Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở VN 1954-60 (P3)

Print Friendly, PDF & Email

thdn

Nguồn: Heinz Schütte, “Fünfzig Jahre danach: Hundert Blumen in Vietnam 1954-1960”, Hamburger Südostasienstudien, Band 3, 2009.

Biên dịch: Talawas

Bài liên quan: Phần 1; Phần 2

  1. Nguyn Chí Thanh, Trn Dn và D tho đ ngh 32 đim

Trong cái mùa Đông buồn tầm tã năm 1954/55, một nhóm văn nghệ sĩ và nhà báo đã tụ họp lại, tất cả họ đều là thành viên của Phòng Văn nghệ Quân đội, để bàn về một định hướng tư tưởng-văn hóa mới và rốt cuộc, họ đòi lãnh đạo chấp thuận định hướng này. Quân đội miền Bắc hồi đó được xem như một “trường học về dân chủ”[1], bởi vì ngay trong thời kỳ kháng chiến vẫn có những cuộc phê phán được phép diễn ra trong hàng ngũ quân đội. Thế nên giờ đây, khi hòa bình đã lập lại, những vấn đề bức xúc càng phải được mang ra thảo luận mạnh mẽ và gấp rút hơn bao giờ hết.

Nhưng điều đó có nghĩa là gì? Phải chăng nhà nước đảng trị đã không nắm được các trí thức quân đội? Hay Đảng ngày đó (còn chưa) xuống tay ngay và đã chấp nhận đa nguyên tư tưởng? Điều chắc chắn là cuộc cách mạng khi ấy còn chưa kết thúc… Trong kháng chiến, trong hàng ngũ quân đội rõ ràng đã hiện diện đủ các thành phần trái ngược nhau và những đại diện cho những thế giới quan và những quan điểm nghệ thuật khác nhau. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, khi cách mạng bắt đầu thắt chặt quyền lực ở các tổ chức chính trị và quần chúng, những khuynh hướng này có cơ bung ra, tràn sang trận địa cách mạng xã hội – và rốt cuộc là trận địa cách mạng văn hóa. Cả bên ngoài quân đội, người ta đã không thể kìm hãm đòi hỏi về việc mở cửa văn hóa lâu hơn được nữa, và trong giới trí thức văn nghệ sĩ mà ai cũng biết ai ở miền Bắc Việt Nam hồi đó, những quan hệ cá nhân giữa nhóm trí thức dân sự và nhóm trí thức quân đội là rất phổ biến. Vài nhà thơ trong số những người tụ họp với nhau trong mùa Đông đầu tiên sau kháng chiến ấy đã biết nhau từ trước trong nhóm làm tạp chí tượng trưng D Đài, tạp chí xuất bản ngay trước khi kháng chiến bùng nổ tháng 11 năm 1946.[2] Họ chịu ảnh hưởng của Verlaine và Rimbaud và họ tuyên ngôn: “Chúng tôi, mt lũ người vong gia tht th, trót đu thai nhm lúc sao m”.[3] Có thể nói rằng, những người đàn ông trẻ tuổi này chưa bao giờ đánh mất tính cá nhân mà họ thừa hưởng từ nền giáo dục “tự do” những năm 30 và 40, cũng như trong kháng chiến, họ đã phải kìm nén năng lượng và sức sáng tạo của mình dưới những đòi hỏi đôi lúc đến độ lên đồng về việc phải đập chết quá khứ. Một trong số những người đó là nhà thơ Trần Dần, người công tác tại Phòng Văn nghệ Quân đội của vị tướng kiêm chính ủy Trần Độ.

Sau chiến thắng, Trần Dần được tướng Trần Độ cử tới Trung Quốc để dựng kịch bản cho một bộ phim về Điện Biên Phủ. Trong chuyến đi này, Trần Dần đã có những va chạm với vị chính ủy quân đội đi cùng ông, người không chỉ canh chừng thái độ chính trị của nhà thơ nóng đầu mà còn đòi phải có tiếng nói quyết định trong các vấn đề nghệ thuật.[4] Sự tranh cãi này có lẽ không phải do mâu thuẫn cá nhân mà chủ yếu là về vấn đề nhiệm vụ của văn nghệ, vấn đề đã luôn được tranh luận gay gắt từ giữa những năm 1940. Ngoài ra, liệu Trần Dần khi ở Trung Quốc có tiếp xúc với những tư tưởng của nhà phê bình văn học mác-xít phóng khoáng Hồ Phong hay không, và do đó có thể coi Trung Quốc như là người cha tinh thần cho các nhà ly khai Việt Nam hay không, là điều có lẽ đã không xảy ra và hoàn toàn thiếu bằng chứng xác thực.[5]

Những kinh nghiệm của Trần Dần ở Trung Quốc, sự áp đặt quan điểm văn nghệ của hệ thống chuyên chế Việt Nam thông qua các cán bộ chính trị, và đời sống của văn nghệ sĩ bị kiểm soát chặt chẽ bởi kỉ luật quân đội – một thứ kỉ luật thép có lẽ đã không còn cần thiết sau khi hòa bình lập lại – là những tác nhân chính khiến Trần Dần đòi phải có canh tân (một cách có tổ chức). Khi những đòi hỏi này bị từ chối thì sự bất mãn đã chuyển thành hành động ly khai. Điều đó cũng có nghĩa là, trong những năm 1955-56, Đảng vẫn còn chưa xuống tay hẳn trong việc nắm trọn vẹn giới trí thức.[6]

