01/06/1990: Bush và Gorbachev đồng ý chấm dứt sản xuất vũ khí hóa học

Nguồn: George H.W. Bush and Mikhail Gorbachev agree to end production of chemical weapons, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, tại cuộc họp thượng đỉnh giữa hai siêu cường ở Washington, D.C., Tổng thống Mỹ George H.W. Bush và lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã ký một thỏa thuận lịch sử nhằm chấm dứt sản xuất vũ khí hóa học và bắt đầu tiêu hủy kho dự trữ vũ khí lớn của cả hai bên. Theo thỏa thuận, các thanh tra viên tại chỗ của cả hai nước sẽ quan sát quá trình tiêu hủy. Continue reading “01/06/1990: Bush và Gorbachev đồng ý chấm dứt sản xuất vũ khí hóa học”

16/07/1990: Động đất tàn phá Philippines

Nguồn: Earthquake wreaks havoc in the Philippines, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, hơn 1.000 người đã thiệt mạng khi một trận động đất mạnh 7,7 độ richter tấn công đảo Luzon ở Philippines. Trận động đất kinh hoàng đã tàn phá một phần đáng kể Luzon, hòn đảo lớn nhất của Philippines, trong đó Thành phố Baguio là nơi bị tàn phá nặng nề nhất.

Tâm chấn của trận động đất, xảy ra lúc 4:26 chiều, nằm ở phía bắc Manila, thuộc tỉnh Nueva Ecija. Các báo cáo chỉ ra rằng rung lắc đã kéo dài gần một phút. Sụp đổ các tòa nhà là nguyên nhân chính gây thiệt hại và tử vong. Vào chiều hôm đó, việc thoát khỏi các tòa nhà cao tầng là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả, nhưng nhiều người đã bị thương, thậm chí thiệt mạng, trong vụ giẫm đạp khi mọi người cố gắng rời khỏi toà nhà. Continue reading “16/07/1990: Động đất tàn phá Philippines”

25/04/1990: Kính viễn vọng Không gian Hubble được phóng vào vũ trụ

Nguồn: Hubble Space Telescope placed in orbit, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, phi hành đoàn trên tàu con thoi Discovery của Mỹ đã phóng Kính viễn vọng Không gian Hubble, một đài quan sát dài hạn trong không gian vũ trụ, vào một quỹ đạo thấp quanh Trái Đất.

Ý tưởng về Kính viễn vọng Không gian Hubble đã được hình thành vào những năm 1940, sau đó bản vẽ thiết kế ra đời vào những năm 1970 và chiếc kính được chế tạo vào những năm 1980, với mục đích cung cấp cho các nhà thiên văn học cái nhìn trực tiếp về hệ mặt trời, thiên hà, và vũ trụ. Continue reading “25/04/1990: Kính viễn vọng Không gian Hubble được phóng vào vũ trụ”

03/01/1990: Nhà độc tài Panama Manuel Noriega đầu hàng Mỹ

Nguồn: Panamanian dictator Manuel Noriega surrenders to U.S., History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, sau 10 ngày ẩn náu tại Tòa sứ thần Vatican ở Thành phố Panama, Tướng Manuel Antonio Noriega đã đầu hàng quân đội Mỹ và phải đối mặt với cáo buộc buôn bán ma túy. Ngày hôm sau, Noriega bay đến Miami và người dân Thành phố Panama đã đổ ra đường để ăn mừng. Ngày 10/07/1992, nhà độc tài bị kết tội buôn bán ma túy, rửa tiền, lừa đảo, và bị kết án 40 năm tù.

Noriega, sinh ra ở Panama năm 1938, là một người lính trung thành với Tướng Omar Torrijos, người đã lên nắm quyền sau cuộc đảo chính năm 1968. Dưới thời Torrijos, Noriega đứng đầu cơ quan tình báo khét tiếng G-2 chuyên quấy rối và khủng bố những người chỉ trích chế độ Torrijos. Noriega cũng hợp tác với C.I.A., đồng thời buôn lậu ma túy làm giàu. Continue reading “03/01/1990: Nhà độc tài Panama Manuel Noriega đầu hàng Mỹ”

17/03/1990: Litva bác bỏ yêu cầu hủy tuyên bố độc lập từ Liên Xô

Nguồn: Lithuania rejects Soviet demand to renounce its independence, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, Litva – thành viên cũ của Liên Xô – đã kiên định từ chối yêu cầu của Liên Xô, theo đó buộc nước này từ bỏ tuyên bố độc lập. Tình hình ở Litva nhanh chóng trở thành một điểm nhức nhối trong quan hệ Xô – Mỹ.

