Thế giới hôm nay: 29/04/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thủ tướng Pháp Edouard Philippe tuyên bố nước này sẽ bắt đầu gỡ phong tỏa từ 11 tháng 5. Ông Philippe cảnh báo rằng Pháp, nước có số ca tử vong cao thứ tư do covid-19 ở mức trên 23.000 ca, sẽ phải “học cách sống chung” với virus. Trên thế giới, số ca nhiễm được xác nhận đã vượt qua 3 triệu.

HSBC báo cáo lợi nhuận giảm 48% trong quý đầu năm so với cùng kỳ 2019. Ngân hàng này đã tăng các khoản dự phòng để trang trải cho nợ xấu giữa lúc khách hàng phải vật lộn để trả nợ trong đại dịch. HSBC đã để dành 3 tỷ đô la, tăng từ mức 585 triệu đô la của năm trước. Họ cũng tạm hoãn kế hoạch cắt giảm 35.000 lao động cho đến khi khủng hoảng qua đi. Continue reading “Thế giới hôm nay: 29/04/2020”

Thế giới hôm nay: 28/04/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng giám đốc WHO cho biết ông lo ngại đại dịch covid-19 đã phá vỡ các dịch vụ y tế thông thường, đặc biệt là các chương trình tiêm chủng ở những nước nghèo. Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết trẻ em có nguy cơ nhiễm virus [corona] thấp nhưng có nguy cơ cao hơn mắc các bệnh có thể phòng ngừa khác. Ông cho biết tiêm chủng chống bại liệt, sởi, dịch tả và viêm màng não cho 13 triệu người đã bị hoãn lại.

Ngân hàng Nhật Bản cam kết sẵn sàng mua thật nhiều trái phiếu khi chính phủ cần để tăng vay mượn trong đại dịch. Ngân hàng cũng cho biết sẽ giữ lãi suất ở mức thấp để hỗ trợ nền kinh tế ốm yếu của nước này. Tuần trước, chính phủ đã tăng các cam kết chi tiêu của mình thêm 8,9 nghìn tỷ yên (83 tỷ đô la), với kế hoạch phát cho mỗi công dân 100.000 yên. Continue reading “Thế giới hôm nay: 28/04/2020”

Thế giới hôm nay: 27/04/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Dường như phật ý vì những phản ứng gay gắt trước ý tưởng y tế lạ lùng của ông, Tổng thống Donald Trump hủy các cuộc họp báo hàng ngày. Ông phàn nàn trên Twitter rằng “Báo chí không hỏi gì khác ngoài những câu hỏi thù địch, và sau đó không báo cáo sự thật hoặc sự việc một cách chính xác”. Sau khi ông giải thích rằng nhận xét của ông về việc tiêm thuốc khử trùng [cho bệnh nhân covid-19] chỉ là “châm biếm”, báo chí đã tỏ rõ thái độ hoài nghi.

Không phật ý nhưng có lẽ là bất ổn, người bạn của ông Trump, nhà độc tài Kim Jong Un của Triều Tiên, đã không xuất hiện trong hai tuần qua, và thậm chí đã bỏ lỡ lễ kỷ niệm sinh nhật của ông nội mình, Kim Nhật Thành, vào ngày 15 tháng 4. Giữa những tin đồn ông bị ốm hoặc đã chết, chính phủ Hàn Quốc khẳng định ông vẫn còn sống và khỏe mạnh. Continue reading “Thế giới hôm nay: 27/04/2020”

Thế giới hôm nay: 24/04/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Khoảng 4,4 triệu người Mỹ đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp vào tuần trước, đưa số lượng đơn lên đến 26 triệu kể từ khi đại dịch dẫn tới phong tỏa trên diện rộng. Một số nhà kinh tế cho rằng sẽ không còn đợt tăng số người xin trợ cấp mới nữa. Số khác lo ngại có thể có một đợt tăng đột biến khác khi những người chưa kịp đăng ký nhận trợ cấp vì nhu cầu quá cao đối với các hệ thống của các bang sẽ bắt đầu hiện diện trong các thông kê đơn xin trợ cấp mới.