Tạp chí Hc tp của Đảng số tháng 3 năm 1958 (ngay sau các sự kiện kể trên) đăng một bài viết dài dưới nhan đề “Chống chủ nghĩa xét lại trong văn nghệ” của nhà thơ, nhạc sĩ, nhà văn Nguyễn Đình Thi, Tổng Thư ký Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Bản dịch bài báo này được lưu tại Kho Lưu trữ của Bộ Ngoại giao CHDC Đức.[7] Đây là tài liệu duy nhất được lưu trữ mà tôi tìm được trong đó có nói về nhóm văn nghệ sĩ quân đội, lần đầu tiên đã phê phán cách quản lý cũng như chính sách văn hóa của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Như đã nói, việc phê phán ban đầu chỉ giới hạn vào các điều kiện sống và sáng tác của văn nghệ sĩ trong trong quân đội. Nguyễn Đình Thi cho biết: “Cũng lúc by gi, trong quân đi, mt nhóm văn ngh sĩ như Trn-Dn, T-Phác, v.v… đã đòi lp mt chi hi văn ngh đc lp, không chu s lãnh đo chính tr, và lãnh đo v t chc ca quân đi. Nhng quan đim lch lc đó đã b đánh bi trong mt cuc đu tranh đu tiên kéo dài my tháng, nhưng thc cht tư tưởng tư sn trong nhng lun đim và ch trương ca Lê Đt hay Trn Dn chưa b vch ra trước dư lun.”[8] Trong trích dẫn trên, phần thứ nhất là sự thật, dù thực ra Lê Đạt không phải người trong biên chế quân đội, nhưng phần thứ hai thì sai hoàn toàn. Bởi “những quan điểm lệch lạc” của những nhà canh tân đã không dễ bị đánh bại, cũng như họ đã không hề che giấu công luận hồi đó về “thực chất tư tưởng tư sản” của mình.

Vậy thực ra, điều gì ẩn giấu đằng sau phát biểu của Nguyễn Đình Thi? Đó là vào mùa Đông năm 1954-55, Trần Dần và những người bạn của ông: Tử Phác, Hoàng Cầm, Đỗ Nhuận, Trúc Lâm, Hoàng Tích Linh và vài người nữa đã cùng nhau soạn thảo một văn bản có nhan đề “D tho đ ngh cho mt chính sách văn hoá” gồm 32 điểm, trong đó Trần Dần đảm nhiệm vai trò biên tập chính. Họ đã quyết định không gửi D tho này tới các cơ quan văn hóa hoặc các tổ chức Đảng, vì họ e ngại dự án cải cách của mình sẽ bị chìm trong đống giấy tờ hành chính. Thay vào đó, họ đã mời tướng Nguyễn Chí Thanh tới một cuộc gặp mặt không chính thức để lắng nghe và thảo luận về những đề nghị ấy. Tướng Thanh đồng ý. Buổi gặp mặt đáng nhớ ấy đã diễn ra vào một ngày tháng 2 năm 1955 tại tư gia của tướng Nguyễn Chí Thanh ở Hà Nội. Có vẻ như cả nhóm văn nghệ sĩ đều tin rằng, vị tướng quyết đoán và hào sảng này sẽ ủng hộ những đề nghị của họ. Họ cũng tin rằng tướng Trần Độ và đại tá Lê Liêm sẽ ủng hộ hoặc ít nhất cũng châm chước cho những quan điểm của họ. Bên cạnh tướng Thanh, buổi gặp mặt hội đủ các đại diện của nhóm văn nghệ sĩ[9] và còn thêm hai đại diện cao cấp của quân đội: tướng Lê Quang Đạo, Cục trưởng Cục Tuyên huấn Quân đội, và vị phó của ông, đại tá Võ Hương Cường.

Bản đề nghị 32 điểm này không bao giờ được công bố và hiện nay cũng không còn tồn tại bản viết nào nữa. Những người đã tham gia vào buổi gặp mặt đó ở Hà Nội kể lại rằng, Trần Dần đã đọc bản đề nghị một cách nhỏ nhẹ và chậm rãi, và tướng Nguyễn Chí Thanh đã chăm chú nghe. Nhưng khi nghe đến điểm thứ 14 thì vị tướng, luôn được xem là điềm tĩnh và quý trọng văn nghệ sĩ quân đội, đột ngột nổi trận lôi đình. Trước sự kinh hoàng của tất cả những người có mặt, ông đã giận giữ đấm lên mặt bàn và quạt các tác giả của D tho đ ngh về tội tự do tư sản, và rằng họ đã nhiễm những viên đạn bọc đường của chủ nghĩa tư bản. “Mình là công – nông – binh”, ông run người lên, hoàn toàn mất bình tĩnh, “văn nghệ phải phục vụ công – nông – binh…”. Rồi ông vừa hét lên vừa lao ra khỏi phòng.[10] Thế là mối quan hệ đầy tin tưởng giữa vị tướng với các văn nghệ sĩ đã vĩnh viễn chấm dứt. Nỗ lực đối thoại với lãnh đạo quân đội, Đảng và Nhà nước về một chính sách văn hóa mới đã thất bại.

Phải chăng các văn nghệ sĩ đã quá cả tin và ngây thơ chính trị đến mức không nhận ra bản chất sắt đá của vị tướng chính ủy trong vẻ ngoài hào sảng của ông, người trong tư cách là đại diện cho Đảng và quân đội sẽ không bao giờ chấp nhận những đòi hỏi trái với đường lối văn nghệ của Đảng. Trong những năm cuối cùng của cuộc kháng chiến, văn nghệ sĩ không chỉ được giảng về những nguyên tắc của Mác, Ăng-ghen, Lê-nin và Xta-lin, và đặc biệt là chủ nghĩa Mao như hình mẫu cho các hoạt động văn nghệ. Song hình như họ vẫn còn hoàn toàn tin rằng, khi hòa bình lập lại thì việc tổ chức và quản lý trí thức sẽ được nới lỏng hơn và sự đa dạng tư tưởng sẽ được cho phép. Câu chuyện của các nhân chứng còn sống kể lại có vẻ phù hợp với giả định rằng, chính tướng Thanh cũng đã đột ngột bị hạ gục bởi những viên đạn tư tưởng đắng ngắt của người láng giềng phương Bắc, có điều các văn nghệ sĩ đã hoàn toàn không hay biết. Phải chăng các văn nghệ sĩ đã thực sự tin rằng, chủ nghĩa Mao và thứ chủ nghĩa cộng sản giáo điều chẳng qua chỉ là những công cụ nhất thời trong kháng chiến, và chúng sẽ hết ảnh hưởng khi chiến tranh kết thúc? Rằng chúng sẽ không phải là nền tảng cho một xã hội mới hậu thuộc địa và cách mạng sẽ chấm dứt khi họ trở về Hà Nội? Thực tế có vẻ đúng như vậy. Chẳng hạn Hoàng Cầm cho rằng, chủ nghĩa Mao chỉ mới xuất hiện ở Nguyễn Chí Thanh khi hòa bình lập lại và từ khi trở về Hà Nội. Trong kháng chiến không hề có sự khác biệt hay bất đồng nào giữa họ, vì tất cả đều hướng tới mục tiêu độc lập. Tất cả những thứ khác đều phải đặt dưới mục tiêu này. Ngược lại, sau Điện Biên Phủ, vấn đề là làm sao giữ được quyền lực, và khi đó người ta trở thành Mao-ít[11]. Rồi Hoàng Cầm giải thích khi hồi tưởng lại (như một lời biện hộ?): tư tưởng của nhà thơ không bao giờ chung sống được với ý thức hệ cộng sản. Vì vậy, rạn vỡ là đương nhiên và ly khai là không thể tránh khỏi.[12] Nhưng ông nhấn mạnh rằng, ông và những người bạn của mình chưa bao giờ chng Đảng cả. “Seulement, nous sommesautre que le Parti” – “Chúng tôi chỉ khác Đảng thôi”.

