm của mình rằng chiến thắng trước quân Liên Xô đã gần kề và Berlin sẽ vẫn thuộc về nước Đức. “Lực lượng pháo binh hùng mạnh đang chờ đợi để chào đón kẻ thù,” ông nói. Continue reading “13/04/1945: Hitler phát biểu từ boongke”

07/04/1945: Thiết giáp hạm Yamato của Nhật bị đánh chìm

Nguồn: Japanese battleship Yamato is sunk by Allied forces, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, thiết giáp hạm Yamato của Nhật Bản, một trong những thiết giáp hạm lớn nhất thời bấy giờ, đã bị đánh chìm trong chiến dịch phản công lớn đầu tiên của người Nhật trong trận chiến giành Okinawa. Continue reading “07/04/1945: Thiết giáp hạm Yamato của Nhật bị đánh chìm”

13/02/1945: Quân Đồng minh ném bom Dresden

Nguồn: Firebombing of Dresden, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, lúc trời sẩm tối, quân Đồng minh đã tiến hành một đợt ném bom nhắm vào thành phố Dresden của Đức, biến “Florence bên sông Elbe” thành đống đổ nát và lấy đi mạng sống của khoảng 25.000 người. Dù đã gây tàn phá kinh hoàng, nhưng về mặt chiến lược thì cuộc tấn công này được cho là đạt được rất ít, vì Đức lúc đó đã sắp sửa đầu hàng. Continue reading “13/02/1945: Quân Đồng minh ném bom Dresden”

11/01/2010: Miep Gies, người cưu mang Anne Frank, qua đời ở tuổi 100

Nguồn: Miep Gies, who hid Anne Frank, dies at 100, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2010, Miep Gies, người sống sót cuối cùng trong một nhóm nhỏ những người đã giúp che giấu cô bé người Do Thái, Anne Frank, và gia đình cô khỏi Đức Quốc Xã trong Thế chiến II, đã qua đời ở tuổi 100 tại Hà Lan.

Sau khi gia đình Frank bị phát hiện vào năm 1944 và bị đưa đến trại tập trung, Gies đã lưu giữ những cuốn sổ tay mà Anne để lại, ghi chép về hai năm trốn chạy của gia đình cô bé. Những cuốn sổ này sau đó được xuất bản thành tập sách “Anne Frank: The Diary of a Young Girl” (Nhật ký Anne Frank), trở thành một trong những tài liệu được đọc nhiều nhất về thảm họa diệt chủng Holocaust. Continue reading “11/01/2010: Miep Gies, người cưu mang Anne Frank, qua đời ở tuổi 100”

31/12/1944: Hungary tuyên chiến với Đức

Nguồn: Hungary declares war on Germany, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, chính phủ lâm thời Hungary đã chính thức tuyên chiến với Đức, chấm dứt sự hợp tác – đôi khi tự nguyện, đôi khi bị ép buộc – của nước này với phe Trục.

Miklos Horthy, vị nhiếp chính chủ trương chống cộng và nhà độc tài trên thực tế của Hungary, người từng hy vọng giữ cho đất nước của mình không tham chiến, đã phải miễn cưỡng liên kết Hungary với Hitler vào tháng 11/1940. Dù về mặt ý thức hệ, Hungary không phải là một quốc gia phát xít, nhưng nền chính trị nước này vẫn có nhiều phần tử cánh hữu cực đoan, đồng thời cũng có lịch sử bài Do Thái. Continue reading “31/12/1944: Hungary tuyên chiến với Đức”

30/12/1884: Ngày sinh Thủ tướng Nhật Bản Hideki Tojo

Nguồn: Japanese prime minister Hideki Tojo is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1884, Hideki Tojo, Thủ tướng Nhật Bản trong Thế chiến II, đã chào đời ở Tokyo.

Sau khi tốt nghiệp Học viện Quân sự Hoàng gia và Trường đào tạo Sĩ quan Tham mưu Quân đội, Tojo được cử đến Berlin với tư cách là tùy viên quân sự của Nhật Bản sau Thế chiến I. Vốn đã nổi tiếng về sự nghiêm khắc và tính kỷ luật, Tojo sớm được trao quyền chỉ huy Trung đoàn Bộ binh số 1 khi trở về Nhật Bản. Năm 1937, ông được bổ nhiệm làm Tham mưu trưởng Quân đội Quan Đông ở Mãn Châu, Trung Quốc. Khi trở về quê hương một lần nữa, Tojo đảm nhận chức vụ Thứ trưởng Bộ Chiến tranh và nhanh chóng lãnh đạo việc quân đội ngày càng kiểm soát chính sách đối ngoại của Nhật Bản. Continue reading “30/12/1884: Ngày sinh Thủ tướng Nhật Bản Hideki Tojo”

24/09/1948: Mildred Gillars không nhận tội phản quốc

Nguồn: Mildred Gillars—aka “Axis Sally”—pleads not guilty to treason, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1948, Mildred Gillars – nữ công dân Mỹ thường được biết đến với cái tên Sally Phe Trục (Axis Sally), người từng sinh sống ở Đức và tham gia phát sóng chương trình tuyên truyền trên đài phát thanh của Đức Quốc Xã trong Thế chiến II – đã kháng cáo về tám tội danh phản quốc. Luật sư của bà, James J. Laughlin, nói với thẩm phán rằng ông muốn mời Tổng thống Harry S. Truman làm nhân chứng, nhưng không nói rõ lý do. Continue reading “24/09/1948: Mildred Gillars không nhận tội phản quốc”

