NCQT

Forum Replies Created

Viewing 15 posts - 1 through 15 (of 42 total)
  • Author
    Posts
  • in reply to: Cách tự sát của một siêu cường #23788
    NCQT
    Keymaster

    Đừng nhầm cái chính với cái phụ của các nước

    Hiện nay trên thế giới nhiều nơi đang rất rối loạn, hoang mang . . .bởi vì nhiều người đã nhầm lẫn giữa những cái chính với những cái phụ của các Dân tộc khác nhau. Chẳng hạn Hoa kỳ là nước có GỐC TÍCH là một nước TỰ DO DÂN CHỦ BÌNH QUYỀN BÌNH ĐẲNG CẠNH TRANH SINH TỒN do những người chẳng có tài sản gì nhiều, chủ yếu là giầu trí tuệ, thông minh và lòng dũng cảm, chủ yếu từ Châu Âu vượt biển sang Châu Mỹ khai phá đất đai và tài nguyên để lập nghiệp. Nhược điểm của những người Mỹ thủa ban đầu này ít nhất là thiếu mềm dẻo, kém tế nhị, thậm chí ngang bướng không chịu LUỒN CÚI vua chúa lãnh đạo trên quê hương cũ của mình. Thời nay, do Mỹ đã quá quen Tự do Dân chủ, hay nói nôm na là Dân chủ QUÁ TRỚN, nên không chỉ làm hư con cháu ngay trên đất nước mình, mà còn làm mảnh đất nước Mỹ GIẦU CÓ VĂN MINH trở nên gần như hoang dã, để mọi người từ nhiều nơi khác trên thế giới BỊ HẤP DẪN, CUỐN HÚT hay chủ yếu vì MƯU LƯỢC mà tụ họp lại tại đây. Sự tự do quá trớn điển hình nhất là ai muốn có súng để tự bảo vệ và đe dọa người khác cũng được, ai muốn chế bai, trách móc, thậm chí thóa mạ Tổng thống của mình cũng được. Nhưng cái hại không phải là do chính người dân Mỹ bản sứ gây ra là chủ yếu, mà là do chính những kẻ thù của Đất nước Mỹ lợi dụng mặt sai lầm nói trên để tìm mọi cách khuếch đại lên nhằm tàn phá TỰ DO DÂN CHỦ BÌNH QUYỀN, BÌNH ĐẲNG . . .là những điều trái ngược với BẢN CHẤT xấu xa của chính NỘI TÂM của giới CẦM QUYỀN nước họ, nhằm thực thi mưu đồ tham tàn độc ác của họ đối với nước Mỹ. Nay đã đến điểm giới hạn mà nhân dân Mỹ không còn chịu đựng được và chính những người thông thái nhất trên đất Mỹ đã và đang TỈNH RA. Tin rằng CHÍNH NGHĨA, VĂN MINH, NHÂN ĐẠO rồi sẽ được toàn thể nhân dân nước Mỹ và nhân dân toàn Thế giới văn minh ủng hộ và sẽ CHIẾN THẮNG. Việt nam ta “là một đất nước KỲ DIỆU”, vì vậy cũng có quá nhiều đặc điểm riêng biệt khác thường nên cũng làm bao người vẫn NHẦM LẪN. Kính xin mọi người có văn hóa và nhân đạo hãy bình tĩnh, ủng hộ những nước như Hoa kỳ, Việt nam cùng những đất nước tương tự, và nên soi xét lại chính đất nước mình.

    Đầu tháng 11, 2017
    Vũ Duy Phú

    NCQT
    Keymaster

    XEM, SUY NGHĨ VỀ “CHIẾN TRANH VIỆT NAM”
    Tác giả: Vũ Ngọc Phương *

    Trong lịch sử thế giới hiện đại, sự kiện Đại chiến Thế giới lần thứ 2 và Chiến tranh Việt Nam sẽ mãi là sự kiện lớn làm thay đổi thế giới hiện đại. Hậu quả của hai sự kiện mãi còn là nguồn nghiên cứu tranh luận không ngừng trong nhiều thế kỷ sau này. Phim “ Chiến tranh Việt Nam” là một bộ phim tài liệu lịch sử công phu, nhiều tư liệu quý không chỉ cho người Mỹ mà cho nhân loại – những ai quan tâm đến lịch sử phát triển xã hội.