Tuy nhiên chúng ta phải đặt ra một câu hỏi, rằng liệu trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của quân đội hồi đó có những người ủng hộ các nhà canh tân, như nhiều người nói vậy, hay không? Đến nay tướng Giáp vẫn giữ im lặng. Cuối năm 1956, tại một doanh trại quân đội, tướng Giáp đã lưu ý rằng các văn nghệ sĩ Nhân văn – Giai phm là những người cá nhân chủ nghĩa.[13]Tuy nhiên, một đồng chí thân cận của ông, đại tá Lê Liêm, nguyên chính ủy mặt trận Điện Biên Phủ, đã nhân danh Bộ Chính trị đến gặp gỡ các văn nghệ sĩ “lệch lạc” và thuyết phục họ trở về với đường lối đúng đắn của Đảng. Cũng như tướng Giáp, Lê Liên và Trần Độ[14] sẽ sớm bị phê phán là ngả theo chủ nghĩa xét lại. Theo tôi, nếu trong giới lãnh đạo quân đội, Đảng và nhà nước có người có cảm tình với một chính sách văn hóa văn nghệ mới thì điều đó có lẽ cũng chỉ xảy ra trong tương quan với cuộc tranh luận về chủ nghĩa xét lại sau Đại hội 20 của Đảng Cộng sản Liên Xô.[15] Cuộc tranh luận này đã bộc lộ tất cả những vấn đề mâu thuẫn xung quanh chủ nghĩa Mao và chủ nghĩa xét lại của Khrushchev. Còn thời gian sau chiến thắng 1954, trong hàng ngũ lãnh đạo Đảng và nhà nước đã không hề có bất kỳ ai có ý định ủng hộ một chính sách văn hóa đa nguyên vì như thế nghĩa là cho văn hóa được giải thoát ra khỏi chức năng duy nhất của nó như là một mặt trận phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Bản D tho của Trần Dần và các văn nghệ sĩ xoay quanh ba điểm:

Thứ nhất: Tr lãnh đo văn ngh cho văn ngh sĩ;

Thứ hai: Thành lp trong quân đi mt chi hi văn ngh trc thuc Hi Văn ngh, không qua Cc Tuyên hun và Tng cc Chính tr;

Thứ ba: B mi chế đ quân s hin hành trong văn ngh quân đi.[16]

Trần Dần đưa ra những đề nghị này nhân danh tập thể. Ông cổ vũ cho một thứ chủ nghĩa hiện thực trung thành vi s thc của xã hội, của con người, và đòi hỏi không gò bó s thc vào chính sách. Ông nói, “chủ nghĩa hiện thực khuyến khích trăm nhà đua tiếng, cả về nội dung lẫn hình thức”[17].

Ông cáo buộc các cán bộ chính trị đã dìm chết sáng tạo và nghệ thuật. “Người viết ch viết do thôi thúc t thc tế”, ông viết tiếp, “không phi viết đ va lòng tuyên hun, va lòng cp trên”. Và, “cách mng không cn nhng người hoan hô nhm mt. Nhng anh hót ca chính sách. Thm chí nhng anh ‘thày cúng chính sách’, leng keng bóp méo, nghèo nàn…”. Ông ghi nhận, “có th nói văn chương hin nay nhiu cái gi to (gi trá na)… Tc là người viết đt ra mt cái khuôn nht đnh, ri gò ép mi s thc vào đó…Ti sao không viết v cơ quan chng hn? Ti sao s viết v tình yêu chng hn? Mà viết tình yêu thì y như đưa ra ái tình hy sinh vì t quc!… Ti sao c xut thân công nông mi đáng viết?” Và ông đòi phải được nói thẳng, nói thật, nói hết.[18]

Những nhà cách tân tuyên bố chống lại thứ chủ nghĩa xã hội mà ở đó Đảng Lê-nin-nít kiểm soát toàn diện các lĩnh vực xã hội, kể cả đời sống riêng tư, nội dung cũng như hình thức sáng tác của văn nghệ sĩ. Bởi “chính trị không thể kiểm soát văn nghệ”[19], và họ đòi phải có một thứ chủ nghĩa hiện thực cho phép trăm hoa đua nở – như mùa Xuân Praha vậy. Họ muốn có sự đa dạng, mâu thuẫn, khác biệt. Bởi vì “trong mi người cũng li có triu vn đ, mi vn đ là mt s thc… mi b đi, công chc, người viết đu mang trong mình mt… tiu thuyết.”[20] Về văn chương, họ cùng chịu ảnh hưởng của các nhà tượng trưng chủ nghĩa Pháp (Verlaine, Rimbaud), cũng như họ chịu ảnh hưởng của Mayakovsky.

