Đã đến lúc đưa ra một cái giá cho những hành động sai trái ở Biển Đông

pix4_120314

Nguồn: Patrick Cronin, “How to Deal with Chinese Assertiveness: It’s Time to Impose Costs“, The National Interest, 4/12/2014.

Biên dịch: Hương Trà | Hiệu đính: Minh Ngọc

Bất kỳ hành động sai trái nào cũng phải trả giá. Đó là lý do Mỹ và các nước đồng minh, đối tác cần xem xét chiến lược áp đặt cái giá phải trả đối với những hành động hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Việc Trung Quốc lại nổi lên là một quốc gia giàu có và đầy sức mạnh là một thực tế. Trong những thập kỷ gần đây, sự trỗi dậy mạnh mẽ của nước này là chưa từng thấy, từ nền kinh tế đứng thứ 10 thế giới vào năm 1990 vươn lên xếp vị trí thứ 6 vào năm 2001, và trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới vào năm 2010. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund – IMF), Trung Quốc hiện đã vượt Mỹ tính theo sức mua tương đương. Với cách tính trên, nền kinh tế của Trung Quốc đã bằng một nửa quy mô nền kinh tế của Mỹ cách đây một thập kỷ. Và quỹ đạo phát triển này đang định hình những giả thiết về tương lai cán cân quyền lực và trật tự của khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Tăng trưởng sụt giảm gần đây của Trung Quốc và những nghi vấn đặt ra về sự ổn định trong tương lai của nước này vẫn chưa làm thay đổi đa số nhận thức về chiều hướng phát triển của Trung Quốc.

Sự hội nhập sâu rộng của Trung Quốc vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu càng làm lộ rõ những khó khăn trong việc gây sức ép đối với Trung Quốc khi nước này vi phạm các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế. Vấn đề cơ sở hạ tầng là một ví dụ. Cơ sở hạ tầng sẽ dần tái định hình các kết nối kinh tế và an ninh chiến lược của thế kỷ XXI, và năng lực cơ sở hạ tầng của Trung Quốc gần đây đã cho thấy ưu thế vượt trội của nước này. Trong bài phát biểu khai mạc diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (Asia-Pacific Economic Cooperation – APEC), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố về dự án xây dựng tuyến đường, theo đó Trung Quốc sẽ đầu tư khoảng 1.250 tỷ USD ra nước ngoài trong vòng 1 thập kỷ tới, và chi 40 tỷ USD để tái thiết Con đường Tơ lụa cũ trên bộ đồng thời tiến hành xây dựng Con đường Tơ lụa Mới trên Biển. Trước đó, Trung Quốc cũng đã đưa ra đề xuất về việc thành lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á với số vốn ban đầu trị giá 50 tỷ USD. Giống như Ngân hàng Phát triển Mới (trước đây gọi là Ngân hàng Phát triển BRICS), các kế hoạch trên đang làm suy yếu hệ thống kinh tế quốc tế Bretton Woods với các tổ chức quản lý lỏng lẻo. Như Bộ trưởng Thương mại Ấn Độ Nirmala Sitharaman đã tuyên bố gần đây tại một hội nghị, “Nếu các thể chế của hệ thống Bretton Woods không thể cung cấp tài chính để hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng cho các nền kinh tế mới nổi, thì chúng tôi sẽ phải tìm các giải pháp thay thế khác.”

Trung Quốc đang lấp đầy khoảng trống quyền lực trong lĩnh vực cung cấp vốn phát triển cơ sở hạ tầng. Thay vì phản đối theo bản năng và trông chờ các nước bạn bè như Indonesia, Ấn Độ, hay các nước khác quay mặt với cơ hội trên, biện pháp tốt hơn cho nước Mỹ là cố gắng tạo ra các cơ hội mới thông qua những thể chế hiện hành. Nước này cũng cần củng cố lại các thể chế kinh tế hiện tại như IMF, Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á, đồng thời đảm bảo rằng bất kỳ thế chể mới nào ra đời cũng phải tuân thủ các nguyên tắc minh bạch và đã được thống nhất.

Khó khăn của việc Xây dựng Lòng tin

Theo quan điểm của một số nhà phân tích, mối quan hệ Trung-Mỹ nên tập trung vào việc xây dựng lòng tin. Bàn về lòng tin không giống với việc tăng cường lòng tin. Ngay cả các biện pháp xây dựng lòng tin (Confidence-building measures – CBMs) với mục tiêu giảm bớt căng thẳng quân sự cũng không bảo đảm sẽ làm dịu đi những căng thẳng như vậy.