Hoạt động kinh doanh trên khắp nước Mỹ và châu Âu gần như dừng hoàn toàn trong tháng 4, theo một cuộc khảo sát được xem là thước đo sức khỏe nền kinh tế. Chỉ số nhà quản lý mua hàng tổng hợp của IHS Markit đối với khu vực đồng Euro giảm xuống 13,5 từ mức 29,7 vào tháng 3, mức thấp nhất kể từ khi số liệu bắt đầu được ghi nhận năm 1998. Còn ở Mỹ, nó đã giảm xuống 27,4 từ mức 40,9 vào tháng 3, thấp nhất kể từ 2009. Continue reading “Thế giới hôm nay: 24/04/2020”

Thế giới hôm nay: 23/04/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Sáu bang miền Nam nước Mỹ bắt đầu cho mở cửa trở lại nhiều cơ sở kinh doanh hơn, bao gồm phòng gym và tiệm làm tóc. Tổng thống Donald Trump đã khuyến khích các bang dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa, nhưng các quan chức y tế vẫn thận trọng. Robert Redfield, giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, cảnh báo số ca nhiễm covid-19 có thể tăng trở lại và nhấn mạnh cần phải giãn cách xã hội.

Ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ đã cắt giảm lãi suất lần thứ tám liên tiếp nhằm giúp nền kinh tế ốm yếu vượt qua cuộc khủng hoảng coronavirus. Lãi suất cơ bản đã giảm từ 9,75% xuống 8,75%, sâu hơn dự đoán. Động thái này gia tăng áp lực lên đồng lira. IMF dự đoán ​​nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ suy thoái 5% trong năm nay. Continue reading “Thế giới hôm nay: 23/04/2020”

Thế giới hôm nay: 22/04/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Donald Trump cho biết ông sẽ ký một sắc lệnh hành pháp đình chỉ nhập cư vào Mỹ, viện dẫn lý do chống dịch. Động thái này sẽ được thực hiện “trong bối cảnh cuộc tấn công từ Kẻ thù Vô hình, cũng như sự cần thiết phải bảo vệ việc làm của những Công dân Mỹ TUYỆT VỜI của chúng ta”, ông đã tweet như vậy. Ông không cung cấp thêm chi tiết nào khác.

Số ca nhiễm covid-19 ở Ý giảm lần đầu tiên kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Khoảng 108.237 người được ghi nhận nhiễm bệnh, ít hơn 20 người so với hôm trước. Ý có số ca tử vong chính thức cao thứ hai, sau Mỹ. Thủ tướng Giuseppe Conte sẽ sớm công bố kế hoạch dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa, bắt đầu từ 4 tháng 5. Continue reading “Thế giới hôm nay: 22/04/2020”

Thế giới hôm nay: 21/04/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Giá dầu thô Mỹ lần đầu tiên xuống mức âm. Tuần trước OPEC và các đồng minh đã hứa sẽ cắt giảm sản lượng. Nhưng nhu cầu năng lượng đã sụp đổ vì các nền kinh tế hiện phải phong tỏa nhằm hạn chế coronavirus lây lan. Với các kho dự trữ đã dần đầy  và thời hạn kết thúc hợp đồng tương lai tháng 5 sắp đến, giá đã bị ép về âm.

Thủ tướng Israel Binyamin NetanyahuBenny Gantz, đối thủ của ông, đã đồng ý thành lập một chính phủ liên minh khẩn cấp. Theo các điều khoản của thỏa thuận, ông Netanyahu, lãnh đạo đảng Likud cánh hữu, sẽ giữ chức thủ tướng trước khi ông Gantz, lãnh đạo đảng trung dung Xanh Trắng, tiếp quản vào tháng 10 năm 2021. Cả hai đảng đều không giành đa số trong ba cuộc bầu cử, gần đây nhất là vào tháng 3. Continue reading “Thế giới hôm nay: 21/04/2020”

Thế giới hôm nay: 20/04/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hàn Quốc chỉ ghi nhận 8 ca nhiễm covid-19 mới, lần tăng một chữ số đầu tiên kể từ khi nước này trở thành tâm dịch với vụ bùng phát tại một cộng đồng tôn giáo ở Daegu. Thành công của họ trong việc ngăn chặn căn bệnh lây lan – với giãn cách xã hội và đặc biệt là xét nghiệm rộng khắp mà không cần phong tỏa – đã được nghiên cứu rộng rãi bởi nhiều nước khác.