Trong tất cả những cuộc trò chuyện của tôi ở Hà Nội với những nhân vật chính của thời đó, tôi luôn được nghe khẳng định rằng, họ chỉ mong muốn được phép có sự khác biệt, có dân chủ và mở rộng tổ chức văn nghệ trong khuôn khổ của chế độ, chứ họ tuyệt không chống Đảng và nhà nước. Điều này được xác nhận trong một báo cáo của Đại sứ CHDC Đức Pfützner về tình hình Hà Nội cuối năm 1955. Pfützner viết: “Sau khi hòa bình lập lại (Hội nghị Genève 1954), văn nghệ sĩ thuộc tất cả các nhóm khác nhau đều chờ đợi có sự thay đổi chính sách một cách cơ bản và mong được chính phủ và Đảng giúp đỡ. Những năm vừa rồi họ đã được phân cho đủ loại công việc khác nhau. Họ trở thành cán bộ hành chính, cán bộ tổ chức hoặc vẫn là sĩ quan trong quân đội. Ví dụ trong quân đội, họ phải chịu chính sách mệnh lệnh gò bó, khiến cho họ khó lòng mà sáng tác được, thậm chí họ cảm thấy ức chế và bị coi rẻ. Chẳng hạn họ không được thức khuya hơn 9 giờ để dành ít giờ ban đêm cho công việc sáng tác. Tại những cơ quan và tổ chức khác, văn nghệ sĩ cũng gặp phải sự quan liêu cứng nhắc như thế khi họ lặp đi lặp lại những đòi hỏi về việc phải tạo điều kiện cần thiết cho văn nghệ. – Đó là tình hình cách đây khoảng một năm khi các văn nghệ sĩ bắt đầu lớn tiếng bày tỏ sự bất bình.”[21]

Công (hay tội) của các văn nghệ sĩ quân đội là: với D tho đ ngh 32 điểm, lần đầu tiên họ đã trình bày một giải pháp khác cho chính sách văn hóa của Đảng. Báo cáo của Đại sứ Pfützner được trích dẫn trên đây ghi nhận, sau những hy sinh gian khổ trong kháng chiến, giờ đây những “người làm văn hóa” trong quân đội cũng như trong khối dân sự mong Đảng nới lỏng chính sách, cũng như họ mong được cùng Đảng thực hiện sự mở rộng này. Đại sứ Pfützner cũng giải thích tiếp rằng, chỉ sau khi bị các cơ quan hữu trách và giới lãnh đạo tỏ thái độ từ chối một cách tiêu cực, phong trào mới trở nên cực đoan và giới văn nghệ sĩ ngày càng trở nên bất mãn.

  1. Nhng mâu thun cơ bn ca năm 1956

Càng ngày càng rõ rằng, những cải cách mà người ta chờ đợi sẽ không được thông qua, bởi vì, như Nguyễn Đình Thi đã giải thích trong Báo cáo đọc tại Hội nghị Văn nghệ toàn quốc lần thứ 2, năm 1957: “Nền văn nghệ dân tộc và nhân dân của chúng ta được sự lãnh đạo của Đảng tiền phong của giai cấp công nhân… Đảng lãnh đạo đã đem tới cho văn nghệ Việt Nam ánh sáng tư tưởng Mác-Lênin, soi rõ con đường phấn đấu để đổi mới xã hội, xây dựng con người mới Việt Nam. Đảng đã đoàn kết tập hợp mọi lực lượng văn nghệ Việt Nam thành một mặt trận ngày càng lớn mạnh. Đảng đã giới thiệu cho các nhà văn nghệ phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa, là phương pháp sáng tác tốt nhất.”[22] Như vậy, những đề xuất của Trần Dần đã đi ngược lại với đường lối của Đảng và thách thức tính độc quyền của nó.

Mục tiêu cao nhất của Đảng và chính phủ vẫn là sự thống nhất đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng (cuộc cách mạng này còn kéo dài tới năm 1975), và văn hóa cũng phải hoàn toàn phục vụ mục tiêu này. Sự lệch lạc về chính trị và lý tưởng sẽ tạo cơ hội cho kẻ thù lợi dụng. Hội nghị Trung ương 8 của Đảng Lao động Việt Nam năm 1955 đã thảo luận về “công tác chống gián điệp, chống phản bội; tăng cường công tác phòng gian, bảo mật. Và để phát triển cuộc đấu tranh này tại các đô thị, mọi người dân đều phải đăng kí hộ tịch. Các khóa học chỉnh đốn về chế độ bảo mật liên tục được tổ chức tại các xí nghiệp và các cơ quan Đảng, chính quyền, quân đội và dân sự.”[23] Sự tự do đi lại của dân chúng bị kiểm soát bởi chính sách hộ khẩu, và mỗi người đều bị quản lý bởi một quyển sổ lý lịch trong đó ghi rõ chi tiết tiểu sử bản thân và giai cấp của người đó.[24]

Tuy nhiên các văn nghệ sĩ và trí thức quân đội đã không chịu nhún, mà, cùng với các đồng nghiệp trong khối dân sự, họ đã cho xuất bản tạp chí Giai phm mùa Xuân tháng 3.1956. Giờ đây, những chỉ trích nhắm vào họ không chỉ dừng trong phạm vi tương đối an toàn của quân đội nữa, mà lan sang khối Đảng và khối dân sự, địa hạt quản lý của Tố Hữu (1920-2003), người được “thừa nhận là nhà thơ Việt Nam lớn nhất của thời đại”[25]. Tố Hữu là ủy viên Bộ Chính trị, nắm mảng tuyên giáo (tuyên truyền và giáo dục), một nhà thơ tiêu biểu cho thơ chính thống, một giáo hoàng văn nghệ, người đặt ra các chính sách, người canh gác việc thực hiện các chủ trương (thường do ông tự đặt ra), và như vậy, ông là một trong những người có quyền lực lớn nhất đất nước – một nhà tư tưởng sắt đá. Tố Hữu được xem là người thô bạo và không khoan nhượng về tư tưởng. Ở Hà Nội loan truyền câu chuyện, ông đã gọi các đồng nghiệp từng sát cánh bên ông trong kháng chiến lên và quạt: “Các anh viết cho ai? Viết cho tương lai hay viết cho công nông cách mạng? Sao các anh không ăn cho tương lai luôn đi!” Có thể thấy rằng, Tố Hữu, trong tư cách nhà thơ, đã cảm thấy bị xúc phạm ghê gớm như thế nào khi Trần Dần và Lê Đạt đầu năm 1955 đã phê phán gay gắt tập thơ Vit Bc của ông, tập thơ được trao giải Nhất của Hội Văn học và Nghệ thuật Việt Nam năm 1954-55.[26]

