15/10/1990: Gorbachev được trao giải Nobel Hòa bình

Print Friendly, PDF & Email

gorbachev

Nguồn:Mikhail Gorbachev wins Nobel Peace Prize,” History.com (truy cập ngày 14/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1990, nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev được trao giải Nobel Hòa bình cho những đóng góp của ông nhằm chấm dứt căng thẳng Chiến tranh Lạnh. Kể từ khi lên nắm quyền năm 1985, Gorbachev đã tập trung nhiều công sức và tiền của cho các kế hoạch cải cách trong nước của ông thông qua các nỗ lực lớn nhằm đạt được sự hiểu biết chung về chính sách đối ngoại với thế giới phi cộng sản.

Một số thành tựu của ông bao gồm bốn cuộc họp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, trong đó có một cuộc họp năm 1987 khi hai bên đạt được một thỏa thuận dỡ bỏ hệ thống tên lửa tầm trung của Hoa Kỳ và Liên Xô ở châu Âu. Ông cũng là người bắt đầu rút quân đội Liên Xô khỏi Afghanistan từ năm 1988 và gây áp lực ngoại giao lên Cuba và Việt Nam để hai nước rút lực lượng của mình khỏi Angola và Campuchia. Trong một cuộc họp năm 1989 với Tổng thống George W. H. Bush, Gorbachev tuyên bố Chiến tranh Lạnh đã chấm dứt.

Gorbachev cũng giành được sự tôn trọng của nhiều người phương Tây qua chính sách không can thiệp vào các biến động chính trị đã làm rung chuyển các quốc gia “vệ tinh” của Liên Xô ở Đông Âu cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990. Khi Tiệp Khắc, Đông Đức, Ba Lan, và các nước khác dọc Bức màn Sắt bắt đầu xoay sang các hệ thống chính trị dân chủ và nền kinh tế thị trường tự do hơn, Gorbachev đã kiềm chế sự can thiệp của Liên Xô. (Chính sách này không được áp dụng cho các nước cộng hòa Xô viết; những nỗ lực tương tự của Litva và các nước cộng hòa khác đã gặp phải những lời cảnh báo nghiêm khắc cũng như việc đe dọa sử dụng vũ lực từ Moskva nhằm giữ cho Liên Xô được thống nhất.)

Xem thêm: Gorbachev: Anh hùng bất đắc dĩ

[efb_likebox fanpage_url=”DAnghiencuuquocte” box_width=”620″ box_height=”” locale=”en_US” responsive=”0″ show_faces=”1″ show_stream=”0″ hide_cover=”0″ small_header=”0″ hide_cta=”0″ ]