Cuộc đàn áp Hồi giáo của Bắc Kinh đang nhắm đến trẻ em

Nguồn: Ruslan Yusupov, “Beijing’s Crackdown on Islam Is Coming for Kids,” Foreign Policy, 17/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các kỹ thuật từng được phát triển ở Tân Cương đang được bình thường hóa để chống lại các mục tiêu mới.

Vào ngày 15/03 vừa qua, ngày thứ ba của tháng ăn chay Ramadan linh thiêng của người Hồi giáo, những người Hồi giáo sống ở Ngọc Khê, một thành phố thuộc tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, đã thức dậy với một tin nhắn bất thường lan truyền trên trang WeChat của họ. Cục Sự vụ Dân tộc và Tôn giáo của tỉnh đã ban hành một “thông báo công khai khẩn cấp” cho phép giám sát việc nhịn ăn của học sinh. Continue reading “Cuộc đàn áp Hồi giáo của Bắc Kinh đang nhắm đến trẻ em”

Không khí Ramadan u ám ở Tân Cương

Nguồn:What Ramadan is like in XinjiangThe Economist, 11/04/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Đảng Cộng sản Trung Quốc có một thông điệp dành riêng cho công dân Hồi giáo. Nhà nước trân trọng quyền tự do tôn giáo của họ — trong đó đặc biệt là quyền tự do không theo tín ngưỡng nào. Quyền thế tục được chính quyền Trung Quốc nhất quán xem như quyền căn bản trong các quy định tôn giáo được ban hành trong năm nay tại Tân Cương, nơi sinh sống của khoảng 12 triệu người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số Hồi giáo khác. Các quy định mới kiểm soát mọi thứ, từ giảng dạy tôn giáo đến kiến trúc nhà thờ Hồi giáo, theo đó phải phản ánh phong cách Trung Quốc. Các quy định cũng nói về những kẻ cực đoan thao túng tư duy của người dân và thúc đẩy khủng bố. Để ngăn chặn điều này, các quy định nêu rõ, không tổ chức hoặc cá nhân nào được xúi giục hoặc ép buộc người dân địa phương tin hoặc không tin vào bất kỳ tôn giáo nào. Continue reading “Không khí Ramadan u ám ở Tân Cương”

05/11/2009: Thiếu tá Mỹ thảm sát 13 người tại Fort Hood

Nguồn: Army major kills 13 people in Fort Hood shooting spree, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2009, đã có 13 người thiệt mạng và hơn 30 người khác bị thương, hầu hết đều là lính không có vũ trang, khi một sĩ quan thuộc Lục quân Hoa Kỳ nổ súng điên cuồng tại Fort Hood, trung tâm Texas. Vụ tấn công gây ra bởi Thiếu tá Nidal Malik Hasan, một bác sĩ tâm lý của Quân đội, là lần thảm sát hàng loạt tồi tệ nhất xảy ra tại một căn cứ quân sự Mỹ.

Đầu giờ chiều ngày 05/11, Hasan, 39 tuổi, trên tay cầm khẩu súng lục bán tự động, đã hét lên “Allahu Akbar” (tiếng Ả Rập, có nghĩa là “Thiên Chúa vĩ đại”) rồi sau đó nổ súng vào một đám đông bên trong trung tâm kiểm dịch của Fort Hood, nơi các binh sĩ sắp được triển khai ở nước ngoài hoặc vừa trở về sau nhiệm vụ được khám sàng lọc y tế. Vụ thảm sát – khiến 12 nhân viên y tế và một nhân viên Bộ Quốc phòng thiệt mạng – đã kéo dài khoảng 10 phút trước khi Hasan bị cảnh sát dân sự bắn và giam giữ. Continue reading “05/11/2009: Thiếu tá Mỹ thảm sát 13 người tại Fort Hood”

Đằng sau sự hình thành các liên minh đối địch trong thế giới Hồi giáo

Nguồn: Jonathan Spyer, “Turkey, Pakistan, Malaysia and Qatar form troubling new alliance”, The Jerusalem Post, 27/05/2020.

Biên dịch: Đỗ Minh Châu

Nhà truyền giáo đạo Hồi dòng Salafi người Ấn Độ hiện đang bị truy nã Zakir Naik gần như không được biết đến ở phương Tây. Naik, người sáng lập Quỹ Nghiên cứu Hồi giáo hiện đặt trụ sở tại Mumbai, đang bị chính quyền Ấn Độ truy nã vì tội rửa tiền và sử dụng ngôn ngữ thù địch nhằm gây kích động.