Sau năm 1954, Đảng  đã đi một bước quyết định trong việc kiểm soát lĩnh vực tư tưởng và qua đó khẳng định quyền lực độc tôn của mình. Trong khi 10 năm trước, Việt Minh đã nỗ lực kiểm soát lĩnh vực chữ viết và tri thức bằng chiến dịch xóa nạn mù chữ, thì nay Đảng đã dấn thêm bước nữa bằng cách kiểm soát trọn vẹn tất các các khâu trong hoạt động chữ viết và hình ảnh.[27]

Tuy nhiên, Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã phải đón nhận những bất ổn do các vấn đề từ bên trong cũng như bên ngoài. Ở nông thôn, các vụ đấu tố trong cải cách ruộng đất, và kéo theo là các cuộc thanh lọc những “phần tử phản động” ra khỏi hàng ngũ Đảng và các tổ chức quần chúng, đã tạo ra sự đối lập và nổi loạn. Tình hình chính trị khắp nơi đều “căng thẳng”[28], và ngay cả những gia đình đã tham gia kháng chiến cũng bị đấu tố không thương tiếc. Nạn đói năm ấy lại khiến cho tình hình xã hội càng thêm xấu.[29] Đã không  hề có tăng trưởng kinh tế, cũng như không hề có những tiến triển tích cực về chính trị và đạo đức xã hội từ cuộc cải cách ruộng đất, như Bộ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm kể với Đại sứ CHDC Đức tháng 10.1956.[30] Nhà thơ Phùng Quán miêu tả những gì ông chứng kiến tại nông thôn Bắc Bộ hồi đó:

Tôi đã đi qua

Nhiu xóm làng vùng Kiến An Hng Qung

Nước bin dâng lên ướp mui các cánh đng

Hai mùa lúa không có mt bông.

Phân người toàn v khoai tím đ.

Tôi đã gp

Nhng đa em còm cõi

Lên năm lên sáu tui đu.

Cơm thòm thèm đn cám vi rau…[31]

Ngày 29.10.1956, nhân danh Đảng và Chính phủ, đại tướng Võ Nguyên Giáp, người hùng của Điện Biên Phủ, đã tự phê bình công khai. Tháng 11 bắt đầu chiến dịch sửa sai. Chủ tịch Hồ Chí Minh thừa nhận những sai lầm trong cải cách ruộng đất, mặc dù về tổng thể ông vẫn đánh giá cải cách ruộng đất là tích cực[32]. Ông đã khóc trước mặt mọi người, và điều đó đến nay vẫn mang lại cảm giác về sự chân thành và chăm lo cho dân chúng của vị cha già.[33] Nhưng mặc dù đã có những cử chỉ hòa giải như vậy, tình hình vẫn tiếp tục căng, đến nỗi tháng 11.1956 – cùng thời điểm với “những sự kiện Hungary” – người ta đã phải huy động quân đội để đàn áp đẫm máu những cuộc nổi loạn của nông dân ở một loạt các làng tại Nghệ An, quê hương Hồ Chí Minh. Tình thế nguy ngập được đánh dấu bằng cuộc viếng thăm của Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai tại Hà Nội ngày 18.11.1956.[34] Trước đó các văn nghệ sĩ và những thành viên khác của Hội Trí thức đã được phân công tới nông thôn để nắm tình hình cải cách ruộng đất. Tuy nhiên những kinh nghiệm ở nông thôn chỉ khiến họ thêm nghi ngờ vào hệ thống chính trị và hâm nóng không khí phản kháng ở đô thị.[35] Đường lối không tưởng của Mao Trạch Đông[36] thống trị miền Bắc, như Georges Baudarel chỉ rõ, đã dẫn tới các cuộc đấu tố trong cải cách ruộng đất và gây căm phẫn trong dân chúng, thách thức sự sống còn của chế độ. Điều này dẫn tới sự phân hóa trong hàng ngũ lãnh đạo thành hai phe: phe đa số theo đường lối giáo điều của Mao và phe thiểu số nghiêng về đường lối dân tộc thực dụng thân Moskva – phe của những người bị gọi là xét li.

Năm 1956 là một năm nguy khốn của thế giới cộng sản. Ngay sau cái chết của Stalin năm 1953 đã bắt đầu hình thành một quá trình nới lỏng và đặt lại câu hỏi về chế độ toàn trị. Nhân Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ 20 tại Moskva, ngày 24.2.1956, trong một báo cáo mật, Tổng Bí thư Khrushchev đã công bố những tội ác của Stalin, và qua đó đánh đổ thần tượng được coi là bất khả xâm phạm cho tới khi đó. Cuối năm 1956, sau bài phát biểu của Mao về các mâu thuẫn, Bắc Kinh kêu gọi các trí thức của đất nước – những người có vẻ thực sự tin rằng những mâu thuẫn cơ bản đã được giải quyết, còn những mâu thuẫn khác, không cơ bản, thì có thể bàn luận công khai – phê phán thói quan liêu và những điểm yếu khác của chế độ. Điều này dẫn tới phong trào trăm hoa đua nở ngắn ngủi kiểu Trung Quốc dưới khẩu hiệu “Bách hoa t phóng, bách gia tranh minh”[37] (Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng). Cuối tháng 6 xảy ra cuộc nổi dậy ở Poznan (Ba Lan) và đến tháng 10 thì xảy ra cuộc phản kháng ở Hungary, cuộc phản kháng sau đó đã bị dập tắt bởi quân đội của Khối Hiệp ước Warszawa.