Có thể lấy cuộc gặp thượng đỉnh bên lề hội nghị APEC năm 2014 giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Barack Obama làm ví dụ minh họa. Cuộc gặp diễn ra trong không khí thân mật, nhưng không có bất kỳ thay đổi thực chất nào trong vấn đề lãnh thổ và chủ quyền, cũng như các vấn đề an ninh phức tạp nhất đang chi phối cuộc cạnh tranh chiến lược ở Châu Á-Thái Bình Dương. Trung Quốc không đưa ra bất kỳ cam kết nào cụ thể hay đồng ý ràng buộc với điều gì. Dù thiếu các biện pháp mang tính thực chất nhưng Mỹ đã nhân nhượng bằng việc cải thiện mối quan hệ quân sự song phương. Có hai biện pháp xây dựng lòng tin đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của báo giới, nhưng cùng lắm đây cũng chỉ là các khuôn khổ để từ đó hai bên có thể xây đắp thêm, chứ không phải là những thỏa thuận mới. Biện pháp xây dựng lòng tin về Các Quy tắc Hành xử An toàn khi Va chạm trên Biển và trên Không tại thời điểm này sẽ mở ra các đối thoại quốc phòng về phòng tránh va chạm giữa các tàu ​​trên mặt nước, nhưng hai bên đã không cam kết thêm bất cứ điều gì ngoài những gì đang bị ràng buộc bởi các hiệp ước quốc tế hiện hành. Tất nhiên theo thời gian, khi các cuộc đối thoại này ngày một tiến triển và các phụ lục mới được thêm vào, có lẽ đây sẽ là nền tảng để hai bên dự đoán tốt hơn các hoạt động quân sự của nhau. CBM còn lại về việc Thông báo Các Hoạt động Quân sự Lớn mang tính khuyến khích nhiều hơn là định hướng, và khả năng để nó tạo ra chuyển biến chiến lược quan trọng là hoàn toàn không rõ ràng. Điều tốt nhất có thể đạt được qua hai biện pháp xây dựng lòng tin ở trên là tạo dựng cơ sở cho hợp tác trong tương lai. Điều này cũng giống như việc kêu gọi các bên sớm tiến tới hoàn tất một Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông, ngay cả khi Trung Quốc đang tiếp tục xây dựng các đảo nhân tạo và các căn cứ quân sự trên các thực thể ngập nước ở Biển Đông.

Gần đây tại Trung tâm An ninh Mỹ Mới, chúng tôi đã đón tiếp một phái đoàn các sĩ quan và chuyên gia phân tích đến từ Đại học Quốc phòng của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Thừa nhận rằng vẫn chưa có nhiều việc làm thực chất để giảm bớt các căng thẳng trên biển, các khách mời Trung Quốc đã đề nghị chúng tôi đưa ra một danh sách các bước đi thiết thực mà Trung Quốc có thể triển khai nhằm giảm thiểu nguy cơ leo thang căng thẳng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Chúng tôi đã đề xuất với họ một số ý tưởng cụ thể – từ việc làm rõ yêu sách đường 9 đoạn, đưa lực lượng cảnh sát biển, bên cạnh lực lượng hải quân, vào các cuộc thảo luận về tránh va chạm trên biển, ký kết một bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc, và tránh thực hiện các hành động nguy hiểm xung quanh tàu và máy bay của Mỹ trong Vùng đặc quyền kinh tế của họ. Phía Trung Quốc đã trả lời rằng: “Không, hãy đề xuất những gì thực tế mà chúng tôi có thể làm.” Điều này cho thấy thật khó để chối bỏ suy nghĩ rằng Trung Quốc chỉ muốn thể hiện hình ảnh trỗi dậy hòa bình, chứ không phải việc làm trên thực tế. Trung Quốc không muốn đối đầu với Mỹ, nhưng sẵn sàng lợi dụng sự do dự và thiếu quyết đoán của nước Mỹ. Trung Quốc muốn một “mối quan hệ cường quốc kiểu mới” với Mỹ để buộc Mỹ thừa nhận các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, đứng trên cả lợi ích của các nước láng giềng – mặc dù khi nói đến việc xác định các lợi ích biển của mình Trung Quốc dường như đang mong muốn bành trướng, từ kiểm soát các vùng biển gần tới các tuyến giao thương biển trên phạm vi toàn cầu.

Thích ứng với Trung Quốc, Chứ Không phải Dung dưỡng những Hành vi Sai trái

Nước Mỹ phải thích ứng với một Trung Quốc đang trỗi dậy, nhưng chúng ta không thể dung dưỡng lối hành xử thiếu thận trọng và thậm chí là hung hăng. Việc Trung Quốc ngày càng giàu có là một thực tế, cũng giống như việc nước này đang triển khai mô hình cưỡng ép trên biển. Trung Quốc đãsử dụng các ưu thế sức mạnh để ép buộc các nước láng giềng với mục tiêu thống trị khu vực. Thựcvậy, nước này gần đây đã triển khai mô hình “cưỡng ép tinh vi” tại các vùng biển Châu Á. Bên cạnh việc tham gia vào các cuộc thảo luận kéo dài về một bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc haycác biện pháp mới để xây dựng lòng tin, Trung Quốc sử dụng một cách hệ thống các công cụ sức mạnh về ngoại giao nhân dân, pháp lý, và tâm lý để vẽ lại các đường ranh giới hiện nay. Nhìnchung, Trung Quốc đang từng bước thực hiện tham vọng này với chiến thuật cắt lát salami (hay còn gọi là “tằm ăn rỗi” – ND) – chiến thuật ít gây leo thang căng thẳng hoặc kích động phản ứng mạnh mẽ. Với lực lượng cảnh sát biển, chấp pháp và bán quân vượt trội so với các nước láng giềng về cả chất lượng và quy mô, Trung Quốc tương đối dễ dàng thực thi yêu sách đối với những vùng biển thường có tranh chấp này.