Naik là một nhà truyền giáo đạo Hồi có tiếng ở quê hương mình. Ông được coi là người theo đạo Salafi có ảnh hưởng nhất ở Ấn Độ và là “tín đồ phúc âm Salafi hàng đầu thế giới”. Quan điểm của ông về các chủ đề như đồng tính luyến ái, bội giáo hay về người Do Thái đều có nhiều ảnh hưởng (hai loại “tội” đầu đáng chịu án tử hình còn người Do Thái thì theo ông đang “kiểm soát nước Mỹ”). Continue reading “Đằng sau sự hình thành các liên minh đối địch trong thế giới Hồi giáo”

02/07/1990: Đợt hành hương khiến 1.400 người thiệt mạng

Nguồn: Pilgrim stampede kills 1,400, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, một vụ giẫm đạp giữa những người hành hương trong một đường hầm dành cho người đi bộ ở Thánh địa Mecca đã khiến hơn 1.400 người thiệt mạng. Đây là tai nạn nghiêm trọng nhất trong một loạt các sự cố suốt 20 năm, ảnh hưởng mạnh đến việc người Hồi giáo thực hiện chuyến hành hương đến Mecca.

Đối với người Hồi giáo, việc hành hương đến Mecca ở Saudi Arabia được gọi là nghi lễ Hajj. Cuộc hành hương là một trong năm trụ cột của tôn giáo và phải được thực hiện ít nhất một lần trong đời tín đồ, nếu hoàn cảnh cá nhân cho phép họ làm như vậy. Có hơn 2 triệu người thực hiện Haji mỗi năm. Thông thường, những người hành hương tổ chức lễ Al-Adha và ghé thăm nhiều địa điểm linh thiêng trong thời gian lưu trú ở khu Thánh địa. Continue reading “02/07/1990: Đợt hành hương khiến 1.400 người thiệt mạng”

02/01/1492: Vương quốc Hồi giáo Granada sụp đổ

Nguồn: Reconquest of Spain, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1492, Vương quốc Granada rơi vào tay các lực lượng Thiên chúa giáo của Vua Ferdinand V và Nữ hoàng Isabella I, và người Moor mất đi chỗ đứng cuối cùng của mình ở Tây Ban Nha.

Tọa lạc tại ngã ba sông Darro và Genil ở miền nam Tây Ban Nha, thành phố Granada là một pháo đài của người Moor, nơi đã trỗi dậy mạnh mẽ dưới triều đại Sultan Almoravid vào thế kỷ thứ 11. Năm 1238, Cuộc Tái chinh phục của Thiên chúa giáo đã buộc người Hồi giáo Tây Ban Nha phải rút về phía nam, và vương quốc Granada được thành lập như là nơi ẩn náu cuối cùng cho nền văn minh của người Moor. Continue reading “02/01/1492: Vương quốc Hồi giáo Granada sụp đổ”

14/11/1914: Đế quốc Ottoman tuyên bố thánh chiến

Nguồn: Ottoman Empire declares a holy war, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1914, tại Constantinople, thủ đô của Đế quốc Ottoman, lãnh đạo tôn giáo Sheikh-ul-Islam tuyên bố một cuộc thánh chiến Islam giáo thay mặt chính quyền Ottoman, thúc giục những tín đồ của ông cầm vũ khí chống lại Anh, Pháp, Nga, Serbia và Montenegro trong Thế chiến I.

Vào thời điểm Thế chiến I nổ ra vào mùa hè năm 1914, Đế quốc Ottoman đương lung lay. Đế quốc này đã bị mất phần lớn lãnh thổ vốn một thời rộng lớn của mình ở châu Âu với thất bại trong cuộc Chiến tranh Balkan lần thứ nhất hai năm trước đó. Continue reading “14/11/1914: Đế quốc Ottoman tuyên bố thánh chiến”

12/11/1979: Carter ra lệnh ngừng nhập khẩu dầu từ Iran

Nguồn: Carter shuts down oil imports from Iran, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1979, Tổng thống Jimmy Carter phản ứng với một mối đe dọa tiềm tàng đối với an ninh quốc gia bằng cách ngừng nhập khẩu dầu từ Iran.