Liên Xô chiếm được Litva, thuộc vùng Baltic, kể từ năm 1939. Người Litva từ lâu đã công khai phản đối việc bị Liên Xô sáp nhập, nhưng vô ích. Sau Thế chiến II, lực lượng Liên Xô không rút lui, còn Mỹ thì gần như chẳng làm gì để hỗ trợ nền độc lập của Litva. Vấn đề này tiếp tục tồn tại cho đến năm 1985, khi Mikhail Gorbachev trở thành nhà lãnh đạo của Liên Xô. Continue reading “17/03/1990: Litva bác bỏ yêu cầu hủy tuyên bố độc lập từ Liên Xô”

26/02/1990: Phe Sandinista bị đánh bại trong cuộc bầu cử ở Nicaragua

Nguồn: Sandinistas are defeated in Nicaraguan elections, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, một năm sau khi đồng ý tổ chức bầu cử tự do, chính phủ Sandinista cánh tả của Nicaragua đã thua trong cuộc bỏ phiếu. Đợt bầu cử đã chấm dứt hơn một thập niên nỗ lực của người Mỹ nhằm lật đổ chính phủ Sandinista.

Phe Sandinista lên nắm quyền khi họ lật đổ nhà độc tài lâu năm Anastacio Somoza vào năm 1979. Ngay từ đầu, các quan chức Mỹ đã phản đối chế độ mới, cho rằng nó có định hướng theo chủ nghĩa Marx. Trước sự phản đối này, Sandinista đã quay sang khối cộng sản để được hỗ trợ kinh tế và quân sự. Năm 1981, Tổng thống Ronald Reagan đã chấp thuận để Mỹ hỗ trợ bí mật cho tổ chức gọi là Contras — phiến quân chống Sandinista chủ yếu ở Honduras và Costa Rica. Các viện trợ này đã được duy trì trong phần lớn nhiệm kỳ của Reagan, mãi cho đến khi công chúng Mỹ hay tin và lên tiếng phản đối, đồng thời các báo cáo về hành động vi phạm của Contra đã khiến Quốc Hội phải cắt nguồn tài trợ. Continue reading “26/02/1990: Phe Sandinista bị đánh bại trong cuộc bầu cử ở Nicaragua”

18/01/1990: Thị trưởng Washington D.C. bị bắt vì tàng trữ ma túy

Nguồn: Washington, D.C. mayor Marion Barry arrested on drug charges, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, trong giai đoạn cuối của một chiến dịch chung giữa các đặc vụ FBI và cảnh sát Hạt Columbia, Thị trưởng Marion Barry đã bị bắt và bị buộc tội tàng trữ và sử dụng ma túy đá (crack), một dạng tinh thể của cocaine. Tại khách sạn quốc tế Vista ở trung tâm Washington, camera đã quay lại được cảnh Barry hút chất kích thích cùng Rahsheeda Moore, một phụ nữ đã đồng ý gài bẫy Barry để được giảm án trong vụ án ma túy của mình trước đó. Continue reading “18/01/1990: Thị trưởng Washington D.C. bị bắt vì tàng trữ ma túy”

04/05/1990: Các bang tìm cách thay thế tử hình bằng ghế điện

Nguồn: Electric chair malfunctions in Florida, leading states to change execution methods, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1990, Jesse Tafero đã bị tử hình ở Florida bằng ghế điện với ba lần giật, khiến lửa tóe trên đầu anh ta. Cái chết của Tafero đã làm dấy lên một cuộc tranh luận về các phương pháp tử hình nhân đạo. Nhiều tiểu bang đã ngừng sử dụng ghế điện mà thay vào đó là tiêm thuốc độc cho án tử hình. Continue reading “04/05/1990: Các bang tìm cách thay thế tử hình bằng ghế điện”

01/12/1990: Đường hầm Eo biển Manche được nối thông

Nguồn: Chunnel makes breakthrough, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, tầm 11 giờ sáng, ở độ sâu khoảng 132 feet (40,2m) dưới Eo biển Manche, các công nhân đã khoan một chiếc lỗ với kích thước của một chiếc xe hơi thông qua bức tường đá. Đây không phải là một chiếc lỗ thông thường mà là điểm kết nối hai đầu của một đường hầm dưới nước nối liền Vương quốc Anh với châu Âu lục địa lần đầu tiên sau hơn 8.000 năm.