12/08/1938: Hitler khuyến khích người Đức sinh nhiều con

Nguồn: Hitler encourages Germans to have multiple children with the Mother’s Cross, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1938, Adolf Hitler đã đề xuất Huân chương Người Mẹ (Mother’s Cross) nhằm khuyến khích phụ nữ Đức sinh thêm con. Huân chương được trao tặng vào ngày 12/08 hàng năm, ngày sinh của mẹ Hitler. Continue reading “12/08/1938: Hitler khuyến khích người Đức sinh nhiều con”

25/07/1943: Benito Mussolini bị phế truất

 Nguồn: Benito Mussolini falls from power, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, Benito Mussolini, nhà độc tài nước Ý, đã bị chính Đại Hội đồng Phát xít (Grand Council) của mình bỏ phiếu truất quyền và bị bắt giữ sau khi rời cuộc gặp với Vua Victor Emmanuel, người đã nói với ông rằng họ đã thua trong cuộc chiến. Mussolini đã phản ứng nhẹ nhàng một cách khác thường. Continue reading “25/07/1943: Benito Mussolini bị phế truất”

22/07/1942: Người Do Thái bị đưa từ khu ổ chuột Warsaw đến Treblinka

Nguồn: Deportations from Warsaw ghetto to Treblinka begin, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, việc trục xuất có hệ thống người Do Thái khỏi khu ổ chuột Warsaw đã bắt đầu khi hàng nghìn người bị vây bắt mỗi ngày, sau đó được chuyển đến một trại tập trung/trại tử thần mới được xây dựng tại Treblinka, ở Ba Lan.

Ngày 17/07, Heinrich Himmler, người đứng đầu lực lượng SS của Đức Quốc Xã, đã đến Auschwitz, trại tập trung ở miền đông Ba Lan, và chứng kiến hơn 2.000 người Do Thái ở Hà Lan bị đưa đến trại. 500 người trong số này – chủ yếu là người già, người bệnh, và trẻ nhỏ – đã bị giết chết bằng khí ngạt. Continue reading “22/07/1942: Người Do Thái bị đưa từ khu ổ chuột Warsaw đến Treblinka”

22/06/1945: Kết thúc trận Okinawa

Nguồn: Battle of Okinawa ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, trong Thế chiến II, Tập đoàn quân số 10 của Mỹ đã vượt qua những kháng cự lớn cuối cùng của lực lượng Nhật Bản đóng trên đảo Okinawa, kết thúc một trong những trận đánh đẫm máu nhất của cuộc chiến. Cùng ngày, Trung tướng Nhật Bản Mitsuru Ushijima, chỉ huy lực lượng phòng thủ Okinawa, đã tự sát cùng một số sĩ quan và binh sĩ Nhật Bản, thay vì đầu hàng. Continue reading “22/06/1945: Kết thúc trận Okinawa”

04/06/1944: Tàu ngầm U-505 của Đức bị Mỹ bắt giữ

Nguồn: The U-505, a submarine from Hitler’s deadly fleet, is captured, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, một trong những tàu ngầm chết người nhất của Adolf Hitler, U-505, đã bị bắt giữ khi nó đang trên đường trở về nước sau khi tuần tra Bờ biển Vàng của châu Phi. Con tàu này là tàu chiến địch đầu tiên bị Hải quân Mỹ bắt giữ trên biển cả kể từ Chiến tranh năm 1812. Continue reading “04/06/1944: Tàu ngầm U-505 của Đức bị Mỹ bắt giữ”

27/05/1941: FDR tuyên bố tình trạng khẩn cấp để đối phó với Đức Quốc Xã

Nguồn: FDR proclaims an unlimited national emergency in response to Nazi threats, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Tổng thống Franklin D. Roosevelt tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia không giới hạn, nhằm đối phó với lời đe dọa thống trị thế giới của Đức Quốc Xã. Trong bài phát biểu lần này, FDR đã lặp lại câu nói nổi tiếng trong một bài phát biểu khác của ông vào năm 1933, trong thời kỳ Đại Suy thoái: điều duy nhất chúng ta phải sợ hãi chính là nỗi sợ hãi. Continue reading “27/05/1941: FDR tuyên bố tình trạng khẩn cấp để đối phó với Đức Quốc Xã”

09/02/1942: Tàu Normandie bị cháy

Nguồn: The Normandie catches fire, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, tàu viễn dương lớn nhất và sang trọng nhất trên biển lúc bấy giờ, Normandie của Pháp, đã bốc cháy khi đang trong quá trình được người Mỹ chuyển đổi vì mục đích quân sự.

Được đóng vào năm 1931, Normandie là con tàu đầu tiên được đóng theo các hướng dẫn được quy định trong Công ước về An toàn Sinh mạng trên Biển năm 1929. Nó cũng rất lớn, dài 314m, rộng 36m, và có lượng chiếm nước (displacement) là 85.000 tấn. Nó cung cấp cho hành khách bảy hạng ghế (gồm hạng “du lịch” mới, trước đó gọi là hạng “ba” hay hạng “ghế lái”) và có tổng cộng 1.975 chỗ. Continue reading “09/02/1942: Tàu Normandie bị cháy”