Đầu tháng đó, vào ngày 04 tháng 11, 66 người Mỹ trong Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Tehran đã bị bắt làm con tin bởi một nhóm Hồi giáo cực đoan. Sự kiện đáng báo động này đã khiến Carter và các cố vấn của ông tự hỏi liệu các nhóm khủng bố này hay các nhóm khác có nỗ lực tấn công các nguồn tài nguyên dầu mỏ của Mỹ trong khu vực hay không. Vào thời điểm đó, Hoa Kỳ phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung dầu thô của Iran và việc Carter duy trì một mối quan hệ với nhà vua (Shah) mới bị phế truất của Iran đã tạo thành nguyên nhân căn bản, theo quan điểm của họ, cho việc bắt những người Mỹ làm con tin. Continue reading “12/11/1979: Carter ra lệnh ngừng nhập khẩu dầu từ Iran”

24/09/622: Muhammad hoàn thành hành trình Hegira

Nguồn: Muhammad completes Hegira, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này vào năm 622, nhà tiên tri Muhammad đã hoàn thành chuyến hành trình Hegira, hay “cuộc đào thoát” của mình, từ Mecca đến Medina để thoát khỏi sự bức hại. Ở Medina, Muhammad bắt đầu tập hợp những tín đồ theo tôn giáo của ông – đạo Islam  – thành một cộng đồng có tổ chức và quyền lực của người Ả Rập. Hegira sau đó sẽ đánh dấu sự bắt đầu (năm 1) của lịch Islam giáo.

Muhammad, một trong những nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị có ảnh hưởng nhất trong lịch sử, được sinh ra ở Mecca vào khoảng năm 570. Cha ông qua đời trước khi ông được sinh ra, và Muhammad được chăm sóc bởi ông nội, người đứng đầu gia tộc Hashim thanh thế. Mẹ ông mất khi ông lên 6, và ông nội của ông mất khi ông lên 8, để lại ông dưới sự chăm sóc của người chú Abu Talib, người đứng đầu mới của gia tộc. Khi ông 25 tuổi, Muhammad kết hôn với một góa phụ giàu có lớn hơn ông 15 tuổi. Ông sống 15 năm tiếp theo như một thương gia, và vợ ông sinh ra sáu đứa con: hai người con trai, đã mất khi còn nhỏ, và bốn người con gái. Continue reading “24/09/622: Muhammad hoàn thành hành trình Hegira”

Cái chết yểu của liên minh giữa chủ nghĩa cộng sản và Hồi giáo

Nguồn: John T. Sidel, “What Killed the Promise of Muslim Communism?”, The New York Times, 09/10/2017

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một thời gian ngắn sau cuộc nổi dậy của những người Bolshevik năm 1917, người ta đã tưởng rằng cách mạng có thể nổ ra trên toàn thế giới dưới lá cờ chung của chủ nghĩa Cộng sản và Hồi giáo.

Ý tưởng về một khối Hồi giáo thống nhất (Pan-Islam) đã nổi lên trong những thập niên cuối cùng của Đế chế Ottoman, với nỗ lực của Sultan Abdulhamid II (trong hình) nhằm trở thành lãnh tụ (caliph) của người Hồi giáo. Các hình thức trường học và hiệp hội Hồi giáo mới bắt đầu xuất hiện trên khắp thế giới Ả Rập và xa hơn nữa. Từ Ai Cập, Iraq đến Ấn Độ và quần đảo Indonesia, Hồi giáo đã trở thành tiếng gọi tập hợp lực lượng chống lại chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc châu Âu. Continue reading “Cái chết yểu của liên minh giữa chủ nghĩa cộng sản và Hồi giáo”

Sai lầm lịch sử của Châu Âu đối với Đế chế Ottoman

Nguồn: The Ottoman caliphs: Why European Islam’s current problems might reflect a 100-year-old mistake”, The Economist, 26/07/2016.

Biên dịch: Trương Dũng Thuyết | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Động thái của châu Âu nhằm làm suy yếu vị Caliph Ottoman đã chuyển dịch trung tâm ảnh hưởng của thần học.