    Ở một tầm vóc lớn hơn “Chiến tranh Việt Nam” không thể chỉ bình luận thắng, thua hay không ai thắng trong cuộc chiến này vì đây là một cuộc chiến chưa từng có tiền lệ ở Mỹ và ở các cuộc chiến trên thế giới trước đó nhưng lại là cuộc chiến truyền thống của Người Việt chống lại sự can thiệp của Ngoại bang. Đối với Việt Nam – Dân tộc Việt được người Cộng sản gọi là Chiến tranh Nhân Dân. Đó là một trận chiến trường kỳ, dai dẳng, không có chiến tuyến, không thể rõ đâu là Việt cộng, đâu là Dân thường. Sự thật đó được chính các nhà chiến lược, các nhà chính trị, các học giả toàn thế giới trong đó có Mỹ công nhận.

    Vấn đề ở đây cần thấy rõ trong phim “ Chiến tranh Việt Nam” cung như nhiều phim tài liệu cùng chủ đề – Một sự thật lịch sử là gần hết cả người Mỹ và người của chính Việt Nam Cộng hòa đều phản đối, đều chống lại việc thời kỳ đó Chính Phủ Mỹ tham gia, tiến hành chiến tranh Việt Nam. Ở đây cần quay lại khái niệm Chiến tranh phi nghĩa và Chiến tranh chính nghĩa. Ở phương Tây thường có cách suy diễn cực đoan xuất phát từ quan điểm đối kháng từ sự thù ghét Chủ nghĩa Cộng sản rằng “ Thời kỳ chiến tranh Việt Nam với dẫn chứng rằng ở miền Bắc Việt Nam cũng có phong trào phản chiến như sự kiện đồng ý hay không đồng ý trong giới lãnh đạo Bắc Việt Nam về Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968, hay sự đào ngũ của một số người Bắc Việt Nam khi phải vào miền Nam”. Xét rõ ở bất kỳ thời đại nào, dân tộc nào, con người nào cũng như vậy tham sống, sợ chết. Ở miền Bắc Việt Nam tuyệt nhiên không hình thành “Phong trào phản chiến” như cách diễn giải của một số học giả Phương Tây và một số người Việt như vậy là không khách quan khoa học. Tại sao người Việt trong sự đói nghèo lại chịu hy sinh cùng cực một cách tư giác như vậy nếu không phải là truyền thống đặc sắc của Dân tộc Việt “ Sẵn sàng hy sinh vì Độc lập, Tự do, toàn vẹn lãnh thổ, quyết không chịu mất nước, quyết không chịu làm nô lệ,…” trong triết lý này Cộng sản Việt Nam đã đúng khi hiểu rõ sức mạnh truyền kỳ của Dân Việt.

    Chiến tranh Việt Nam là một cuộc đối đầu lịch sử giữa chủ nghĩa Tự do Mỹ và chủ nghĩa Dân tộc Việt, tuyệt đối không phải sự phát triển của Chủ nghĩa Cộng sản ở Đông Nam Á như nhận định của Mỹ và đồng minh phương Tây và một số người Việt Nam Cộng hòa. Vì không hiểu nên thất bại. Sau chiến tranh Việt Nam, người Mỹ và những tư tưởng Thế giới Tự do có rút ra được bài học gì, đây là còn nhiều quan điểm cần nghiên cứu, tranh luận rất lâu dài. Một sự kiện lớn như “ Chiến tranh Việt Nam” phải có một khoảng lùi xa hơn nữa mới thấy hết được tầm vóc của nó, không khác gì đứng dưới chân tòa nhà chọc trời, càng lùi xa càng thấy cao lớn, hùng vĩ. Đã là chiến tranh, biện pháp tột cùng của chính trị, không thể tránh khỏi hy sinh, tổn thất, nhất là đối với một Dân tộc nghèo khổ tột cùng sau hàng nghìn năm bị áp bức, bị nô lệ, bị bóc lột cùng kiệt của xâm lược Ngoại bang. Vì vậy cách duy nhất để có độc lập, tự do, toàn vẹn lãnh thổ là phải hy sinh tính mạng, của cải để giành lại cho được độc lập, tự do. Bằng lịch sử nhiều nghìn năm của Dân tộc Việt đã cho thấy đây là một Dân tộc rất đặc biệt trong toàn thể Nhân loại thường tiến hành một cuộc chiến Toàn Dân chống lại sự xâm lược của Ngoại bang một cách anh hùng, quả cảm – Đó là cuộc kháng chiến chính nghĩa của Người Việt, tự họ biết rõ nên sẵn sàng hy sinh.