Mục tiêu của Trung Quốc là duy trì sự hiện diện mạnh mẽ trên biển với một lực lượng quân sự tối thiểu. Tuy nhiên, việc nước này triển khai lực lượng cảnh sát biển, cơ quan chấp pháp và các lực lượng khác với mô hình quyết đoán hơn đã khiến các nước rất lo lắng và quan ngại. Một Trung Quốc vượt trội về sức mạnh kinh tế lẫn quân sự với quyết tâm thực hiện tham vọng bằng hành động cưỡng ép, nếu thấy cần thiết, thực sự là vấn đề đối với các quốc gia trong khu vực, vốn nghiêng về cách tiếp cận hợp tác mang tính toàn diện, dựa trên luật pháp.

Từ việc tuần tra liên tục các vùng biển liền kề và vùng lãnh hải của Quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư đến tuyên bố Vùng nhận diện Phòng không (Air Defense Identification Zone – ADIZ) cuối tháng11/2013, các tàu và máy bay Trung Quốc đang gia tăng nguy cơ xảy ra những vụ va chạm với Nhật Bản và Mỹ ở Biển Hoa Đông. Trong 2 vụ việc xảy ra vào đầu năm 2014, máy bay SU-27 của Trung Quốc đã tiếp cận máy bay do thám của Nhật Bản ở cự ly chỉ 30 mét. Tương tự như vậy ở Biển Đông, Trung Quốc áp dụng “chiến lược cải bắp” ở Bãi cạn Scarborough, Quần đảo Trường Sa vàQuần đảo Hoàng Sa để mở rộng sự hiện diện trên biển của mình. Những bức ảnh chụp vào tháng 3 cho thấy Trung Quốc đang tiến hành hoạt động cải tạo đất ở Đá Gạc Ma thuộc Quần đảo Trường Sa, cũng như các khu vực khác nhau của Biển Đông, nhằm mục đích tăng cường khả năng triển khai sức mạnh, đồng thời củng cố các yêu sách pháp lý của nước này. Hải quân Việt Nam và Trung Quốc từng giao tranh tại Đá Gạc Ma vào tháng 3 năm 1988 khiến hơn 70 người Việt Nam hy sinh.

Dù không phải chỉ mình Trung Quốc tìm cách thúc đẩy các yêu sách chủ quyền và quyền lợi biển,nhưng duy nhất cách hành xử của nước này đặc biệt mang tính chất leo thang. Đó là lý do tại saotại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đích danh chỉ trích”các hành động đơn phương, gây mất ổn định” của Trung Quốc với các nước láng giềng ven biển.Việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong vùng biển tranh chấp ngoài khơi Việt Nam vào tháng 5 năm 2014, sau nhiều tháng triển khai chính sách ngoại giao đồng bộ để cải thiện quan hệ giữa Bắc Kinh và Hà Nội, thực sự khiến nhiều nhiều nước ở khu vực cảm thấy rất khó hiểu. Hành động trên không chỉ nhắc nhở về sự kiện năm 1974, Trung Quốc đơn phương dùng vũ lực chiếm đoạt Quần đảo Hoàng Sa ở một thời điểm mà Việt Nam đang rất yếu, mà còn làm rõ mức độ quyết đoán màTrung Quốc sẵn sàng áp dụng hiện nay. Trong vụ việc giàn khoan HD-981, khi Việt Nam cố gắng đáp trả bằng cách cân bằng với số lượng tàu mà Trung Quốc triển khai xung quanh giàn khoan, Trung Quốc đều phản ứng bằng cách gia tăng số lượng, chủng loại cũng như chiến thuật của cáctàu.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Quốc phòng Mỹ đã thống kê hơn 1.200 hoạt động quân sự, bán quân sự, pháp lý, kinh tế, ngoại giao và quản lý hành chính mà các bên yêu sách ở Biển Đông đã thực hiện từ năm 1995 tới năm 2013. Ngay cả dựa trên số liệu chưa được phân loại, Tiến sĩ Christopher Yung và Patrick McNulty cho rằng hành động của Trung Quốc đã gia tăng đáng kể mức độ quyết đoán kể từ năm 2009. Trong số 1.200 hoạt động kể trên, Trung Quốc chiếm khoảng 55%,  với mức độ quyết đoán của các động thái tăng vọt từ năm 2009. Các hoạt động quân sự và bán quân sự của nước này cũng đi theo xu hướng tương tự. Người ta dễ dàng nhận thấy Trung Quốc đã tăng nhanh các hoạt động quân sự quyết đoán ở Biển Đông trong vài năm qua, với 62 hoạt động chỉ riêng trong năm 2012. Một thống kê đã phân loại và đầy đủ hơn sẽ cho chúng ta thấy kết quả tương tự, thậm chí còn cho thấy nhiều hành động quyết đoán hơn của Trung Quốc.