Đường hầm Eo biển Manche – còn gọi là Chunnel (ghép giữa channel/con kênh và tunnel/đường hầm) – không phải là một ý tưởng mới. Thực ra, Napoléon Bonaparte đã từng nhận được bản đề xuất từ đầu năm 1802. Nhưng mãi đến cuối thế kỷ 20, công nghệ cần thiết để xây dựng đường hầm mới được phát triển. Năm 1986, Anh và Pháp đã ký hiệp ước cho phép xây dựng một đường hầm chạy giữa Folkestone, Anh và Calais, Pháp. Continue reading “01/12/1990: Đường hầm Eo biển Manche được nối thông”

12/08/1990: Phát hiện bộ xương khủng long T. Rex

Nguồn: Skeleton of Tyrannosaurus rex discovered, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1990, thợ săn hóa thạch Susan Hendrickson đã phát hiện ra ba chiếc xương khổng lồ nhô ra khỏi một vách đá gần Faith, South Dakota. Chúng hóa ra là một phần bộ xương của loài khủng long Tyrannosaurus Rex lớn nhất từng được phát hiện, một mẫu vật 65 triệu năm tuổi được đặt tên là Sue, theo tên của người phát hiện ra nó.

Thật đáng ngạc nhiên, bộ xương Sue có mức độ hoàn thiện hơn 90 phần trăm, và các mẫu xương được bảo quản cực kỳ tốt. Cơ quan nơi làm việc của Hendrickson, Viện Nghiên cứu Địa chất Black Hills, đã trả 5.000 đô la cho chủ sở hữu đất, Maurice Williams, để có quyền khai quật bộ xương khủng long. Continue reading “12/08/1990: Phát hiện bộ xương khủng long T. Rex”

02/07/1990: Đợt hành hương khiến 1.400 người thiệt mạng

Nguồn: Pilgrim stampede kills 1,400, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, một vụ giẫm đạp giữa những người hành hương trong một đường hầm dành cho người đi bộ ở Thánh địa Mecca đã khiến hơn 1.400 người thiệt mạng. Đây là tai nạn nghiêm trọng nhất trong một loạt các sự cố suốt 20 năm, ảnh hưởng mạnh đến việc người Hồi giáo thực hiện chuyến hành hương đến Mecca.

Đối với người Hồi giáo, việc hành hương đến Mecca ở Saudi Arabia được gọi là nghi lễ Hajj. Cuộc hành hương là một trong năm trụ cột của tôn giáo và phải được thực hiện ít nhất một lần trong đời tín đồ, nếu hoàn cảnh cá nhân cho phép họ làm như vậy. Có hơn 2 triệu người thực hiện Haji mỗi năm. Thông thường, những người hành hương tổ chức lễ Al-Adha và ghé thăm nhiều địa điểm linh thiêng trong thời gian lưu trú ở khu Thánh địa. Continue reading “02/07/1990: Đợt hành hương khiến 1.400 người thiệt mạng”

11/03/1990: Litva tuyên bố độc lập

Nguồn: Lithuania proclaims its independenceHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1990, Litva (Lithuania) tuyên bố độc lập khỏi Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (hay Liên Xô), trở thành nước cộng hòa Xô viết đầu tiên làm điều này. Chính phủ Liên Xô đã đáp trả bằng cách áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ và phong tỏa kinh tế, và sau đó gửi quân đội tới nước cộng hòa Baltic này.

Người Litva đã sống dọc theo sông Nemen và biển Baltic trong khoảng 3.000 năm, và trong thời trung cổ, Litva là một trong những quốc gia lớn nhất ở châu Âu, trải dài từ nước Nga châu Âu ngày nay cho đến tận Biển Đen. Vào cuối thế kỷ 14, Litva đã hợp nhất với Ba Lan để thành lập một khối thịnh vượng chung, và cùng với sự phân chia lần thứ ba của Ba Lan vào năm 1795, Litva đã bị sáp nhập vào Nga. Continue reading “11/03/1990: Litva tuyên bố độc lập”

16/01/1990: Liên Xô đưa quân đội vào Azerbaijan

Nguồn: Soviets send troops into Azerbaijan, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1990, trong bối cảnh giao tranh khốc liệt giữa các lực lượng Armenia và Azerbaijan tại Azerbaijan, chính phủ Liên Xô đã gửi 11.000 quân tới đây để dập tắt cuộc xung đột.

Cuộc xung đột – và phản ứng chính thức của Liên Xô đối với nó – là một dấu hiệu cho thấy sự kém hiệu quả ngày càng tăng của chính quyền trung ương Liên Xô trong việc duy trì kiểm soát ở các nước cộng hòa thành viên, cũng như quyền lực chính trị ngày càng suy yếu của nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev. Continue reading “16/01/1990: Liên Xô đưa quân đội vào Azerbaijan”

22/11/1990: Margaret Thatcher từ chức

Nguồn: Margaret Thatcher resigns History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, Margaret Thatcher, người phụ nữ đầu tiên giữ chức Thủ tướng trong lịch sử Anh Quốc, đã tuyên bố từ chức sau 11 năm cầm quyền.

