Trump và cuộc tấn công vào biểu tượng nền dân chủ Mỹ

Tác giả: Phạm Phú Khải

Điện Capitol đã bị những người ủng hộ Trump tấn công và chiếm đóng hôm 6 tháng Giêng năm 2021. Biến cố này mang nhiều ý nghĩa trọng đại, từ hình thức đến nội dung.

Biểu tượng Điện Capitol

Mặc dầu Tuyên ngôn Độc lập hay Hiến pháp Mỹ đã hiện hữu trước khi Điện Capitol được thiết kế và xây dựng, đây là biểu tượng tự do và dân chủ của Mỹ trong suốt 200 năm qua. Quốc hội Mỹ bắt đầu họp tại đây vào tháng 11 năm 1800. Trong suốt 200 qua, một lần duy nhất Điện Capitol bị cướp bóc và đốt cháy là do quân đội Anh gây ra năm 1814 trong Cuộc chiến 1812 với Anh. Continue reading “Trump và cuộc tấn công vào biểu tượng nền dân chủ Mỹ”

Tổng kết nước Mỹ bốn năm dưới thời Trump

Tác giả: Phạm Phú Khải

Đã từng có nhận định rằng chỉ có loại người thích hay cuồng Trump, hoặc không thích hay thù ghét Trump, chứ không có ở giữa. Có thật vậy không?

Những người không ủng hộ cả Trump/Cộng hòa, và Biden/Dân chủ, thì sao? Hoặc những người bàng quan, không quan tâm, chán ngán hiện tình?

Những thành tựu dưới thời Trump

Ông Trump, và những người ủng hộ ông, cho rằng ông là “tổng thống vĩ đại nhất”, đưa đến nền kinh tế vĩ đại nhất xưa nay.

Còn những người chống Trump thì sao? Nhẹ, thì phủ nhận những nhận xét trên; nặng, thì bác bỏ những mọi thành tựu của Trump trong bốn năm qua; cực nặng, thì chỉ thấy toàn những tổn hại của Trump đem đến cho nước Mỹ. Continue reading “Tổng kết nước Mỹ bốn năm dưới thời Trump”

Luận tội Trump: Nên hay không?

Tác giả: Phạm Phú Khải

Nên hay không luận tội Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã là một đề tài gây lắm tranh cãi và chia rẽ tại Hoa Kỳ không lâu sau khi ông Trump nhậm chức.

Ông Trump, cũng như những người ủng hộ ông, phản đối mọi ý kiến hay nỗ lực nào quy tội hay luận tội ông. Ngoài lập trường ủng hộ ông Trump bằng mọi giá, kể cả chống lại mọi lý do để luận tội ông, những người khác chống luận tội là vì họ không thấy nó sẽ đi đến đâu cả, và có nguy cơ làm cho nước Mỹ vốn đang chia rẽ trầm trọng càng chia rẽ hơn. Continue reading “Luận tội Trump: Nên hay không?”

Căng thẳng Mỹ-Trung: Tại sao lúc này?

Tác giả: Phạm Phú Khải

Bài nói chuyện của ông Trump trước Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, của PTT Mike Pence tại Viện Hudson, của Bolton trên chương trình phát thanh Hugh Hewitt Show, hay chuyến viếng thăm Việt Nam và Singapore của Mattis, tất cả những hành động nhắm tới Trung Quốc này đều diễn ra chỉ hơn hai tuần trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ (6 tháng 11 năm 2018).

Điều này cho thấy tính quan trọng của thời điểm thi hành chiến lược. Một chiến lược hay ho đến mấy vẫn chưa đủ. Kế hoạch thi hành, trong đó chi tiết thực hiện từng bước, từng nước cờ, khi nào bắt đầu hay chấm dứt, liên tiếp hay song hành,vv…, mang tính quyết định sự thành bại. Continue reading “Căng thẳng Mỹ-Trung: Tại sao lúc này?”

Nước Mỹ và nhu cầu dân chủ hóa nền ngoại giao

Tác giả: Phạm Phú Khải

Năm 1943 nhà báo Mỹ và tác giả Walter Lippmann viết:

Nếu không có nguyên tắc bao trùm rằng quốc gia phải duy trì các mục tiêu và quyền lực của mình trong trạng thái cân bằng, giữ mục đích trong phạm vi phương tiện, và phương tiện bằng với mục đích, giữ các cam kết phù hợp với các nguồn lực và các nguồn lực phù hợp với cam kết, thì sẽ bất khả để nghĩ về các vấn đề ngoại giao.

Quan điểm của Lippmann đã ảnh hưởng sâu rộng lên nền ngoại giao của Mỹ gần một thế kỷ qua. Continue reading “Nước Mỹ và nhu cầu dân chủ hóa nền ngoại giao”

Nước Úc trước tương lai bất định

Tác giả: Phạm Phú Khải

Từ 28-30/03/2017, Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT) triệu tập tất cả các đại sứ, ủy viên cao cấp và tổng lãnh sự từ khắp nơi trên thế giới về thủ đô Canberra để bàn về các mục tiêu ngoại giao, thương mại và chính sách phát triển trong bối cảnh chính trị toàn cầu bất định hiện nay.

Đây là lần đầu tiên DFAT triệu tập hơn một trăm chuyên viên ngoại giao hàng đầu của mình về thủ đô để cùng nhau vạch ra một sách lược nền tảng làm lộ trình hướng dẫn cả quốc gia đối phó với những thử thách, cơ hội và nguy cơ trong vòng năm đến mười năm tới. Lộ trình này nhằm bảo vệ và phát huy quyền lợi quốc tế của Úc và định hình cung cách can dự của Úc với thế giới. Sách lược hay khung sườn này có tên gọi chính thức là Sách Trắng Chính Sách Ngoại Giao (Foreign Policy White Paper – FPWP). Continue reading “Nước Úc trước tương lai bất định”

Donald Trump và tương lai nước Mỹ

Tác giả: Phạm Phú Khải

Chiến thắng của ông Trump và phong trào dân túy tại Mỹ, Anh và nhiều nơi tại Âu châu hiện nay sẽ thay đổi mối bang giao quốc tế trong những năm tới một cách sâu sắc. Nhưng thay đổi như thế nào là điều hoàn toàn không chắc chắn.

Chính ông Trump cũng chưa rõ những chính sách ông sẽ thực hiện khi lên nắm quyền vào ngày 20 tháng Giêng năm 2017 sẽ như thế nào. Trong cuộc tiếp xúc đặc biệt dành cho tờ The New York Times tại văn phòng ở Manhattan vào ngày 22 tháng Mười Một, ông Trump huyên thuyên về những chuyện nhỏ trong khi cả dàn phóng viên chuyên nghiệp cứ vặn hỏi những vấn đề lớn. Qua cuộc phỏng vấn này, những suy nghĩ của ông về các chính sách lớn, từ kinh tế đến biến đổi khí hậu và chính sách ngoại giao của Mỹ, cho thấy ông Trump chỉ muốn thay đổi hiện trạng, thách thức thành trì quyền lực hiện nay, nhưng ông cũng chưa có hoạch định rõ ràng về những thay đổi này. Continue reading “Donald Trump và tương lai nước Mỹ”