Điều mà các quốc gia lo lắng không hẳn là sức mạnh đang tăng lên của Trung Quốc mà chính là cách mà Trung Quốc sẽ sử dụng sức mạnh này. Trung Quốc tuyên bố yêu sách đường chín đoạn ở Biển Đông không dựa trên cơ sở luật pháp đương đại, triển khai giàn khoan nước sâu vào vùng biển tranh chấp gần Quần đảo Hoàng Sa – và sau đó sử dụng chiến thuật đâm va và triển khai tàuchiến của hải quân bảo vệ khu vực hiện diện giàn khoan bất hợp pháp, chiếm đoạt Bãi cạnScarborough từ tay Philippines, cải tạo các thực thể ngập nước thành các đảo nhân tạo có khả năngtrở thành căn cứ quân sự, đơn phương thiết lập Vùng Nhận diện Phòng không ở Biển Hoa Đông như thể một lời hăm dọa, và hành xử nguy hiểm với các tàu và máy bay – tất cả những điều này cùng những hành động khác được xem là một phần trong mô hình cưỡng ép ngày càng tăng mà Trung Quốc đâng thực hiện ở các vùng biển Châu Á, đặc biệt ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Điều này khiến người ta lo ngại rằng Trung Quốc sẽ tiến hành thêm nhiều hoạt động đơn phương để thay đổi nguyên trạng ở các vùng biển, vùng trời và đất liền xung quanh khu vực ngoại vi của nước này. Ấn Độ hiểu rõ rằng các bước đi của Trung Quốc không chỉ giới hạn ở các vùng biển, mà còn ở tất cảkhu vực mà Trung Quốc tin rằng mình có lợi thế hoặc những nơi Bắc Kinh có thể thử nghiệm và tìm thấy cơ hội để triển khai năng lực mới và khôi phục những nỗi oán hận lâu nay của nước này.

Các hoạt động ngoại giao tại những cuộc họp thượng đỉnh giúp củng cố sự trỗi dậy không thể thay đổi của Trung Quốc. Xét ở khía cạnh này, một số lời nói của Trung Quốc có thể có giá trị tượng trưng. Chắc chắn chính sách đối ngoại của ông Tập nhằm mục tiêu bảo vệ 3 lợi ích cốt lõi của Trung Quốc: Đảng Cộng sản Trung Quốc và quyền cai trị của Đảng; chủ quyền lãnh thổ và sự phát triển kinh tế. Những gì mà các tuyên bố tránh đề cập là cách thức cứng rắn mà một Trung Quốc mạnh mẽ và mang đậm màu sắc dân tộc chủ nghĩa đang theo đuổi 3 mục tiêu trên. Ví dụ, trong một bài phát biểu vào tháng 10 năm 2013, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố rằng sẽ nỗ lực hết sức giúp Trung Quốc hiện thực hóa “các mục tiêu thế kỷ” trở thành một quốc gia thịnh vượng và hùng mạnh tương ứng vào các năm 2020 và 2050. Cụ thể, ông Tập cam kết Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi chỉ sốGDP và thu nhập bình quân đầu người vào năm 2021, tròn 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, và hoàn thành “công cuộc phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa” vào dịp kỷ niệmmột trăm năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949.

Tuy nhiên, thứ ít được công khai hơn chính là ý định và tham vọng ngày càng lớn của ông Tập vàcác lãnh đạo khác của Trung Quốc về sức mạnh quân sự. Mặc dù ông Tập từng tuyên bố “người Trung Quốc không có gen xâm lược hoặc bá quyền trong máu họ,” nhưng những ý định tương lai của Trung Quốc có thể thay đổi khi sức mạnh của nước này tăng lên. Dĩ nhiên các nước bên ngoài thường diễn giải hành động của Trung Quốc dưới con mắt ít khoan dung và có tính đe dọa nhiều hơn. Đầu tiên, họ cho rằng các hành động của Trung Quốc là nhằm đạt được mục tiêu thống trị khu vực trong tương lai gần và đảm bảo Trung Quốc có thể đáp trả và ngăn chặn các hoạt động can thiệp vào năm 2020. Điều này bao gồm không chỉ giới hạn trong việc làm nản chí và cản trở Mỹ hỗ trợ Đài Loan trong trường hợp xảy một cuộc khủng hoảng giữa hai bờ eo biển. Dưới sự lãnh đạo của ông Tập, Trung Quốc tìm cách đạt được mục tiêu này bằng cách tận dụng tất cả các ưu thế sức mạnh – cải thiện năng lực chống tiếp cận và chống can thiệp, kết hợp với hoạt động tuyên truyền,đấu tranh pháp lý và các công cụ kinh tế. Thứ hai, khu vực thường coi tham vọng của Trung Quốc làmột nỗ lực hướng tới ngôi vị bá quyền ở Châu Á-Thái Bình Dương vào giữa thế kỷ. Mục tiêu nàymơ hồ hơn nhiều và liên quan đến học thuyết vẫn chưa định hình là hiện thực hóa “Giấc mơ TrungHoa”.

