Thỏa thuận giữa Moscow và Bắc Kinh tốt hơn mọi lời tuyên bố

NỘI QUY: Các thành viên tự chịu trách nhiệm về các nội dung mình chia sẻ trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật, tôn trọng lẫn nhau.

Viewing 0 reply threads
  • Author
    Posts
    • #4506
      TQNam
      Moderator

      Thỏa thuận giữa Moscow và Bắc Kinh tốt hơn mọi lời tuyên bố

      Dmitry Kosirev phỏng đoán về những khía cạnh của cuộc khủng hoảng Ukraina có thể được xem xét trong chuyến thăm sắp tới của Vladimir Putin tới Trung Quốc.

      Các dấu hiệu dự báotrong chuyến thăm của ông Putin tới Trung Quốc về chủ đề “Ukraina” trong các cuộc đàm phán sắp tới vô cùng thú vị. Một mặt, “mục đích của chuyến thăm này không nhằm thảo luận về các vấn đề Ukraina”, đó là ý kiến của một trong những cựu đại sứ của Bắc Kinh tại Moscow. Mặt khác, “hành vi của Mỹ trên trường quốc tế tạo cho Nga và Trung Quốc một cơ hội mới cho sự phát triển của hợp tác.” Đây cũng là ý kiến của cựu đại sứ khác của Bắc Kinh tại Moscow. Cuối cùng, việc chuẩn bị cho ký kết không đơn giản, mà còn là gói các hiệp định và “đỉnh cao” và thậm chí “tuyệt vời” cùng các văn bản khác. Đây là phát biểu của trợ lý tổng thống Nga Yury Ushakov. Vậy nan đề nàyphải giải mã ra sao?

      Ukraina của đôi bên
      Trong một tuyên bố chính thức về chuyến viếng thăm sắp tới có nói rằng ngày Thứ ba 20 tháng Năm và ngày 21 tháng năm những người đầu Nga và Trung Quốc dự hội nghị thượng đỉnh lần thứ tư Hội nghị về các biện pháp tương tác và xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA). Theo đó, vào ngày thứ hai cho ông Putin, hội nghị thượng đỉnh không thể không có chủ đề bàn luận “cuộc khủng hoảng Ukraina.” Và sau đó, Moscow sẽ phải nói gì đó- mà bấy lâu họ thường lảng tránh.

      Do lẽ Trung Quốc cũng có một “Ukraine của riêng mình”,y chang vậy. Có điều không một mà là hai quốc gia – Philippines và Việt Nam. Cứ theo đó, trong quan hệ của Trung Quốc với Mỹ và phương Tây nói chunghai nước nầy cũng chơi một trò tương tự như Ukraine chơi trong mối quan hệ của Nga với Mỹ và phương Tây nói chung.

      Ngay trước chuyến thăm của Putin, Trung Quốc đã chịu nhiều rắc rối – sơ tán công dân của mình khỏi Việt Nam, độ khoảng ba nghìn người hay hơn thế. Họ đã được cứu thoát khỏi cuộc tàn sát, trong đó có hai người chết và gần 100 người bị thương. Ôi chao, khúc dạo đầu cho các cuộc đàm phán về các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á.

      Việt Nam,nào phải Trung Quốc
      Vào đầu tháng Năm, Trung Quốc cố bắt đầu một cuộc thăm dò dầu gần quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) cáchbờ biển Trung Quốc 27 km và 241 km từ Việt Nam. Nhưng nơi này, theo quan điểm của Việt Nam là vùng lãnh thổ đang tranhchấp,gần giàn khoang đã xuất hiện tàu thuyền Việt Nam, người nhái xuất hiện dưới nước. Không phải là lần rắc rối đầu tiên trong vùng biển nầy, và cũng không là cuối cùng.

      Sao mà cuộc xung đột này lạitrùng hợp với những cuộc tàn sát tại các nhà máy Trung Hoa trên đất Việt Nam (mà đa phần nhà máylại cùa Đài Loan) – một câu hỏi phức tạp.
      Chính phủ Việt Nam đã xin lỗi và bắt giữ gần một ngàn tên gây rối. Vậy làmột lần nữa chuyện này cho thấy: thoạt đ ầu, một ai nào đó có lẽ nghĩ ra việc tổ chức tổ chức một cuộc chơi “có kiểm soát”, nhưng rồi đã mất kiểm soát.
      Tại sao Việt Nam là Ukraine của Trung Quốc là một chuyện lầu đời. Hai ngàn năm trước, Việt Nam là một phần của Trung Quốc. Nhưng từ năm 880 thì không nữa. Tất cả các thế kỷ tiếp theo giới trí thức Việt Nam đã bỏ nhiều công sức chứng minh rằng Việt Nam không phải là Trung Quốc.

      Mặc dù người ngây thơ đặt ra nhiều câu hỏi ở đây: sự khác biệt là gì? Dân tộc, ngôn ngữ, cơ sở văn hóa? Nhưng tỉnh Trung Quốc láng giềng Quảng Đông rất giống với Việt Nam trong tất cả các khía cạnh, ví dụ, tiếng Quảng Đông hầu như không được người Trung Quốc ở các tỉnh khác hiểu được, tiếng Việt cũng thế. Nói chung tất cả các tỉnh của Trung Quốc có một cái gì đó khác hẳn nhau … Về tổng thể, ở đây có một nền tảng quan hệ tình cảm tạo cho Việt Nam một công cụ rất thuận tiện cho việc tạo ra vấn đề cho Trung Quốc như Ukraina cho Nga.

      Và đừng quên rằng cuộc chiến cuối cùng(nhỏ và với người Trung Quốc họ chẳng chiến thắng gì hồi năm 1979) trong dòng lịch sử đã đưa Trung Quốc đánh nhau với Việt Nam. Lý do gì thì không quan trọng. Miễn là có.

