Thách thức đối với chương trình tư hữu hóa của Nga

1124918

Nguồn: Sergei Guriev, “A Russian Fire-Sale Privatization”, Project Syndicate, 01/03/2016.

Biên dịch: Đặng Phương Hoa | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bị bóp nghẹt bởi sự giảm sút giá dầu và cấm vận của phương Tây, vị thế tài khóa của Nga đang nhanh chóng sụp đổ, khiến chính phủ nước này phải áp dụng những biện pháp ngày càng mạnh tay hơn nhằm kiềm chế sự gia tăng thâm hụt ngân sách. Chi tiêu của chính phủ năm nay đã được cắt giảm tới 8% tính theo giá trị thật nếu so với năm 2015 – một mức cắt giảm lớn nhưng chưa đủ để cân bằng ngân sách. Thực tế, nếu giá dầu vẫn giữ nguyên mức 30-35 đô la một thùng (dự toán ngân sách Nga năm nay dựa trên dự báo giá dầu trung bình ở mức 50 đô la), thì mức thâm hụt ngân sách của Nga sẽ ở mức 6% GDP. Với “quỹ dự phòng” chỉ bằng khoảng 4,5% GDP và sự tiếp cận hạn chế với các thị trường tài chính quốc tế, Nga cần khẩn cấp một Kế hoạch B cho ngân sách. Continue reading “Thách thức đối với chương trình tư hữu hóa của Nga”

Thách thức từ ngân sách quân sự quá lớn của Nga

moscow_victory_parade_759

Nguồn: Surgei Guriev, “Russia’s Indefensible Military Budget,” Project Syndicate, 14/05/2015.

Biên dịch: Lê Công Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 9 tháng 5 vừa qua, Nga đã tổ chức cuộc duyệt binh lớn nhất kể từ thời Liên Xô. Tiếp nối truyền thống thời kỳ đó, Quảng trường Đỏ đã tràn ngập các thiết bị quân sự tối tân nhất, bao gồm cả siêu tăng đời mới T-14 “Armata.” Và cũng theo truyền thống đó, khi chiếc siêu tăng chết máy trong buổi tổng duyệt, người dân đã tức thì nói đùa rằng: “Chiếc xe tăng Armata thực sự có sức công phá chưa từng có; một tiểu đoàn có thể tiêu diệt toàn bộ ngân sách Nga!”

Dù là cường điệu (mỗi chiếc xe tăng có giá khoảng 8 triệu đô la Mỹ), câu nói đùa đã làm nổi bật thêm một đặc điểm khác trong khuynh hướng quay về thời kỳ Liên Xô của Nga: bội chi ngân sách quân sự. Continue reading “Thách thức từ ngân sách quân sự quá lớn của Nga”