Những Hành động Sai trái đều phải Chịu Hậu quả

Bất kỳ hành động sai trái nào cũng phải trả giá. Đó là lý do Mỹ và các nước đồng minh, đối tác cần xem xét chiến lược áp đặt cái giá phải trả. Điều này đòi hỏi đi vượt ra ngoài khuôn khổ các khái niệm thông thường về răn đe để hướng tới các khái niệm khuyên răn và bắt buộc – những cách thức làm tăng thêm cái giá phải trả cho lối hành xử quyết đoán và khuyến khích hợp tác. Cái giá mà khu vực thường dựa vào là hậu quả về mặt danh tiếng. Chúng ta sử dụng các diễn đàn ngoại giao như Diễn đàn ASEAN để bày tỏ sự không tán thành chung. Không may là, cái giá về danh tiếng không đủ mạnh để ngăn chặn một chiến lược khôn ngoan để dần hiện thực hóa tham vọng chủ quyền. Chúng ta cần đưa ra một cách tiếp cận toàn diện với đủ các ưu thế sức mạnh để có thể trừng phạt hành vi sai trái và tán thưởng lối hành xử đẹp. Nếu không làm được điều này, chúng ta sẽ phải đối mặt với ngày càng nhiều các hành vi cưỡng ép có tính toán của Trung Quốc.

Quan điểm của Chính phủ Mỹ từ trước đến nay đã khá nhất quán dưới sức ép và theo thời gian. Nói chung, Mỹ tuân thủ nguyên tắc không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền nhưng quan tâm đến cách hành xử của các bên, phản đối mạnh mẽ việc đơn phương thay đổi nguyên trạng thông qua hành vi cưỡng ép hoặc sử dụng vũ lực, đồng thời tích cực ủng hộ việc giải quyết hòa bình các tranh chấp dựa trên luật pháp quốc tế. Gần đây, chính quyền Mỹ đã đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ hơn và sẵn sàng thể hiện sức mạnh một cách có chọn lọc. Tuy nhiên, cách tiếp cận mang tínhnguyên tắc trên đây thực sự không đem lại hiệu quả.

Như vậy, câu hỏi mà những người chỉ thích đạt được các thỏa thuận kiểu mẫu số chung nhỏ nhất không trả lời được đó là: Hậu quả sẽ là gì nếu cứ để các hành vi sai trái không bị trừng phạt? Cộng đồng quốc tế cần làm gì với những nước có hành vi khiêu khích và gây bất ổn trên biển? Một số người cho rằng Trung Quốc đã tự tạo ra án phạt cho mình khi đe dọa cả khu vực, nhưng họ đã không nhận ra một thực tế rằng Trung Quốc đang tạo ra những hiện trạng mới trên biển, đất liền vàbầu trời ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Trong khi cần tránh những quan điểm cực đoan gây leo thang xung đột hoặc không làm gì cả, rõ ràng Mỹ và các đồng minh, đối tác cần phải suy nghĩ một cách thấu đáo về một loạt các biện pháp đối phó để có thể hình thành một chiến lược phối hợp chống lại mô hình cưỡng ép của Trung Quốc.

Các Biện pháp để Áp đặt Giá Phải trả

Có ít nhất bốn biện pháp hoặc hành động đối phó có thể tạo thành một phần của chiến lược trên.Chúng ta có thể phân các biện pháp đối phó thành 2 loại: quân sự hoặc phi quân sự. Biện phápquân sự liên quan đến sự hiện diện, các hoạt động, sự hiện đại hóa và các biện pháp khác nhằmkhai thác điểm yếu an ninh của đối phương và xây dựng năng lực cho các đối tác. Biện pháp phi quân sự bao gồm các biện pháp về thông tin, ngoại giao và kinh tế. Các loại giá phải trả phải lần lượt được đưa vào một chiến lược toàn diện.

Về mặt quân sự, Mỹ đang thực hiện một số biện pháp để cải thiện vị thế quân sự và sự hiện diện lâu dài của nước này ở Châu Á-Thái Bình Dương. Chính sách tái cân bằng của Mỹ dựa trên nền tảng của sự hiện diện mạnh mẽ, phân bổ đồng đều về mặt địa lý, bền bỉ trong quyết tâm chính trị là rất quan trọng để chứng minh cam kết lâu dài của Mỹ đối với việc bảo vệ các tài sản chung toàn cầu ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.

Kể từ khi Philippines đóng cửa các căn cứ Mỹ ở nước này vào đầu những năm 1990, Singapore trở thành trung tâm hậu cần rất quan trọng đối với Hải quân Mỹ. Gần đây, Singapore đã gợi ý cho phép Hải quân Mỹ đồn trú bốn tàu chiến đấu ven biển ở nước này. Chiếc tàu thứ 2 trong số những tàu chiến này sẽ sớm được triển khai tới Singapore. Là một phần trong kế hoạch mới nhất nhằm tái bố trí lực lượng Mỹ ở Nhật Bản, hai nước đang cải thiện năng lực phối hợp tác chiến và năng lực xây dựng các căn cứ chung cũng đồng thời cố gắng giảm thiểu sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Okinawa để tăng thêm sự ổn định chính trị cho việc duy trì căn cứ của Mỹ tại đây. Chính quyền Abe cũngđang thúc đẩy kế hoạch di dời Căn cứ không quân Futenma của Thủy quân lục chiến Mỹ, kết quả làMỹ sẽ rút khoảng 9.000 lính thủy đánh bộ khỏi Nhật Bản và chuyển 5.000 lính trong số này tớiGuam. Tuy nhiên, kết quả cuộc bầu cử mới đây ở Okinawa có thể sẽ tạo ra những phức tạp mớitrong kế hoạch di dời căn cứ không quân Futenma.

