Tại sao các Thượng phụ Chính thống giáo nhóm họp?

Print Friendly, PDF & Email

Orthodox

Nguồn:Why Orthodox patriarchs are meeting after centuries“, The Economist, 21/06/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Có những tuyên ngôn tôn giáo về thế giới đã làm nên lịch sử và ảnh hưởng đến cách suy nghĩ của hàng triệu người. Một trong số đó là Pacem in Terris (Hòa bình trên trái đất), một bản cáo trạng lên án chiến tranh được công bố vào năm 1963 bởi Giáo Hoàng John XXIII. Còn một cột mốc trước đó trong giáo huấn Công giáo là De Rerum Novarum (Về những điều mới) vào năm 1891 vốn đã chấp nhận quyền của người lao động trong việc thành lập công đoàn. Trong khi đó, gần đây các nhà lãnh đạo của 200 triệu người Thiên chúa Chính thống giáo trên thế giới lại hiếm khi nỗ lực để thảo luận cùng nhau và đưa ra một thông điệp rõ ràng cho nhân loại. Có lẽ một phần với hy vọng để làm điều đó mà các giám mục của giáo hội sẽ gặp mặt tại Crete trong khoảng thời gian từ nay đến ngày 26/6. Điều gì đã khiến họ tốn quá nhiều thời gian cho điều này và họ hi vọng sẽ đạt được những gì?

Hội đồng liên Chính thống giáo (the Holy and Great Council) hiện đang gặp mặt là kết quả của 50 năm ngoại giao tôn giáo nhằm giúp các giáo hội độc lập với nhau trong giáo hội Kitô Chính thống giáo toàn cầu có thể gặp mặt, dù trong thời gian ngắn. Đó là một công việc khó khăn vì nhiều trong số các giáo hội này có thể chế yếu kém và bị yếu tố địa chính trị chi phối; một số hầu như suýt bị xóa sổ dưới thời chủ nghĩa cộng sản và những giáo hội khác lại tạo thành những cộng đồng thiểu số nhỏ trên các vùng đất Hồi giáo.

Một số người so sánh cuộc họp mặt này với đại hội đồng giáo lý cuối cùng vào năm 787; những người khác thì so sánh nó với những cuộc họp mặt gần đây hơn, chẳng hạn như một cuộc họp mặt ở Jerusalem vào năm 1672. Vị thế của các hội đồng trong quá khứ và hiện tại là một trong nhiều vấn đề mà Giáo hội Chính thống giáo có những lập luận khiến người ngoài cuộc không thể hiểu được. Dẫu sao đi nữa, đó cũng là một điều quan trọng. Đối với người tổ chức sự kiện này, Thượng phụ Bartholomew I của Constantinople, người đứng đầu “trong số những người ngang hàng” của Chính thống giáo, có những thất bại vào phút chót: bốn trong số 14 giáo hội được dự kiến tham dự, bao gồm cả Tòa Thượng Phụ Moskva, giáo hội lớn nhất của Chính thống giáo, đã lặng lẽ rút lui. Nhưng Thượng phụ Giáo khu Istanbul đã nhấn mạnh rằng Hội đồng phải được tiến hành và những tuyên bố của nó sẽ có sức ảnh hưởng.

Một tài liệu được phê chuẩn bởi Hội đồng trong tuần này (và được thông qua trước đó bởi bốn giáo hội không tham dự) đã nhìn thế giới thông qua lăng kính Chính thống giáo, sử dụng những lập luận tinh thần để lên án sự bất bình đẳng, xây dựng vũ trang và khủng hoảng sinh thái như những bệnh tật đạo đức. Thông qua những tuyên bố như vậy, Hội thánh sẽ cho phép các nhà thờ Chính thống giáo thể hiện một thứ “thần học mạnh mẽ của sự can dự toàn cầu”, như cách nói của Elizabeth Prodromou, một giáo sư người Mỹ thuộc đội ngũ tham vấn cho Thượng phụ Bartholomew tại Hội đồng. Trái ngược với hình ảnh kỳ lạ và như thuộc một thế giới khác của Giáo hội, các giám mục ở Crete sẽ thừa nhận “trách nhiệm chuyển đổi thế giới theo hình ảnh của vương quốc Thiên Chúa”, hay nói cách khác là mang lại những thay đổi thực tế.

Trong một tuyên bố mà có thể khiến một số người sửng sốt vì được đưa ra từ một giáo hội nổi tiếng với những quy tắc nghiêm ngặt và các nghi lễ không thay đổi, các tài liệu của Hội đồng cũng sẽ nhấn mạnh sự tự do như một điều kiện tiên quyết cho hòa bình và hòa giải thực sự, và việc không thể áp đặt niềm tin bằng vũ lực. Ý kiến đó đến một cách tự nhiên với Thượng phụ Bartholomew, người mà ngoài trách nhiệm toàn cầu của mình, còn tạm thời dẫn dắt một cộng đồng giáo dân nhỏ bé tại nước Thổ Nhĩ Kỳ theo Hồi giáo.

Quyền lực duy nhất mà ngài có thể vận dụng là thứ quyền lực đạo đức, và đó là điều mà ngài có sẵn: những câu nói của ngài về môi trường nhận được sự tôn trọng trên toàn cầu, và chúng đã ảnh hưởng sâu sắc đến Giáo hoàng Francis. Sự vắng mặt của Moskva và sự trở lại của những cuộc cãi vã trong nội bộ Giáo hội Chính thống giáo đã làm ngài thất vọng, nhưng thực tế rằng các giám mục đã đến từ những nơi như Albania, Ba Lan, Romania, Serbia và Ai Cập, cũng như Anh, Pháp và Hoa Kỳ, vẫn là một phần thưởng cho kỹ năng ngoại giao của ngài. Bartholomew không dựa trên bạo lực, và ngài chấp nhận thực tế rằng mọi người, bao gồm cả các nhà lãnh đạo Chính thống khác, hoàn toàn có quyền tự do lựa chọn để ý đến hoặc rời bỏ ngài.

Xem thêm:

Công giáo và Chính thống giáo khác nhau ra sao?

[efb_likebox fanpage_url=”DAnghiencuuquocte” box_width=”420″ box_height=”” locale=”en_US” responsive=”0″ show_faces=”1″ show_stream=”0″ hide_cover=”0″ small_header=”0″ hide_cta=”0″ ]