Mỗi khi một thành phố châu Âu bị rung chuyển bởi một hành động bạo lực nhằm vào số đông quần chúng, các tờ báo quan trọng có ảnh hưởng của châu lục này lại chủ trì những cuộc tranh luận kịch liệt về những sai lầm đã xảy ra. Đặc biệt, những người tranh luận thường hỏi, liệu các quốc gia Châu Âu có nên phản ứng khác đi trước sự nổi lên của những nhóm thiểu số Hồi giáo lớn và bất mãn, bằng cách chấp nhận sự khác biệt về văn hoá một cách bao dung hơn hoặc (như một số người biện hộ) bằng cách đàn áp họ? Ngay cả khi rõ ràng Hồi giáo không thực sự là một nguyên nhân (như trường hợp vụ thảm sát tuần trước bởi một thanh niên trẻ không thích ứng được với môi trường sống ở Munich), các cuộc thảo luận vẫn tiếp tục. Continue reading “Sai lầm lịch sử của Châu Âu đối với Đế chế Ottoman”

Kinh Quran nói gì về việc Jesus giáng sinh?

Nguồn: Mustafa Akyol, “Why it’s not Wrong to Wish Muslims Merry Christmas”, The New York Times, 23/12/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hàng tỷ Kitô hữu trên toàn thế giới đang hân hoan chào đón lễ Giáng Sinh cuối tuần này. Nhưng các thành viên của cộng đồng tôn giáo lớn thứ hai thế giới, những người Hồi giáo, lại không cùng chia sẻ niềm hân hoan. Tại một vài nước có đa số là người Hồi Giáo, như Ảrập Saudi, Brunei và Somalia, việc mừng lễ Giáng Sinh bị cấm. Ở Thổ Nhĩ Kỳ quê hương tôi, việc mừng lễ Giáng Sinh không bị cấm, nhưng một số nhóm theo chủ nghĩa Hồi Giáo cực đoan vẫn tổ chức các cuộc biểu tình hàng năm phản đối cây thông Giáng sinh và trang phục ông già Noel, những điều mà họ coi là những áp đặt từ phương Tây. Continue reading “Kinh Quran nói gì về việc Jesus giáng sinh?”

Tác động của Luật cấm báng bổ tại Indonesia là gì?

89-indonesias-blasphemy-laws

Nguồn:Indonesia’s blasphemy laws“, The Economist, 24/11/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Indonesia được ngưỡng mộ vì kết hợp thành công Hồi giáo và dân chủ. Tuy nhiên, trong tháng 11 vừa qua, cảnh sát đã chính thức tuyên bố rằng chính trị gia Kitô giáo nổi bật nhất của đất nước này, Basuki Tjahaja Purnama, thống đốc (thực tế là thị trưởng) của Jakarta, là một nghi can trong một vụ kiện về tội báng bổ. Nếu bị kết tội, ông Purnama, còn được gọi là Ahok, sẽ phải đối mặt với án tù lên đến năm năm. Vụ kiện được đưa ra nhằm phản hồi các khiếu kiện của những người Hồi giáo theo đường lối cứng rắn và đe dọa gây ra thiệt hại lâu dài cho nền dân chủ Indonesia. Nó cũng đã thu hút sự chú ý vào các đạo luật cấm báng bổ (tôn giáo) của quốc gia này. Continue reading “Tác động của Luật cấm báng bổ tại Indonesia là gì?”

Tại sao bất ổn lại bùng phát ở Kashmir?

65-why-kashmir-is-erupting-again

Nguồn:Why Kashmir is erupting again“, The Economist, 25/08/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ngày 25/08/2016 đánh dấu ngày thứ 48 liên tiếp của các cuộc biểu tình ở Jammu & Kashmir, tiểu bang có đa số là người Hồi giáo duy nhất tại Ấn Độ. Thanh niên Kashmir đã xuống đường kêu gọi độc lập khỏi Ấn Độ và ném đá vào các lực lượng an ninh. Các lực lượng an ninh Ấn Độ đã đáp trả bằng hơi cay và các loại súng bắn đạn nòng nhỏ thay vì đạn cỡ lớn. Một lệnh giới nghiêm nghiêm ngặt cũng đã được áp đặt trên khắp thung lũng Kashmir, bao gồm cả Srinagar, thành phố lớn nhất của khu vực. Cho đến nay, 66 thường dân và hai sĩ quan cảnh sát đã thiệt mạng trong cuộc bạo loạn. Nguyên nhân phong trào phản đối của người Kashmir là gì? Continue reading “Tại sao bất ổn lại bùng phát ở Kashmir?”

