Những rủi ro thực sự khi kinh doanh tại Trung Quốc

Nguồn: Benedict Rogers, “The Real Risks of Doing Business in China,” Foreign Policy, 17/08/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Có ít nhất 5.000 người nước ngoài đang bị giam trong các nhà tù Trung Quốc – nhiều người vì lý do chính trị.

Tháng 6 này, tại London, tôi đã tiếp hai người nước ngoài đầu tiên từng thụ án trong các nhà tù của Trung Quốc và dám công khai chuyện đó. Theo cựu phóng viên nước ngoài sau trở thành điều tra viên thẩm định Peter Humphrey, hiện Trung Quốc có ít nhất 5 triệu tù nhân (không bao gồm những người trong các trại tù ở Tân Cương và Tây Tạng), nhiều người trong số họ bị giam vì những lý do vụn vặt hoặc thực sự vì lý do chính trị, và có ít nhất 5.000 người là người nước ngoài. Trong lúc chính quyền Biden tiếp tục loạt chuyến thăm tới Bắc Kinh, tìm kiếm một sự hòa giải ngoại giao mà giới lãnh đạo Trung Quốc chẳng mấy quan tâm, thì các quan chức nước ngoài nên bắt đầu lưu ý đến hoàn cảnh của các tù nhân ở Trung Quốc. Continue reading “Những rủi ro thực sự khi kinh doanh tại Trung Quốc”

Sự đàn áp người Uyghur là một tội ác chống lại nhân loại

Nguồn:The persecution of the Uyghurs is a crime against humanity”, The Economist, 17/10/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Những câu chuyện đầu tiên từ Tân Cương thật khó tin. Có thật chính phủ Trung Quốc đã đưa người Hồi giáo vào các trại lao động không? Có chắc là người Uyghur (Duy Ngô Nhĩ) bị gán cho là “những kẻ cực đoan” và bị nhốt chỉ vì cầu nguyện nơi công cộng hoặc để râu dài không? Tuy nhiên, bằng chứng về một chiến dịch chống lại người Uyghur trong và ngoài nước đã trở nên gây sốc hơn với mỗi lần dò tìm bằng chứng vệ tinh, mỗi lần các tài liệu chính thức bị rò rỉ hay khi xuất hiện những câu chuyện thương tâm từ những người sống sót.

Vào năm 2018, chính phủ Trung Quốc từ chỗ phủ nhận sự tồn tại của các trại lao động chuyển sang gọi chúng là các “trung tâm giáo dục và đào tạo nghề” — một nỗ lực tử tế nhằm giúp những người dân lạc hậu có được các kỹ năng để kiếm được việc làm. Thế giới vì thế nên chú ý đến các nạn nhân người Uyghur trong nỗ lực tẩy não ép buộc của Trung Quốc. Tháng này qua tháng khác, các tù nhân nói rằng họ được giảng dạy để từ bỏ chủ nghĩa cực đoan và đặt niềm tin vào “Tư tưởng Tập Cận Bình” hơn là Kinh Koran. Một người nói với chúng tôi rằng các lính canh hỏi các tù nhân xem có Chúa hay không, và đánh những người trả lời là có. Và các trại này chỉ là một phần của một hệ thống kiểm soát xã hội rộng lớn hơn. Continue reading “Sự đàn áp người Uyghur là một tội ác chống lại nhân loại”

#51 – Bồi thường cho nạn nhân bị xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng: Trường hợp Campuchia

Nguồn: Hao Duy Phan, “Reparations to Victims of Gross Human Rights Violations: The Case of Cambodia”, East Asia Law Review, Vol 4,  pp. 277-298.>>PDF

Biên dịch: Nguyễn Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Lê Thanh Tùng

Cộng đồng thế giới đã giới thiệu nhiều công cụ pháp lý khác nhau liên quan đến việc bồi thường cho nạn nhân bị xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng. Tuy nhiên, tại Campuchia, vấn đề bồi thường cho những vi phạm nghiêm trọng và có tính hệ thống liên quan đến nhân quyền của chế độ Khmer Đỏ vẫn chưa có lời giải đáp, dù Tòa án Đặc biệt của Campuchia nhằm Truy tố các Tội ác dưới thời Campuchia Dân chủ đã được thành lập. Trong trường hợp phức tạp như tại Campuchia, có rất nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề bồi thường vẫn chưa được giải đáp. Bài báo này sẽ xem xét vấn đề đó và đưa ra một vài đề xuất về một chương trình bồi thường khả thi và hiệu quả cho các nạn nhân của chế độ Khmer Đỏ. Continue reading “#51 – Bồi thường cho nạn nhân bị xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng: Trường hợp Campuchia”