      Với Philippines thì câu chuyện có phần khác. Thành phần ưu tú được đào tạo của đất nước này không tự đào tạo mà do người Mỹ – chủ nhân ông cựu thuộc địa Philippines – “đã cút” khỏi châu Á. Chính phủ Philippines hiện tại cảm thấy an toàn hơn trong vai trước đây – một đồng minh của Mỹ, khi muốn làm sống lại liên minh này. Và họ hầu như chỉ nhằm yêu cầu hỗ trợ trước tình trạng không mấy căng thẳng với Trung Quốc. Từ nguyên do nào? Chính là do bất kỳ vùng biển tranh chấp nào. Biển cả đã đủ cho mọi tranh cãi. Mặc dù cần lưu ý rằng trong khi Mỹ “đã cút” khỏi châu Á các nước trong khu vực quan hệ thế nào đó mà có không xung đột và tranh chấp.

      Không phí lời vô ích
      Chẳng ai ở Mỹ lại che giấu thực tế đang xảy ra. Tất cả đều công khai. Cần một cái gai bên cạnh Trung Quốc cho tất cả các nước châu Á thấy con rồng chẳng toàn năng gì. Không đáp ứng các yêu sách lãnh thổ của các nước láng giềng yếu hơn đối với các đảo mà khoảng 20 năm trước chẳng ai đóai hoài? Tức là tự làm yếu mình. Hay phản ứng, xúc phạm các nước nhỏ? Nghĩa làkém kềm chế, bạo tay, và chính khi đó tất cả các nước cần đến Mỹ cho một cáng cân trong khu vực.

      Vậy là trong mấy năm nay mọi người nhìn vào chính sách”trở lại châu Á”trên thực tế của chính phủ Barack Obama. Như ta thấy, nói chính xác thì cũng giống như với Nga và Ukraine (trước đó là với Gruzia). Cáimà một đất nước nhỏ bé cần khi đó sẽ chẳng đáng giá gi cá. Một hoặc hai. Hơn thế, Nga và Trung Quốc không phải là mục tiêu duy nhất của chính sách như vậy, giống như Hoa Kỳ đã từng làmnhiều lầnở những nơi khác nhau khác nhau trên thế giới. Điều này cứ như là chuẩn mực.
      Và ta cứ tưởng tượng: Moscow nên nói gìtrên diễn đànvề chuyện này? Rằng Moscow sát cánh cùng Trung Quốc, còn Việt Nam đã sai? Nhưng Việt Nam là người bạn và đối tác của chúng ta, còn Philippines nào phải là kẻ thù. Cái chính là chính xác chúng ta sẽ được gìqua to tiếng trên diễn đànngoài việc thêm phiền toái? Rồi Trung Quốc sẽ được gì nếu họtuyên bố trước cả châu Âu và Mỹ: vâng, chúng tôi hiểu rõ ai và điều gì bày ra để chống lại Nga từcuộc khủng hoảng Ukraina bởi họ đã làm y vậy với chúng ta?
      Chưa kể vì sao chúng ta (hoặc Trung Quốc) lại cần một sự tương trợ nhau như vậy nếu chúng ta không rơi tình thế đó? Chúng ta hiểu rằng họ đang cố gắng làm suy yếu chúng ta. Nhưng chúng ta không thể cho phép mình lơ là và tiếp tục thỏa hiệp.
      Lại nữa, một gói các hợp đồng”đặc biệt” chuẩn bị trước, theo chiều dài nhiều năm hợp tác khi không có mối quan hệ đặc biệt với Ukraina, và đó cũng là một loại giải đápcho các vấn đề và hy vọng khác nhau. Không ai thủ thế né tránh xu hướng hợp tác đông tây (có một ý tưởng ngây thơ vậy đó) chỉ đơn giản vì tiến trình như vậy phải mất nhiều năm. Chúng ta cùng Trung Quốc không bỏ công như họ.
      Những tuyên bố ồn ào … Cụ thểlà ai đang đợi vậy? Không phải các chính trị gia, mà là công chúng. Chúng ta là về Ukraina, Trung Quốc thì đối với các đảo biển Đông, trước tiên là muốn biết sự thật, lời ngay thật. Thông thường, trong ý thức con người chúng ta sự xúc phạm mạnh nhất trong những câu chuyện này là sự phật lòng: lẽ nào người Mỹ hoặc người châu Âu có thể thẳng thắn đến độtrước mặt chúng ta mà nói dối về từng trường hợpkhủng hoảng ở Ukraina (hay biển Đông)? Rõ là mọi người biết rõ rằng chúng ta biết sự thực là gì. Nhưng họ nói dối. Ngay bây giờ chúng tacùng người Nga (và người Trung Quốc) kề vai nhau và nói sự việc như nó là.

      Mà có nên? Xin nhắc lại rằng trong nền văn hóa Nga và Trung Quốc có một đặc trưng như vầy:Không phí lời vô ích. Cái điều quan trọng nhất làkhông gặp người mà nói thì mất lời. Chúng ta có phật lòng ai đó? Hơi đâu mà giận người dưng.
      ………………..

      Phụ chú của người dịch:
      Trên đây là bài báo từng bị phê phán nhiều trên truyền thông Viêt Nam và Nga, cuối cùng bài đã bị trang web của IRA gở xuống nhưng có thể tìm lại nguyên văn bản chụp của Google tại:
      РИА Новости http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:aK9mTYLu7qQJ:web-balancer-main.rian.ru/analytics/20140519/1008369554.html+&cd=34&hl=vi&ct=clnk&gl=vn#ixzz33YUlRTxY

Viewing 0 reply threads
  • You must be logged in to reply to this topic.