Tại sao Pháp cấm mang khăn trùm đầu Hồi giáo?

20140705_blp511 

Nguồn:Why the French are so strict about Islamic head coverings“, The Economist, 06/7/2014

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Người Pháp đã thở phào nhẹ nhõm vào ngày 01/07/2014 khi Tòa án Nhân quyền Châu Âu duy trì lệnh cấm năm 2010 của quốc gia này về việc không được dùng mạng che toàn bộ khuôn mặt tại nơi công cộng. Lệnh cấm này được ban hành sau một phán quyết khác vào tháng 6/2014 của một tòa phúc thẩm hàng đầu của Pháp yêu cầu rằng một nhà trẻ nội trú tư thục có đủ thẩm quyền để sa thải bất cứ nhân viên nào từ chối cởi khăn trùm đầu Hồi giáo của mình tại nơi làm việc. Tại Pháp, những quy định như vậy tạo ra tương đối ít tranh cãi. Tuy nhiên, chúng thường được hiểu lầm ở những nước mà nền đa văn hoá tự do là một điều đã được xác lập. Tại sao người Pháp lại vô cùng nghiêm ngặt về khăn trùm đầu Hồi giáo như vậy? Continue reading “Tại sao Pháp cấm mang khăn trùm đầu Hồi giáo?”

Tại sao người Trung Đông ít tin tưởng nhau?

middleeastpp1

Nguồn: Timur Kuran, “The Roots of Middle East Mistrust”, Project Syndicate, 08/07/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Thật khó mà không nhận ra những ngờ vực đang lan tỏa khắp Trung Đông. Nhiều thí nghiệm có kiểm soát đã cho thấy: người Ả Rập có rất ít niềm tin vào người lạ, ở cả trong và ngoài nước, ít hơn rất nhiều so với người châu Âu chẳng hạn. Điều này cản trở sự tiến bộ trên nhiều mặt, từ phát triển kinh tế đến cải cách chính phủ.

Các xã hội có niềm tin thấp thường ít tham gia vào thương mại quốc tế và thu hút đầu tư cũng giảm. Và, quả thật, theo tổ chức World Values Survey cũng như các nghiên cứu có liên quan, sự tin tưởng giữa các cá nhân ở Trung Đông đã xuống thấp tới mức làm hạn chế giao dịch thương mại, chỉ còn lại giao dịch giữa những người đã biết nhau từ trước, hoặc là giao dịch thông qua người quen. Cũng vì thiếu lòng tin, người Ả Rập thường bỏ qua nhiều cơ hội kinh doanh béo bở nhờ vào các hoạt động trao đổi. Continue reading “Tại sao người Trung Đông ít tin tưởng nhau?”

Hồi giáo chống lại Hồi giáo

OST-ShiaSunni-NEWWAR

Nguồn: Shahid Javed Burki, “Islam versus Islam”, Project Syndicate, 18/02/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khủng hoảng đã có tác động mạnh đến thế giới Hồi giáo. Ở Syria, một cuộc chiến tranh tàn bạo đã cướp đi 250.000 mạng sống, lấy đi nơi ở của một nửa trong số 21 triệu cư dân của đất nước, và khiến một triệu người tị nạn phải sang châu Âu tìm kiếm nơi trú ẩn. Tại Yemen, bộ lạc Houthi đã nổi dậy chống lại chính phủ, và bây giờ đang phải đối mặt với các cuộc không kích do Saudi Arabia dẫn đầu. Những mâu thuẫn như thế phản ánh một số nhân tố, nổi bật nhất trong số đó là những cuộc xung đột giữa hai giáo phái Hồi giáo Sunni và Shia, và giữa những người theo chủ nghĩa nguyên giáo (fundamentalism) và những người theo chủ nghĩa cải cách. Continue reading “Hồi giáo chống lại Hồi giáo”

Lịch sử chủ nghĩa Wahhabi và sự trỗi dậy của ISIS

wahhabism

Nguồn: Alastair Crooke, “You Can’t Understand ISIS If You Don’t Know the History of Wahhabism in Saudia Arabia”, The World Post, 27/10/2014.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Daesh (tên viết tắt bằng tiếng A-rập của Nhà nước Hồi giáo IS) ở Iraq và Syria đã gây sốc tại phương Tây. Rất nhiều người đã trở nên bối rối – và sợ hãi – trước mức độ bạo lực và sức hút rõ ràng mà tổ chức này đã tạo ra đối với các thanh niên hồi giáo dòng Sunni. Hơn thế nữa, phương Tây nhận ra sự chần chừ và mâu thuẫn của Saudi Arabia trước sự trỗi dậy của IS là hành động gây khó chịu và khó có thể giải thích. “Liệu người Saudi có hiểu được rằng chính IS cũng đang đe doạ tới họ hay không?”.