Năm 2015, người ta hy vọng Mỹ sẽ công bố thêm về tiến độ cũng như phạm vi của kế hoạch tăng cường hiện diện quân sự tại Guam. Trong một thập kỷ vừa qua, Mỹ đã triển khai các máy bay ném bom hiện đại và ba tàu ngầm đến Guam, thậm chí việc này còn diễn ra trước tuyên bố năm 2011 về kế hoạch dịch chuyển lực lượng hải quân và không quân ở Châu Á-Thái Bình Dương. Với tuyên bố trên, Mỹ quyết định phân bổ lại lực lượng hải quân và không quân giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, ưu tiên khí tài và nguồn lực hơn cho khu vực Thái Bình Dương theo tỷ lệ 60:40, thay vì tỷ lệ 50:50 như trước đây. Tất nhiên, đây có thể là một phần trong tổng thể cơ cấu lực lượng nhỏ hơn,đòi hỏi Mỹ phải duy trì căn cứ ở nước ngoài cũng như đẩy mạnh hợp tác với các nước đồng minh và đối tác. Một Quốc hội mới do đảng Cộng hòa kiểm soát có thể sẽ phối hợp tốt với chính quyền để kết thúc chương trình bảo lưu ngân sách, qua đó giảm bớt áp lực của việc cắt giảm ngân sách quốc phòng của nước này.

Tại Philippines, Mỹ đã đàm phán về thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng, qua đó hình thànhmột khuôn khổ pháp lý cho sự hiện diện luân phiên của quân đội Mỹ cũng như các hợp tác quốc phòng tăng cường khác. Một loạt lựa chọn được đưa ra, bao gồm bố trí trang thiết bị, hỗ trợ nâng cấp một cơ sở hải quân mới ở Palawan hướng ra Biển Đông, và triển khai luân phiên một phi đội máy bay tới Philippines thông qua các nhiệm vụ huấn luyện và diễn tập thường xuyên.

Đồng minh của Mỹ là Úc cũng đồng ý cho Mỹ triển khai 2.500 lính thủy đánh bộ trên cơ sở luân phiên tới căn cứ Darwin ở miền bắc nước này. Lực lượng luân phiên này cho phép thực hiện nhiều hơn các hoạt động huấn luyện đổ bộ song phương và đa phương, đặc biệt là, hoạt động huấn luyện trên không tại Căn cứ Không quân Bradshaw. Ngoài ra, chính phủ Úc dưới thời Thủ tướng Tony Abbott cũng khá quan tâm đến việc nghiên cứu những hình thức hợp tác mới trong tương lai, baogồm khả năng cho phép hải quân Mỹ sử dụng căn cứ HMAS Stirling, gần thành phố Perth, làm cảng nhà hoặc để Mỹ sử dụng quần đảo Cocos của Úc để tiến hành các nhiệm vụ tình báo, giám sát vàdo thám bằng thiết bị bay không người lái. Những ý tưởng trên – cùng hình thức hợp tác ba bên trên biển giữa Nhật Bản, Úc và Mỹ hay giữa Úc, Ấn Độ và Mỹ, có thể sẽ được nêu rõ trong sách trắng quốc phòng mới của chính quyền Abbott dự định công bố vào nửa đầu năm 2015.

Biện pháp áp đặt giá phải trả thứ hai đối với các hành vi sai trái, ngoài ra còn giúp củng cố các lựa chọn quân sự, đó là tiến hành thêm nhiều hoạt động quân sự với các nước đối tác. Mỹ đã thực hiệnđiều này khá tốt và hiện tại cần tăng thêm các cuộc tập trận với không chỉ các nước đồng minh như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Thái Lan (cần nhìn xa hơn cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay ởThái Lan) và Úc, mà còn với cả các đối tác mới như Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Ấn Độ. Mỹ cũng từng phô diễn sức mạnh, như sau khi Trung Quốc tuyên bố thiết lập ADIZ ở Biển Hoa Đông vào tháng 11 năm 2013, Mỹ đã triển khai máy bay ném bom B-52 bay qua khu vực này, hay trong cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Philippines ở Bãi cạn Scarborough năm 2012, Mỹ cũng đã điều động một tàu ngầm tới Manila.

Biện pháp áp đặt giá phải trả thứ ba, đồng thời giúp chuẩn bị ngăn chặn các hành vi cưỡng ép trên biển, đó là khai thác điểm yếu và dễ bị tổn thương của quốc gia khiêu khích để gây ra một cái giá về quân sự. Cách tiếp cận này liên quan đến việc hiện đại hóa quân sự hoặc các bước đi khác để làmlộ rõ điểm yếu an ninh của đối phương. Một số điểm yếu khiến Trung Quốc dễ bị tổn thương đó là nước này chưa thể kiểm soát các eo biển hẹp, bị đe dọa bởi năng lực tác chiến chống ngầm vượt trội của Mỹ, và phải tập trung dàn trải vào nhiều khu vực địa lý.