Tất cả những sự kiện kể trên đã không phải không gây ra tiếng động nào ở Hà Nội. Đảng và Chính phủ đã tỏ ra rất lo lắng. Tháng 9.1956, trong “Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 10 (mở rộng) về việc sửa sai trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức Đảng, quần chúng”, Đảng đưa ra nhận định: “Ảnh hưởng bất lợi từ nông thôn đang lan ra thành thị và tấn công vào tất cả các giai cấp và tầng lớp nhân dân, miền Bắc cũng như miền Nam. Tình hình đòi hỏi chúng ta phải sửa chữa sai lầm dứt khoát, khẩn trương và khéo léo”[38]. Trong một cuộc gặp trực tiếp với Đại sứ CHDC Đức ngày 7.1.1957, Thủ tướng Phạm Văn Đồng giải thích: “Cách đây khoảng 3-4 tháng, … tình hình ở nông thôn rất nguy ngập, nguy hơn mức người ta dám thừa nhận”[39]. Từ khi hòa bình lập lại tháng 7.1954, đời sống vật chất của dân chúng đã không hề được cải thiện. Theo báo cáo của Đại sứ CHDC Đức, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói tiếp: “Sự bất mãn này được biểu hiện trong các cuộc tấn công về tư tưởng nhắm vào Chính quyền Nhân dân. Ở đây Chính quyền phân biệt rõ hai loại bất mãn: loại kẻ thù chống chế độ và loại lầm đường lạc lối. Đối với loại kẻ thù, Chính quyền luôn sẵn sàng dùng mọi phương tiện để tiêu diệt.”[40]

Nhưng phải làm gì với những trí thức bất mãn, đặc biệt là những trí thức văn nghệ sĩ trong nhóm Nhân văn-Giai phm? Nguyễn Đình Thi đã giải thích với ông Đại sứ CHDC Đức tại Hà Nội ngày 20.10.1956: “Chính nội bộ Bộ Chính trị Đảng Lao động vẫn còn chưa có quan điểm thống nhất về việc này, mặc dù đại diện Bộ Chính trị đã có vài cuộc trao đổi với nhóm Nhân văn rồi.”[41] Sự ngập ngừng này đã cho phép những người nổi loạn một khoảng thời gian đàm phán nhất định, tuy nhiên điều đó đã nhanh chóng chấm dứt với cuộc đàn áp ở Hungary. Tháng 11.1957, trong một cuộc họp của các đảng cộng sản cầm quyền tại Moskva, người ta đã đưa ra quyết định sẽ dập tắt tất cả các phn t dao đng. Một thời kỳ đóng băng mới lại hình thành[42]; Đại hội 20 Đảng Cộng sản Liên Xô và cuộc cải cách ruộng đất đã gieo sự hoài nghi vào các trí thức miền Bắc Việt Nam.

Quyền lãnh đạo của Đảng chỉ còn có thể duy trì bằng trấn áp. Nhưng giờ đây chính Đại hội 20 đã tự xác nhận những mầm mống hoài nghi vào chế độ. Ảnh hưởng của nó với Việt Nam, nhất là với giới trí thức, hoàn toàn không thể coi nhẹ. Thực ra, thoạt tiên đã không có ai đọc được bản báo cáo của Khrushchev, song những tin đồn – rò rỉ đây đó từ các nguồn sách báo tiếng Pháp hiếm hoi – khiến người ta nhận thức rằng điều mà họ hằng tin tưởng bấy nay đã không thể còn đúng nữa.[43] Và khi sự nghi ngờ đã được phép hiện diện ở Moskva thì hẳn nó cũng phải được phép ở Việt Nam. Bởi vậy ta có thể hiểu rằng, chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa dưới ảnh hưởng của Mao ở một số nhà các mạng trẻ tuổi, vốn đã bị nhạt đi phần nào do việc đọc các tiểu thuyết Xô-viết đầu những năm 50[44], qua Đại hội 20 ở Moskva, đã rẽ sang một nhánh khác, với những giải pháp khác về một xã hội xã hội chủ nghĩa-cộng sản chủ nghĩa.

Những quá trình cởi bỏ ảo tưởng này cũng tạo ra sự khích lệ mới. Bởi lẽ đối với nhiều người Việt Nam thì những sự thật được phơi bày về Stalin và hệ thống Xô-viết từ trong chính nội bộ của hệ thống là bằng chứng về khả năng đổi mới của chủ nghĩa cộng sản, với Liên Xô cũng như với Việt Nam. “Kinh nghiệm Liên Xô luôn là ánh sáng tự do đối với chúng tôi”, nhà sử học Đào Hùng đã nói như vậy[45]. Và Đào Hùng so sánh kinh nghiệm Liên Xô với kinh nghiệm Trung Quốc: Người ta không bao giờ chờ đợi sự giải phóng từ Trung Quốc, mà luôn luôn là sự đàn áp và ngu dân –  dĩ nhiên đây cũng là một cách nói cách nói có phần biện hộ khi nhìn lại. Triết gia Trần Đức Thảo cũng đã viện dẫn tới phong trào tự do dân chủ do Đại hội 20 của Đảng Cộng sản Liên Xô phát động, và ông cho rằng những thắng lợi của phong trào này đòi hỏi Đảng Lao động Việt Nam cũng phải mở rộng tự do dân chủ. Trần Đức Thảo giải thích, từ sau hòa bình lập lại, những phê phán lãnh đạo của công nhân và trí thức là hoàn toàn đúng: người ta không phát huy được khả năng của mình do tệ quan liêu, bè phái và sùng bái cá nhân. Chẳng hạn trong lĩnh vực văn hóa, người trí thức cn t do như khí tri đ th, và Đại hội 20 đã bóc trn nhng kết qu tai hi ca tác phong lãnh đo vi phm hình thc t do.[46] Đại hội 20 rút cuộc đã củng cố niềm tin cho các nhà ly khai, khiến họ không nhượng bộ trong những đòi hỏi của mình. Vài năm sau, ngày 23.8.1963, Tham tán Đại sứ CHDC Đức Klaus Matzke đã có buổi trao đổi với người đồng chí Võ Kung Ky, Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ Văn hóa, và (Xuân?) Thủy. Ngài tham tán được thông báo rằng: “Văn nghệ Việt Nam vẫn còn một số ảnh hưởng tiểu tư sản”. Matzke hỏi, phải chăng “những quan điểm độc hại đó có nguồn gốc từ Thái Lan hay miền Nam Việt Nam”? Và ông được trả lời: “Nguồn gốc những quan điểm độc hại này không phải là Thái Lan hay miền Nam, mà chính là Liên Xô”[47]. Đây quả là những mâu thuẫn cơ bản.