Jimmy Lai (trong hình), ông trùm truyền thông Hồng Kông sở hữu Apple Daily, tờ báo thường xuyên chỉ trích chính quyền Hong Kong và Trung Quốc đại lục, đã bị bắt cùng các nhà hoạt động khác bao gồm các nhà lập pháp và luật sư. Năm ngoái, sự phản đối đạo luật dẫn độ đã biến thành những cuộc biểu tình liên tục ủng hộ dân chủ. Ông Lai và những người khác bị bắt vì tổ chức và tham gia vào các hoạt động tụ tập trái phép. Continue reading “Thế giới hôm nay: 20/04/2020”

Thế giới hôm nay: 17/04/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Số liệu mới cho thấy có thêm 5,2 triệu người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp vào tuần trước, giữa lúc hậu quả của đại dịch tác động khắp cả nước. Điều này đưa tổng số việc làm bị mất trong bốn tuần lên khoảng 22 triệu. Trước đại dịch, tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất 5 thập niên là 3,5%. Tỉ lệ này có thể lên tới 15% trong tháng này, hoặc thậm chí cao hơn.

Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo mở rộng tình trạng khẩn cấp ra tất cả 47 đơn vị hành chính của đất nước. Chính quyền khu vực sẽ kêu gọi mọi người ở nhà để làm chậm sự lây lan của virus, nhưng họ không có quyền phạt những người bỏ qua hướng dẫn. Các biện pháp sẽ kéo dài đến ít nhất ngày 6 tháng 5. Continue reading “Thế giới hôm nay: 17/04/2020”

Thế giới hôm nay: 16/04/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen vạch ra những điều kiện mà các nước thành viên cần đạt được trước khi dỡ bỏ phong tỏa. Chúng bao gồm: giảm đáng kể sự lây lan của virus, đủ khả năng chăm sóc y tế và xét nghiệm quy mô lớn. Trong khi đó, thủ tướng Đức Angela Merkel đã đồng ý với các thủ hiến bang gia hạn các biện pháp phong tỏa cho đến ít nhất là đầu tháng 5. Số ca nhiễm covid-19 được xác nhận trên toàn thế giới đã vượt quá 2 triệu.

Số liệu bán lẻ mới nhất của Mỹ cho thấy tác động lớn của đại dịch lên thói quen tiêu dùng. Theo Bộ Thương mại Mỹ, so với tháng 2, chi tiêu của người dân giảm 9% trong tháng 3 đối với một loạt các mặt hàng khác nhau tại các cửa hàng trực tuyến lẫn truyền thống, trong quán bar và nhà hàng, cũng như đối với chi tiêu cho xe hơi và xăng dầu. Đây là mức giảm hàng tháng lớn nhất kể từ khi số liệu này bắt đầu được công bố từ năm 1992. Continue reading “Thế giới hôm nay: 16/04/2020”

Thế giới hôm nay: 15/04/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Số ca nhiễm covid-19 được xác nhận trên toàn cầu đạt mốc 2 triệu, và số ca tử vong cũng tăng lên trên 120.000. Trong khi một số chính phủ (Pháp và Ấn Độ) tăng cường phong tỏa, số khác cho rằng đã vượt qua đỉnh dịch và đang mở cửa trở lại nền kinh tế của họ. Một số doanh nghiệp ở Áo và Ý đã hoạt động trở lại, và một số người Tây Ban Nha cũng đã đi làm lại.

Xuất khẩu của Trung Quốc vào tháng 3 giảm 6,6% so với cùng kỳ năm trước, ít hơn nhiều mức giảm 14% mà các nhà phân tích dự đoán. Trong khi đó nhập khẩu giảm 0,9%; so với mức giảm dự đoán là 9,5%. Các dấu hiệu này cho thấy nền kinh tế có thể đã bắt đầu hồi phục sau đại dịch, khiến các sàn giao dịch phấn chấn. Chỉ số CSI 300 của Trung Quốc ở phiên đóng cửa tăng 1,9%; Phố Wall và thị trường châu Âu cũng tăng vào hôm thứ Ba. Continue reading “Thế giới hôm nay: 15/04/2020”

Thế giới hôm nay: 14/04/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trung Quốc ghi nhận số ca nhiễm coronavirus mới trong ngày tăng cao nhất trong hơn một tháng, nhiều người trong số này là các công nhân trở về từ Nga. Sáu mươi người trên chuyến bay từ Moskva đã xét nghiệm dương tính sau khi hạ cánh ở Thượng Hải vào ngày 10 tháng 4. Biên giới đất liền với Nga vẫn đang đóng cửa.