Với điểm yếu tương đối của Trung Quốc trong năng lực tác chiến chống ngầm, Mỹ và các nướcđồng minh, đối tác có thể đầu tư nhiều hơn nữa vào hoạt động của tàu ngầm, và trong dài hạn làmua sắm tàu ngầm, buộc Trung Quốc phải tập trung nhiều nguồn lực hơn để khắc phục điểm yếu này. Một cách khác để khai thác những điểm yếu của PLA là tạo ra những mối đe dọa về tên lửa và các mối đe dọa bất đối xứng khác, dù Trung Quốc đã đầu tư vào xây dựng các hệ thống tạo ra cái được gọi là năng lực chống tiếp cận và chống can thiệp. Quân đội Trung Quốc rõ ràng coi tên lửa hành trình, bên cạnh các chương trình tên lửa đạn đạo chống tàu, là công cụ phòng thủ hiệu quả để buộc quân đội Mỹ phải tránh xa các vùng biển của nước này. Nhưng nếu Mỹ thay thế các đầu đạn tên lửa hiện nay và trang bị những thiết bị mang nhiều đầu đạn tự dẫn cho máy bay không người lái,thì đây sẽ là mối đe dọa rất lớn đối với các lực lượng của Trung Quốc, buộc nước này phải đầu tư nhiều hơn cho năng lực phòng không và phòng thủ tên lửa trên đất liền và trên biển. Tương tự nhưvậy, các khái niệm tác chiến Không-Biển của Mỹ có khả năng buộc Trung Quốc phải tập trung vào năng lực ngăn chặn ngay cả khi khái niệm này chưa được chứng thực, thông qua hay triển khai. Tất nhiên, các biện pháp trên không phải không có rủi ro và không gây tổn thất cho Mỹ, dù đối với uy tíncủa Mỹ với tư cách là người ủng hộ việc giải quyết hòa bình tranh chấp hay đối với nguy cơ leo thang xung đột.

Thông thường về mặt chính trị, rất dễ để các nhà lãnh đạo nói tuyên bố không khoan nhượng đối với việc sử dụng vũ lực. Đó là lý do tại sao những thách thức “vùng xám” như chiến thuật cưỡng éptrên biển rất khó để đối phó: Bởi chiến thuật này ít khi tạo nên một tình huống rõ rệt đòi hỏi các bên phải đưa ra một phản ứng dứt khoát. Bản Hướng dẫn quốc phòng mới của Nhật Bản kêu gọi cácphản ứng “thông suốt” của toàn bộ chính phủ trước các vụ việc như vậy; Thủ tướng Hàn Quốc Chung Hong-won gần đây nói về “xiết chặt tối đa an ninh biển” để ngăn chặn các hành động khiêu khích trong tương lai của Bắc Triều Tiên; và Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar kêu gọicuộc chiến không khoan nhượng với chủ nghĩa khủng bố cho thấy đôi rằng đôi lúc người ta có thể làm rơi một cái ly, nhưng họ không bao giờ đánh rơi một đứa trẻ. Nhưng, có lẽ bản chất của những thách thức ở cường độ thấp và trái với mô thức thông thường này khiến người ta không thể xem như trường hợp của những đứa trẻ. Và rồi đến một lúc nào đó bạn sẽ dần bị lấn át là mối lo ngại chính của Lực lượng Tuần duyên Nhật Bản quy mô hạn chế nhưng tinh nhuệ.

Biện pháp áp đặt cái giá phải trả thứ tư về quân sự, ít nhất là gián tiếp, đó là tăng cường năng lựccho các nước đồng minh và đối tác để họ tự giúp chính mình. Điều này có thể thực hiện dưới hình thức đối thoại chiến lược sâu rộng hơn, chuyển giao nghiệp vụ chuyên môn và đào tạo, đặc biệt là trang bị các loại khí tài và thiết bị. Cách thức này có thể áp dụng đặc biệt với những nước bị áp đảo về sức mạnh so với lực lượng quân sự, cảnh sát biển, chấp pháp ngày càng lớn và hiện đại của Trung Quốc. Việc Mỹ chuyển giao cho Philippines một số tàu tuần duyên cũ, và Manila đã biên chế những tàu này vào lực lượng hải quân khiêm tốn của mình, là ví dụ điển hình cho phương thức này; tương tự như vậy Nhật Bản đã đề nghị cung cấp một số tàu tuần tra cho Philippines và Việt Nam đểhai nước có thể tăng cường năng lực bảo vệ bờ biển. Vì Nhật Bản tài trợ những hoạt động này trên danh nghĩa hỗ trợ trực tiếp nước ngoài mang tính chiến lược, người ta có thể coi đây vừa là công cụ kinh tế vừa là công cụ quân sự để gián tiếp áp đặt một cái giá cho Trung Quốc khi hành xử quyết đoán trên biển.