(Còn tiếp)

——————

Chú thích

[1] Boudarel 1991b, tr. 97

[2] Ninh2002, tr. 126 tt.

[3] Boudarel 1991b, tr. 49

[4] Theo các nguồn tin truyền miệng ở Hà Nội và Paris thì vị chính ủy này là Hoàng Xuân Tùy, người sau này sẽ giữ chức hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Thứ trưởng Bộ Đại học.

[5] Boudarel 1991b, tr. 52 tt., 87, 156 tt. Đầu tháng 3.2001, tôi có hỏi Georges Boudarel, rằng hồi 1955 ông và Trần Dần có biết gì về Hồ Phong không? Ông trả lời: “Rien”, không biết gì hết, và nói thêm: “Je me suis trompé”, nghĩa là: “Tôi đã nhầm”. Tham khảo thêm Ninh 2002, tr.128-129; Duiker 2000, tr.489. Về Hồ Phong, xem: Goldman 1967, cũng như Goldman 1960; MacFarquhar 1960.

[6] Sẽ rất thú vị nếu được biết thêm về vai trò của tướng Trần Độ trong những sự kiện này.

[7] PolA, AA, MfAA/A 8494, thẻ 1, tr. 050-079. Khái niệm “chủ nghĩa xét lại” năm 1954/55 còn chưa xuất hiện ở Việt Nam, và chỉ từ 1957 sau phản ứng với Đại hội 20 Đảng Cộng sản Liên Xô năm 1956, khái niệm này mới được sử dụng chỉ các trí thức ly khai Hà Nội.

[8] Nt, tr. 051

[9] Gồm nhà văn Thanh Tịnh, nhà thơ Vũ Cao và em trai ông, nhà văn Vũ Tú Nam, nhà văn Phùng Quán, họa sĩ Mai Văn Hiến, các nhạc sĩ Đỗ Nhuận, Lương Ngọc Trác và Doãn Nho, cũng như các nhà văn, nhà thơ, nhà báo Cao Nhị, Phác Văn, Tử Phác và dĩ nhiên là Hoàng Cầm. Về tướng Thanh, xem thêm Bùi Tín 1999, tr.86-87,cũng như Boudarel 1991 b, tr. 98-100.

[10] Trò chuyện với Hoàng Cầm ở Hà Nội 2.12.1998

[11] Trò chuyện với Hoàng Cầm ở Hà Nội 24.6.1999

[12] Trò chuyện với Hoàng Cầm ở Hà Nội 19.10.2000

[13] Trò chuyện với Hoàng Cầm ở Hà Nội 6.11.1998

[14] Năm 1999 ở tuổi 86, Trần Độ bị khai trừ khỏi Đảng sau nhiều năm đòi mở cửa và cách tân bằng các bài viết phổ biến trên internet. Ông đã lên tiếng sau nhiều năm giữ kín các quan điểm của mình, và điều đó đã vượt quá sức chịu đựng của Đảng. Ông mất tháng 8.2002.

[15] Trong vòng 20 năm tiếp theo, sự chia rẽ giữa Trung Quốc và Liên Xô có ảnh hưởng quyết định tới chính sách đối nội và đối ngoại của Việt Nam trong việc phải duy trì mối quan hệ tốt với cả hai cường quốc này. Dù lúc này lúc khác, tư tưởng cũng có vai trò quyết định, song nhìn chung chính trị Việt Nam đã đi một con đường thực dụng rất đặc trưng. Xem thêm Grossheim 2005.

[16] Như Phong 1962, tr. 57

[17] Boudarel 1991b, tr. 92

[18] Boudarel 1991b, tr. 90-92; Boudarel và Nguyen Van Ky 1997, tr.132-136

[19] Như Phong 1962, tr. 57

[20] Boudarel 1991b, tr. 93

[21] Đại sứ Pfüzner, Sự nổi loạn của văn nghệ sĩ chống lại chính sách của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong các vấn đề văn nghệ (Oppositionelle Bewegungen der Schriftsteller und Künstler gegen die Politik des ZK der Lao-Dong-Partei in den Fragen der Literatur und Kunst), tháng 11.1956, tại: MfAA/A 8420, tr. 031

[22] “Những nét chính về tình hình và công tác phát triển văn nghệ”. Bài phát biểu tại Hội nghị Văn nghệ lần thứ 2 năm 1957. Die Entwicklung der Kunst und Literatur in ihren großen Zügen. PolA, AA, MfAA/A 8582, tr.079-080.

[23] Đại sứ quán CHDC Đức, Hà Nội, 20.9.1955, phụ chú ghi chép cuộc họp giữa các đại sứ các nước xã hội chủ nghĩa anh em với Tổng Bí thư Đảng Lao động Việt Nam, đồng chí Trường Chinh, ngày 17.9.1955 – từ 15:00 tới 18:00, tại: PolA, AA, MfAA/A 8679, thẻ 3, tr.0229a.

[24] Baudarel/ Nguyen Van Ky 1997, tr.134.

[25] Anon 1978, tr.9. Cũng có thể tham khảo thêm Thürk 1970, tr.188.

[26] Xem Boudarel 1991b, tr.119 ff; Ninh 2002, tr.133-135; Tongas 1960, tr. 337, cũng như: Nguyen Tran Huan 1981, tr. 322-323 và tr.330-331. Về một tiểu sử (chính thức) của Tố Hữu (khoảng 1959) xem PolA, AA, MfAA/A 8494, tr.0137. Trò chuyện với Lê Đạt ở Hà Nội 4.10.2000. Ngoài ra thân phụ của họa sĩ Trần Duy.