Cho tới hiện nay, có thể thấy rõ rằng giới tinh hoa thống trị của Saudi Arabia đang bị chia rẽ. Một số người cho rằng IS đang chiến đấu chống lại “ngọn lửa” của phe Shiite Iran bằng “ngọn lửa” của chính những người Sunni; rằng một quốc gia hồi giáo Sunni mới đang hình thành tại trung tâm của vùng đất mà họ cho là thuộc di sản lịch sử của người Sunni; và họ đã bị hấp dẫn bởi hệ tư tưởng Salafi cứng rắn của Daesh. Continue reading “Lịch sử chủ nghĩa Wahhabi và sự trỗi dậy của ISIS”

“Giải độc” IS bằng tư tưởng thần học Trung Cổ

21akyol-master675

Nguồn: Mustafa Akyol, “The Medieval Antidote to ISIS”, The New York Times, 21/12/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những cuộc tàn sát gần đây ở Paris và San Bernardino, California một lần nữa cho thấy khả năng của cái gọi là Nhà nước Hồi Giáo trong việc lôi kéo những người Hồi Giáo bất mãn. Bằng cách sử dụng một sự pha trộn giữa việc diễn giải kinh Quran sát theo nghĩa đen và tự khẳng định “chính nghĩa” của mình, nhóm cực đoan này đã có thể thuyết phục các thanh niên, thiếu nữ từ khắp Pakistan đến Bỉ tuyên bố trung thành với nó và hành động bạo lực nhân danh nó.

Đây là lý do mà hệ tư tưởng tôn giáo của Nhà nước Hồi Giáo cần phải được xem xét nghiêm túc. Sẽ là sai lầm khi cho rằng những tư tưởng của nhóm này đại diện cho Hồi Giáo chính thống, như những người bài Hồi Giáo thường hay làm, và cũng không đúng khi nghĩ rằng Nhà nước Hồi Giáo “không liên quan gì đến đạo Hồi” như là những người Hồi Giáo sợ những người bài Hồi Giáo thường nói. Thực tế, những kẻ cầm đầu thánh chiến rất am hiểu tư tưởng và giáo lý Hồi Giáo cho dù chúng sử dụng hiểu biết của mình cho những mục đích lầm lạc và tàn ác. Continue reading ““Giải độc” IS bằng tư tưởng thần học Trung Cổ”

Cuộc tấn công Paris cho thấy sự đụng độ giữa các nền văn minh?

dungdo

Nguồn: Gideon Rachman, “Do Paris terror attacks highlight the clash of civilizations?”, The Financial Times, 16/11/2015.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đa văn hóa không phải là một khát vọng tự do ngây thơ – đó là hiện thực của thế giới hiện đại.

Kể từ khi cố học giả Samuel Huntington dự đoán rằng nền chính trị quốc tế sẽ bị chi phối bởi “sự đụng độ giữa các nền văn minh“, lý thuyết của ông, lần đầu tiên được đưa ra vào năm 1993, đã tìm thấy một số người ủng hộ mạnh mẽ nhất trong số các chiến binh Hồi giáo. Những kẻ khủng bố gây ra vụ giết người hàng loạt tại Paris là một phần trong phong trào cho rằng Hồi giáo và phương Tây chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi một cuộc chiến sinh tử.

Trái với điều đó, các chính trị gia hàng đầu của phương Tây đã gần như luôn luôn bác bỏ phân tích của Huntington. Ngay cả cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush cũng đã nói: “Không có sự đụng độ nào giữa các nền văn minh.” Và cuộc sống hàng ngày ở các nước phương Tây đa văn hóa, mà hầu hết trong số đó có những nhóm lớn của người Hồi giáo thiểu số, đã hàng ngày bác bỏ ý tưởng rằng các tôn giáo và các nền văn hóa khác nhau không thể sống và làm việc cùng nhau. Continue reading “Cuộc tấn công Paris cho thấy sự đụng độ giữa các nền văn minh?”