Người Hồi giáo Sunni và Shia khác nhau ở chỗ nào?

20130525_blp512

Nguồn:What is the difference between Sunni and Shia Muslims?”, The Economist, 28/05/2013.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Các cuộc xung đột giữa hai giáo phái lớn của đạo Hồi, dòng Sunni và dòng Shia, diễn ra trên khắp thế giới Hồi giáo. Tại Trung Đông, sự kết hợp mạnh mẽ giữa tôn giáo và chính trị đã làm sâu sắc thêm sự chia rẽ giữa chính phủ Shia của Iran và các quốc gia vùng Vịnh, nơi tồn tại các chính phủ Sunni. Năm ngoái, một báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Pew, một viện nghiên cứu chính sách, chỉ ra rằng 40% người Sunni không coi những người Shia là những người Hồi giáo thực thụ. Vậy thì  rốt cuộc điều gì khiến dòng Sunni khác biệt với dòng Shia và sự chia rẽ ấy sâu sắc đến mức độ nào? Continue reading “Người Hồi giáo Sunni và Shia khác nhau ở chỗ nào?”

Sẽ không có kịch tính ở thượng đỉnh APEC Manila

apec-road-metro-manila-20151103-1

Nguồn: No thriller in Manila for APEC”, The Economist, 14/11/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Hội nghị thượng đỉnh hàng năm của diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC)  thú vị bởi nhân vật tham gia hơn là bản thân chương trình nghị sự của nó. Được thành lập vào năm 1989 và bao gồm 21 thành viên, diễn đàn này thu hút các sáng kiến ​​có giá trị để thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực. Tuy nhiên, cuộc gặp gỡ của lãnh đạo các quốc gia APEC trong năm nay tại Manila vào ngày 18 và 19 tháng 11, với sự có mặt của Chủ tịch Trung Quốc, tổng thống Mỹ và Nga cùng những nhân vật cấp cao khác, luôn dễ vướng phải những cuộc ganh đua địa chính trị. Năm nay, cuộc gặp gỡ phải đối mặt với một thử thách lớn hơn: 12 thành viên APEC đã kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một hiệp định thương mại nhằm đạt được nhiều mục tiêu của APEC nhưng nằm bên ngoài khuôn khổ của nó. Điều này đặt ra câu hỏi, nếu TPP thành hiện thực thì rốt cuộc sự tồn tại của APEC có ý nghĩa gì? Continue reading “Sẽ không có kịch tính ở thượng đỉnh APEC Manila”

Nhật cân nhắc việc tuần tra trên Biển Đông

image064

Nguồn: Reiji Yoshida, “Japan weighs course of action in disputed South China Sea“, The Japan Times, 06/11/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Khi căng thẳng ở Biển Đông leo thang xung quanh cuộc tuần tra gần đây của quân đội Mỹ nhằm thách thức các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở đó, các suy đoán hiện tập trung vào các động thái mà Nhật Bản có thể có tại  khu vực này.

Vào hôm thứ Sáu, Thủ tướng Shinzo Abe đã thể hiện một phong thái mạnh mẽ khi phát biểu trước một hội nghị chuyên đề tại Tokyo rằng ông đang có kế hoạch huy động hợp tác quốc tế về bảo vệ các quy tắc hàng hải tại hội nghị thượng đỉnh G20 tại Ankara và cuộc họp các nhà lãnh đạo diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Manila tháng này.

Một số quan chức quân sự và ngoại giao cấp cao của Mỹ đã thúc giục thủ tướng Abe cử Lực lượng Tự vệ tham gia tuần tra chung với Hoa Kỳ ở Biển Đông. Continue reading “Nhật cân nhắc việc tuần tra trên Biển Đông”

Thượng đỉnh Mã – Tập: Biểu tượng chứ không thực chất

8EF99ECC-06EA-4187-9195

Nguồn: Christopher Bodeen, “Historic China-Taiwan meeting about symbolism, not substance”, AP, 6/11/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang & Nguyễn Thùy Dương

Cuộc gặp mặt đầu tiên giữa chủ tịch Trung Quốc và tổng thống Đài Loan diễn ra hôm thứ Bảy đặt ra một thách thức lớn: Làm thế nào họ có thể đảm bảo vị trí của sự kiện này trong lịch sử khi không có gì thực chất diễn ra?

Không có bất cứ thỏa thuận hay tuyên bố chung nào được đưa ra và chỉ có một chương trình nghị sự mơ hồ được phác thảo; một sự phản ánh tính nhạy cảm ghê gớm xung quanh sự kiện này, đặc biệt là phía Đài Loan rất thận trọng với kế hoạch thống nhất của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, tính biểu tượng của khoảnh khắc gặp gỡ giữa hai bên là không thể phủ nhận, nhấn mạnh vào tính nghi thức, bầu không khí và cách nhìn nhận từ bên ngoài. Continue reading “Thượng đỉnh Mã – Tập: Biểu tượng chứ không thực chất”