[27] Trong một bản thảo không được công bố viết đầu những năm 1970, Rudy Schröder (tên Việt Nam là Nguyễn Đức Nhân) viết: “Khả năng đọc và viết được dùng quá tốt cho việc sản sinh, giữ gìn và truyền bá chủ nghĩa nô bộc. Tôi có lý do để lo sợ rằng Việt Nam ngày nay đã là một trong những nước mà quyền lực hoàn toàn chế ngự tri thức.” FMS, bản thảo Schröder, tr. 56.

[28] Đại sứ quán CHDC Đức gửi Bộ Ngoại giao, Hà Nội, 8.4.1957, tại: PolA, AA, MfAA/A 8383, tr.009.

[29] Tháng 9.1955, Tổng Bí thư Trường Chinh thông báo với các đại sứ “các nước anh em” như sau: “còn 91.000 người thất nghiệp, trong đó một số làm những việc thời vụ (hỏa xa, làm đường v.v.). Số người bị đói nặng giảm từ 1 triệu (tháng 3.1955) xuống còn 180.000 (tháng 7.1955). Sản lượng lương thực tháng 5 vượt mức đề ra (không có số liệu cụ thể). Tuy nhiên sản xuất công nghiệp và thương mại không đạt kế hoạch.” Điều khác thường trong thông báo này của Trường Chinh không phải là các con số (vì thực ra nó có đúng hay sai cũng không quan trọng), mà là sự thừa nhận có nạn đói lớn và những khó khăn lớn về kinh tế. Đại sứ quán CHDC Đức, Hà Nội, 20.9.1955, phụ chú ghi chép cuộc họp giữa các đại sứ các nước xã hội chủ nghĩa anh em với Tổng bí thư Đảng Lao động Việt Nam, đồng chí Trường Chinh, ngày 17.9.1955 – từ 15:00 tới 18:00, tại: PolA, AA, MfAA/A 8679, thẻ 3, tr.0229a.

[30] Đại sứ quán CHDC Đức gửi Trung ương Đảng Xã hội Thống nhất Đức (SED), Berlin. Hà Nội, 17.10.1956, tại: Lưu trữ Liên bang, Berlin (BArch), Ủy ban Trung ương Đảng SED, Ban đối ngoại Trung ương, DY30/IV2/20/217.

[31] Giai phm mùa Thu, 10.1956, trích theo Hoàng Văn Chí 1962, tr. 96.

[32] Fall 1967, tr. 304-306

[33] Về những giọt nước mắt chiến lược của Hồ Chí Minh, tham khảo Maneli 1971, tr. 154.

[34] Honey 1957, tr. 251. Tôi không tìm thấy trong các kho lữu trữ của CHDC Đức thông tin nào về chuyến thăm này.

[35] Ví dụ có thể xem Moise 1983, tr. 215 tt.

[36] Boudarel / Nguyen Van Ky 1997.

[37] Goldman 1967, tr. 160; tham khảo thêm MacFarquhar 1960.

[38] PolA, AA, MfAA/A 8380, tr. 056.

[39] Đại sứ Pfützner gửi Bộ Ngoại giao, 27.11.1956 và 8.1.1957, tại: PolA, AA, MfAA/A 8699, thẻ 3, tr.0233-0237, cũng như các bản tin từ báo Nhân Dân; Nt, tr. 0238-0244. Về con số những người bị giết, bị kết án tù hoặc bị giam cầm, xin xem: báo cáo của Đại sứ quán CHDC Đức gửi Ủy ban Trung ương Đảng Xã hội thống nhất (SED), Hà Nội 17.10.1956, tại Barch – Ủy ban Trung ương SED, DY 30/IV2/20/217.

[40] Đại sứ Pfützer gửi Bộ Ngoại giao CHDC Đức, Hà Nội 8.1.1957, tại: PolA, AA, MfAA/A 8699, thẻ 3, tr. 0234.

[41] Đại sứ Pfützner gửi Bộ Ngoại giao CHDC Đức, Hà Nội 5.11.1956, tại: PolA, AA, MfAA/A 842O, tr. 0028.

[42] Xem MacFarquhar 1960, tr. 303/304.

[43] Theo Bùi Tín 1999, tr.57, thì Trường Chinh, người tham dự Đại hội 20 Đảng Cộng sản Liên Xô ở Moskva, đã bị một cú sốc nặng (“en état de choc”) khi nghe bản Báo cáo mật của Khrushchev. Trường Chinh đã giấu kín bản báo cáo mật này trong cặp tài liệu của mình; khi trở về Hà Nội, ông không hề nói với ai về điều đã xảy ra mà chỉ báo cáo riêng với Hồ Chí Minh.

[44] Trò chuyện với Đào Hùng ở Hà Nội 10.10.2000.

[45] Nt, và Đào Hùng nói thêm: “Nhưng sau đó mọi sự từ từ thay đổi, và khi Breshnev lên thì hi vọng chấm dứt. Việc quân đội Liên Xô tràn vào Tiệp Khắc là dấu chấm hết với chúng tôi…”

[46] Trần Đức Thảo, Development of Democratic Freedom (N lc phát trin t do dân ch), Nhân văn số 3, 15.10.1956, tại: Lữu trữ Quốc gia Úc (NAA), A463/17, tr.20-21. Những tài liệu từ NAA được Thomas Engelbert vui lòng cho tôi sử dụng.

[47] Barch, Ủy ban Trung ương Đảng Xã hội Thống nhất Đức (SED): Phụ chú hồ sơ số 117/63, Đại sứ quán CHDC Đức, Hà Nội, 7.9.1963, DY 30-IV A 2/20/442. Sách vở nước ngoài hầu như không còn được xuất bản thời gian này; thao khảo: Pommerening (phóng viên thường trú của đài ADN ở Hà Nội), Vài suy nghĩ về chính sách hiện nay của Đảng Lao động (1.1963), tại: Barch, Lưu trữ ADN, DC 900-54.

Nguồn: Talawas

[efb_likebox fanpage_url=”DAnghiencuuquocte” box_width=”420″ box_height=”” locale=”en_US” responsive=”0″ show_faces=”1″ show_stream=”0″ hide_cover=”0″ small_header=”0″ hide_cta=”0″ ]