Margaret Hilda Roberts sinh năm 1925 tại Grantham, nước Anh. Năm 1959, sau khi kết hôn với doanh nhân Denis Thatcher và trở thành mẹ của một cặp sinh đôi, bà được bầu vào Nghị viện Anh với tư cách đại diện Đảng Bảo thủ của Finchley, một quận nằm phía bắc London. Trong những năm 1960, bà đã nhanh chóng thăng tiến trong hàng ngũ của Đảng Bảo thủ, và năm 1967, trở thành thành viên nội các đối lập (shadow cabinet) – đối lập với nội các của Đảng Lao động cầm quyền, được dẫn dắt bởi Harold Wilson. Với chiến thắng của Đảng Bảo thủ dưới thời Edward Health vào năm 1970, Thatcher trở thành Bộ trưởng Giáo dục và Khoa học. Continue reading “22/11/1990: Margaret Thatcher từ chức”

22/12/1990: Lech Walesa nhậm chức Tổng thống Ba Lan

Nguồn: Lech Walesa sworn in as president of Poland; History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, Lech Walesa, lãnh đạo công đoàn nổi tiếng và từng đoạt giải Nobel Hòa bình, đã tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Ba Lan. Ông trở thành nhà lãnh đạo phi cộng sản đầu tiên của Ba Lan kể từ khi kết thúc Thế chiến II. Chiến thắng của ông cũng là một dấu hiệu cho thấy quyền lực của Liên Xô đã giảm dần và ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu cũng đã suy yếu.

Walesa trở nên nổi tiếng ở Ba Lan vào năm 1980, khi ông lãnh đạo một cuộc đình công của công nhân nhà máy đóng tàu. Cuộc đình công này đã thành công, buộc chính quyền cộng sản Ba Lan đồng ý với quyền thành lập công đoàn độc lập. Nó cũng dẫn đến sự ra đời của Công đoàn “Đoàn kết” ở Ba Lan, một phong trào rộng lớn nhằm loại bỏ sự kiểm soát của đảng cộng sản ở các tổ chức lao động. Continue reading “22/12/1990: Lech Walesa nhậm chức Tổng thống Ba Lan”

09/12/1990: Lãnh đạo Công đoàn Đoàn kết đắc cử tổng thống Ba Lan

Walesa

Nguồn:Walesa elected president of Poland,” History.com (truy cập ngày 08/12/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1990, Lech Wałęsa, người sáng lập Công đoàn Đoàn kết, đã giành chiến thắng vang dội trong một cuộc bầu cử, trở thành nhà lãnh đạo dân cử trực tiếp của Ba Lan.

Sinh năm 1943, Wałęsa đang là thợ điện tại xưởng đóng tàu Lenin ở Gdańsk khi ông bị sa thải vì kích động công đoàn năm 1976. Khi các cuộc biểu tình nổ ra tại nhà máy đóng tàu Gdańsk do việc thực phẩm tăng giá tháng 8 năm 1980, Wałęsa đã trèo qua hàng rào nhà máy và tham gia cùng hàng ngàn công nhân bên trong. Ông được bầu làm lãnh đạo ủy ban đình công, và ba ngày sau yêu cầu của những người biểu tình đã được đáp ứng. Continue reading “09/12/1990: Lãnh đạo Công đoàn Đoàn kết đắc cử tổng thống Ba Lan”

15/10/1990: Gorbachev được trao giải Nobel Hòa bình

gorbachev

Nguồn:Mikhail Gorbachev wins Nobel Peace Prize,” History.com (truy cập ngày 14/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1990, nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev được trao giải Nobel Hòa bình cho những đóng góp của ông nhằm chấm dứt căng thẳng Chiến tranh Lạnh. Kể từ khi lên nắm quyền năm 1985, Gorbachev đã tập trung nhiều công sức và tiền của cho các kế hoạch cải cách trong nước của ông thông qua các nỗ lực lớn nhằm đạt được sự hiểu biết chung về chính sách đối ngoại với thế giới phi cộng sản.