Một biện pháp khác để xây dựng năng lực cho các đối tác, thể hiện qua việc chuyển giao tàu tuần tra của Nhật Bản, là thúc đẩy mạng lưới đang mở rộng về hợp tác an ninh nội khối-Châu Á. Theo đó,khi hải quân của Việt Nam tiếp nhận sáu tàu ngầm diesel lớp Kilo từ Nga, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ có thể hỗ trợ bằng việc chuyển giao nghiệp vụ chuyên môn và giúp đào tạo kỹ năng sử dụng tàu ngầmcho Việt Nam. Xét trong khu vực, Mỹ có thể hợp tác với các nước đồng minh và đối tác phù hợp tạo ra một môi trường minh bạch bằng cách hình thành một cơ chế tình báo, giám sát và do thám(Intelligence, surveillance and reconnaissance – ISR) đưa mọi hành động – từ các chiến thuật đâmva cho tới hoạt động cải tạo đất ở các thực thể tranh chấp hoặc sự di chuyển của giàn khoan trongcác vùng biển tranh chấp – lên mạng internet. Cơ chế này có thể giúp các nước chuẩn bị ứng phóvới thảm họa thiên nhiên, đồng thời dễ dàng hợp tác và chia sẻ về tình hình hoạt động chung. Ngay cả những nước đồng minh sở hữu công nghệ cao và được trang bị tốt, như Nhật Bản, cũng có thểhưởng lợi từ các chương trình đào tạo thích hợp, như chương trình đào tạo gần đây của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất đối với hoạt động đổ bộ.

Có rất nhiều công cụ chính sách để áp đặt cái giá phải trả mà không liên quan trực tiếp đến sự hiện diện, hoạt động và bố trí quân sự. Công cụ phi quân sự để áp đặt cái giá phải trả chủ yếu về mặt thông tin có thể phân loại như sau: áp đặt cái giả phải về uy tín rất cụ thể (chẳng hạn thông qua cơ chế ISR để công khai các hành động khiêu khích); tạo một cơ chế chia sẻ thông tin cho các hoạt động liên minh có thể; và đóng góp tạo dựng một thông điệp tích cực rằng mục đích chính trị của Mỹ và các nước đồng minh không phải là xung đột và thậm chí không phải đối đầu nếu điều này có thể tránh được. Đúng hơn cần xác lập một ranh giới đỏ cho những hành vi sai trái và thuyết phục các bên khác không đơn phương thay đổi nguyên trạng bằng cưỡng ép hoặc vũ lực. Cứ cho là hiện trạng vẫn chưa được xác định rõ, nhưng với tư cách là cường quốc lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc phải có trách nhiệm thể hiện sự kiềm chế và thúc đẩy các hợp tác. Ở Biển Hoa Đông,cả Trung Quốc và Nhật Bản đều phải kiềm chế và chứng minh sự ngôn khéo chính trị bằng các biện pháp xây dựng lòng tin, tránh leo thang căng thẳng và hạn chế những tính toán sai lầm.

Ở Biển Đông và toàn bộ khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, chúng ta cần xây dựng một bức tranhhoạt động chung. Tôi đang đề cập đến việc phổ biến thông tin rộng rãi hơn để thúc đẩy việc xây dựng một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông hay ở toàn khu vực. Các vùng chung trên biển và trên không, có vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, đang bị đe dọa. Việc truyền tải thông tin thành công phải giúp đông đảo mọi người hiểu điều gì đang diễn ra ở Biển Hoa Đông, Biển Đông và xa hơn thế nữa, bởi thậm chí ngay một số nhà phân tích quốc phòng dày dạn kinh nghiệm ở Mỹ đôi khi cũng không thể đánh giá được những thay đổi nhỏ dần dần sẽ làm thay đổi hoàn toàncán cân quyền lực và trật tự khu vực như thế nào. Với từng rạn đá một, cả một trật tự cũng có thểsụp đổ. Bên cạnh đó, hoạt động thông tin giúp làm rõ cách Trung Quốc sử dụng một loạt các công cụ chính sách toàn diện để mở rộng ảnh hưởng, cố gắng triển khai ảnh hưởng này và kiểm soát hành chính đối với cả hai vùng biển.

Tóm lại, chúng ta cần suy xét kỹ lưỡng về các điểm mạnh và điểm yếu của Trung Quốc, xác địnhnhững lợi thế tốt nhất của chúng ta, và sau đó triển khai các chính sách tận dụng những ưu thế đó.Khi xem xét những biện pháp này, chúng ta cần phải duy trì sự tương xứng giữa các biện pháp áp dụng và những hành vi cưỡng ép, đồng thời cần chú ý đến mục tiêu chính trị lớn hơn đó là dung hòa một Trung Quốc đang trỗi dậy vào một thể chế mở, dựa trên luật pháp. Ngoài việc không nên tự lừa dối rằng sẽ không có rủi ro, không có lý do gì mà chúng ta lại không tìm ra được biện pháp không đối đầu để thuyết phục Trung Quốc tránh lối hành xử thiếu thận trọng. Nhưng một điều có thể thấy là: Những thách thức vùng xám ở Ấn Độ-Thái Bình Dương không thể tự biến mất trong tương lai gần, và càng không thể xảy ra nếu thiếu những hành động đáp trả phù hợp đến từ các quốc gia có năng lực nhất trong khu vực.

Patrick M. Cronin là Cố vấn cấp cao và Giám đốc của Chương trình An ninh Châu Á-Thái Bình Dương tại Trung tâm An ninh Mỹ Mới. 

Nguồn: Nghiên cứu Biển Đông