Một số người Tây Ban Nha trở lại làm việc vì chính phủ đã dỡ bỏ các hạn chế đối với các lĩnh vực không tiếp xúc với người dân và không cần thiết. (Các lĩnh vực có tiếp xúc với người dân vẫn đóng cửa; lao động thiết yếu chưa bao giờ ngưng làm việc). Quyết định mở cửa lại đất nước được đưa ra bất chấp những lo ngại từ ủy ban chuyên gia covid-19 của nước này. Song bộ trưởng y tế nói rằng Tây Ban Nha đã qua đỉnh dịch. Continue reading “Thế giới hôm nay: 14/04/2020”

Thế giới hôm nay: 13/04/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

OPEC và các đồng minh phê duyệt thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu toàn cầu gần 10 triệu thùng mỗi ngày (tức khoảng một phần mười tất cả nguồn cung toàn cầu). Giá dầu đã giảm từ hơn 60 đô la xuống mức thấp nhất là 20 đô la do nhu cầu giảm vì covid-19 lây lan. Dự thảo thỏa thuận được Mỹ, Nga và Ả Rập Xê Út chấp thuận, mặc dù Mexico gây ra hỗn loạn vào phút cuối khi đe dọa sẽ phủ quyết.

Số ca tử vong vì covid-19 tại các bệnh viện Anh đã vượt quá 10.000 người. Boris Johnson, lãnh đạo chính trị cao cấp nhất của thế giới bị mắc bệnh, vừa được Bệnh viện St Thomas ở London cho xuất viện, nơi ông trải qua ba đêm hồi sức tích cực. Thủ tướng nói trong một thông điệp video rằng “mọi sự có thể đã khác” đối với ông. Ông sẽ không lập tức trở lại làm việc, theo yêu cầu của bác sĩ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 13/04/2020”

Thế giới hôm nay: 09/04/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bernie Sanders rời khỏi cuộc đua giành vị trí ứng viên tổng thống Đảng Dân chủ. Thượng nghị sĩ theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa từ Vermont là đối thủ cuối cùng của Joe Biden. Đại dịch coronavirus khiến cho việc thay đổi cuộc đua là không thể, khi ông Biden vẫn đang dẫn đầu. Ông Biden trở thành ứng viên tiềm năng nhất để đấu với Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử tháng 11.

Một ngày sau khi Nhật Bản tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở bảy tỉnh thành, Tokyo ghi nhận 144 ca nhiễm covid-19 mới, mức tăng cao nhất cho đến nay. Thành phố này hiện đã ghi nhận 1.339 trường hợp, nâng tổng số ca trong cả nước lên 4.768. Thống đốc Tokyo dự kiến thứ Sáu này sẽ công bố đóng cửa các doanh nghiệp không thiết yếu. Continue reading “Thế giới hôm nay: 09/04/2020”

Thế giới hôm nay: 08/04/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Khi mà các nước bắt đầu nhắc tới việc nới lỏng các biện pháp chống dịch covid-19, Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo không nên quá vội vàng. Cơ quan của LHQ này không đưa ra khuyến cáo chung nào về thời điểm nên dỡ bỏ các hạn chế, nhưng nhấn mạnh rằng làm vậy quá sớm có thể khiến các nước phải áp dụng lại chúng trong tương lai. Trong khi đó, WHO vừa ban hành một hướng dẫn gây ngờ vực về dùng khẩu trang, có thể mang lại cảm giác an toàn giả tạo.

Trung Quốc hôm qua cho biết họ không ghi nhận trường hợp tử vong mới nào do covid-19 trong 24 giờ trước đó, lần đầu tiên kể từ tháng 1. Tự tin là đã vượt qua giai đoạn tồi tệ nhất, nước này đang chuyển hướng sang các trường hợp không có triệu chứng và các ca đến từ nước ngoài. Bên ngoài Trung Quốc, nhiều người nghi ngờ số liệu tử vong của nước này không được báo các đầy đủ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/04/2020”

Thế giới hôm nay: 06/04/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Donald Trump cảnh báo Mỹ chuẩn bị bước vào “tuần khó khăn nhất” trong cuộc chiến chống lại đại dịch coronavirus. “Sẽ có rất nhiều người chết,” ông nói. Số ca nhiễm đã vượt 300.000, cao nhất thế giới. Ông Trump cũng cho rằng các quy tắc giãn cách xã hội có thể được nới lỏng để cho phép người Mỹ làm lễ trong nhà thờ vào Chủ nhật Phục sinh. Tháng trước, ông xác định đây là ngày có thể chấm dứt phong tỏa.