Một số thành tựu của ông bao gồm bốn cuộc họp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, trong đó có một cuộc họp năm 1987 khi hai bên đạt được một thỏa thuận dỡ bỏ hệ thống tên lửa tầm trung của Hoa Kỳ và Liên Xô ở châu Âu. Ông cũng là người bắt đầu rút quân đội Liên Xô khỏi Afghanistan từ năm 1988 và gây áp lực ngoại giao lên Cuba và Việt Nam để hai nước rút lực lượng của mình khỏi Angola và Campuchia. Trong một cuộc họp năm 1989 với Tổng thống George W. H. Bush, Gorbachev tuyên bố Chiến tranh Lạnh đã chấm dứt. Continue reading “15/10/1990: Gorbachev được trao giải Nobel Hòa bình”

03/10/1990: Nước Đức tái thống nhất

German-Unity-Day

Nguồn:East and West Germany reunite after 45 years,” History.com (truy cập ngày 2/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 3 tháng 10 năm 1990, chưa đầy một năm sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, Đông Đức và Tây Đức tái thống nhất, và ngày này đã trở thành “Ngày thống nhất” của nước Đức.

Kể từ năm 1945, khi quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Đông nước Đức, còn Mỹ và các lực lượng Đồng Minh khác chiếm miền Tây của quốc gia này sau khi Thế chiến II kết thúc, nước Đức bị chia cắt đã trở thành một trong những biểu tượng nổi tiếng và lâu dài nhất của Chiến tranh Lạnh. Một số giai đoạn kịch tích nhất của cuộc chiến này đã diễn ra ở đây. Trong số đó, cuộc phong tỏa Berlin (từ tháng 6 năm 1948 đến tháng 5 năm 1949), trong đó Liên Xô chặn mọi lối đi trên bộ tới Berlin, và việc Bức tường Berlin được dựng lên năm 1961 có lẽ là hai sự kiện nổi bật nhất. Continue reading “03/10/1990: Nước Đức tái thống nhất”

12/09/1990: Các nước Đồng minh từ bỏ quyền chiếm đóng Đức

image-17505-galleryV9-abcd

Nguồn: “German occupation rights are relinquished”, History.com, truy cập ngày 11/09/2015.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1990, đại diện Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Liên Xô đã ký một thỏa thuận từ bỏ tất cả các quyền chiếm đóng ở Đức. Hành động mang tính biểu tượng này đã dọn đường cho Đông Đức và Tây Đức tái thống nhất.

Năm 1945, các cường quốc Đồng minh gồm Mỹ, Anh, Pháp và Liên Xô đồng ý rằng nước Đức phát xít bại trận sẽ được chia thành bốn khu vực chiếm đóng, mỗi quốc gia phụ trách một khu vực. Berlin sẽ được chia tương tự như vậy. Việc chia tách được dự kiến chỉ mang tính tạm thời, nhưng những thù hận Chiến tranh Lạnh nhanh chóng phát triển sau Thế chiến II và sự phân chia giữa các vùng do Liên Xô và ba quốc gia còn lại kiểm soát đã trở thành vĩnh viễn. Continue reading “12/09/1990: Các nước Đồng minh từ bỏ quyền chiếm đóng Đức”

02/08/1990: Iraq xâm lược Kuwait

060322-F-7823A-121 U.S. Army soldiers assigned to the 1st Brigade, 1st Armored Division wait to board a UH-60 Black Hawk helicopter during an air assault mission in the Al Jazeera Desert, Iraq, on March 22, 2006. DoD photo by Staff Sgt. Aaron Allmon, U.S. Air Force. (Released)

Nguồn:Iraq invades Kuwait,” History.com (truy cập ngày 01/8/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1990, khoảng 2h sáng theo giờ địa phương, Iraq bắt đầu xâm chiếm Kuwait, nước láng giềng nhỏ nhưng giàu dầu mỏ của mình. Các lực lượng quốc phòng của Kuwait nhanh chóng bị áp đảo, những lực lượng chưa bị tiêu diệt phải rút về Ả Rập Xê-út. Quốc vương Kuwait cùng gia đình ông và những lãnh đạo chính phủ khác cũng phải tháo chạy sang Ả Rập Xê-út. Chỉ trong vài tiếng đồng hồ, Thành phố Kuwait (thủ đô của Kuwait) đã bị chiếm đóng, và Iraq đã lập tức lập nên một chính quyền cấp tỉnh ở đây.

Bằng cách sáp nhập Kuwait, Iraq đã giành quyền kiểm soát hơn 20% trữ lượng dầu lửa của thế giới và lần đầu tiên giành được một vùng bờ biển lớn trên Vịnh Ba Tư. Cùng ngày, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã nhất trí lên án cuộc xâm lược và yêu cầu Iraq rút quân ngay lập tức khỏi Kuwait. Ngày mùng 6 tháng 8, Hội đồng Bảo an áp đặt một lệnh cấm vận thương mại đối với Iraq trên toàn cầu. Continue reading “02/08/1990: Iraq xâm lược Kuwait”