Singapore ghi nhận 120 ca nhiễm mới trong 24 giờ, mức tăng cao nhất trong một ngày đến nay ở nước này. Ban đầu hạn chế được virus lây lan bằng giám sát và xét nghiệm diện rộng, Singapore giờ đây sẽ phải đóng cửa hầu hết các nơi làm việc từ thứ ba và tất cả các trường học một ngày sau đó. Khoảng 116 trong số các ca nhiễm mới là lây nhiễm tại cộng đồng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 06/04/2020”

Thế giới hôm nay: 03/04/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hơn 6,6 triệu người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp vào tuần trước, nâng tổng số yêu mới lên gần 10 triệu trong hai tuần qua, mức tăng chưa từng có trong lịch sử nước này. Đại dịch đang làm giảm tiêu dùng, làm suy yếu các ngành công nghiệp từ bán lẻ cho đến xây dựng. Các nhà phân tích dự đoán số yêu cầu sẽ còn tiếp tục tăng khi phong tỏa tiếp tục được mở rộng và kéo dài thêm.

Số ca nhiễm covid-19 trên toàn cầu đã đạt 1 triệu người, với hơn 50.000 trường hợp tử vong. Nước Mỹ hiện có nhiều ca nhất – ít nhất 234.000 người – cao hơn bất cứ nơi nào trên thế giới và ghi nhận kỉ lục 884 trường hợp tử vong trong 24 giờ vừa qua. Tây Ban Nha ghi nhận 950 ca tử vong mới và Tổng thống Vladimir Putin đã gia hạn các biện pháp cách ly xã hội tại Nga, nơi virus đang lây lan nhanh. Continue reading “Thế giới hôm nay: 03/04/2020”

Thế giới hôm nay: 02/04/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Số người chết ở Tây Ban Nha do covid-19 đã tăng 864 ca chỉ trong 24 giờ trước tối thứ Tư, một kỷ lục đối với quốc gia thiệt hại nặng nhất do virus sau Ý. Mặc dù tốc độ lây nhiễm ở nước này đã chậm lại trong những ngày gần đây, nhưng coronavirus vẫn cướp đi hơn 9.000 mạng sống ở Tây Ban Nha và 30.000 trên khắp châu Âu.

Hoạt động sản xuất ở hai nền kinh tế lớn nhất khu vực đồng euro đã sụt giảm trong tháng 3 sau  khi covid-19 buộc các nhà máy phải đóng cửa. Sản lượng của các nhà sản xuất Đức giảm mạnh nhất kể từ năm 2009, với chỉ số nhà quản lý mua hàng của IHS markit giảm từ 48 trong tháng 2 xuống còn 45,4 (dưới 50 đồng nghĩa suy thoái). Chỉ số này của Pháp giảm chỉ còn 43,2, từ 49,8 hồi tháng 2. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/04/2020”

Thế giới hôm nay: 01/04/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Số ca nhiễm coronavirus toàn cầu đã tăng lên trên 800.000. Mỹ có nhiều ca nhất: 164.610. Tây Ban Nha, nước cũng bị ảnh hưởng nặng nề, ghi nhận 849 ca tử vong trong hôm qua, mức cao nhất trong một ngày của họ. Hệ thống y tế của nước này đang cố gắng đuổi kịp tốc độ lây nhiễm; trong số 95.000 người mắc bệnh có 13.000 nhân viên y tế. Tại Ý, số người chết tăng lên 12.428, cao nhất thế giới.

Ngân hàng Thế giới cảnh báo rằng đại dịch covid-19 có thể khiến 11 triệu người ở các nền kinh tế mới nổi châu Á rơi vào nghèo đói, làm tăng trưởng hàng năm trong khu vực giảm gần 4% và gây suy thoái kinh tế. Nhiều nền kinh tế Đông Nam Á từng thành công trong việc tránh được suy thoái kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998. Continue reading “Thế giới hôm nay: 01/04/2020”

Thế giới hôm nay: 31/03/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Số ca nhiễm coronavirus ở Tây Ban Nha đã vượt qua con số của Trung Quốc, theo sau Ý và Mỹ. Nước này có số ca lên tới 85.000 trong ngày mà số tử vong cũng tăng lên 7.340 ca. Song có dấu hiệu cho thấy lệnh phong tỏa 15 ngày của Tây Ban Nha có thể đã có hiệu quả: số ca nhiễm mới trong ngày (6.400) thực sự thấp hơn so với hơn một tuần trước.

Giá dầu thô Mỹ giảm còn 20 USD/thùng, xuống gần mức thấp nhất trong 18 năm. Nhu cầu đã giảm mạnh trong bối cảnh đại dịch coronavirus cũng như cuộc chiến giá dầu giữa Nga và Ả Rập Saudi. Dầu thô Brent, thước đo chuẩn quốc tế, cũng giảm xuống dưới 23 USD/thùng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 31/03/2020”