    Trong lịch sử Nhân loại đã chỉ rõ những người thành công trong chiến tranh không có nghĩa là sẽ thành công trong hòa bình, ở nước nào cũng vậy. Thường khi đất nước đã trở lại hòa bình, khôi phục kinh tế, xã hội thì những Nhà Lãnh đạo chiến tranh thường mắc nhiều sai lầm vì đã áp dụng cách lãnh đạo chiến tranh cho việc lãnh đạo hòa bình. Tất cả các thành công và hậu quả chiến tranh, hòa bình đều tuân theo một quy luật phát triển tất yếu. Vì thế mọi sự nhận định cần khách quan khoa học đúng với giai đoạn phát triển, đúng với hoàn cảnh lịch sử thì nhận định đó thật sự thuyết phục được Nhân Tâm.

    Sau “ Chiến tranh Việt Nam” tình trạng suy thoái, hỗn loạn là tất yếu. Không có mấy người vượt trên lịch sử để thấy được cần hòa giải giữa hai chiến tuyến tư duy là thế nào, ở cuộc chiến Bắc – Nam Hoa Kỳ, ở chiến tranh Thế giới 2,… đều thấy không thể hòa hợp được thì sự ra đi sẽ là tất yếu, đó cũng là bi kịch chiến tranh và hòa bình. Cuộc di tản sau 1975 của một số lớn người Việt là một bi kịch lịch sử cả cho người ở lại và người ra đi. Hiện chưa thật rõ số người di tản là bao nhiêu? Có thể vĩnh viễn không thể xác định được vì một nước trải qua cuộc chiễn dữ dội, tàn khốc 30 năm, thực ra còn lâu hơn thế nếu nói từ khi Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam năm 1858.

    Vì vậy sau khi đọc “ Không ai thắng trong Cuộc chiến Việt Nam” của tác giả Nguyễn Nhật Huy thấy chỉ là cảm tính, không khoa học, kém thuyết phục vì sự thiếu lozic.

    Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2017
    _____________________________

    * Đã chứng kiến cả hai cuộc chiến tranh Pháp – Việt và Mỹ – Việt.

    NCQT
    Keymaster

    Xin chào, xin chào Việt Nam!!! [tiếng Việt]

    Cảm ơn, cảm ơn rất nhiều! Chính phủ và nhân dân VN, cảm ơn vì sự đón tiếp nồng hậu và lòng mến khách mà các bạn đã dành cho tôi trong chuyến thăm này. Cám ơn tất cả các bạn đã đến đây hôm nay.

    Tim tôi đã nhiều lần rung động trong chuyến thăm này

    Những người VN trên khắp đất nước tuyệt vời này, trong đó có rất nhiều người trẻ, là đại diện cho sự năng động, tài năng và hy vọng của VN. Trong chuyến thăm này, tim tôi đã nhiều lần rung động bởi sự tử tế mà dường như đối với người VN là chuyện bình thường. Nhiều người đã đứng hai bên đường, cười và vẫy chào, thể hiện tình bạn giữa nhân dân 2 nước chúng ta.

    Tối qua tôi đã đi thăm khu phố cổ ở Hà Nội, thưởng thức một số món ăn Việt nổi bật, ăn bún chả và uống bia Hà Nội. Tôi phải nói là phố phường Hà Nội thật đông đúc, tôi chưa từng nhìn thấy nhiều xe máy như thế trong đời. Tôi chưa dám thử đi sang đường, nhưng có thể sau này khi tôi quay lại thăm, các bạn sẽ chỉ cách cho tôi.

    Tôi không phải là Tổng thống Mỹ đầu tiên thăm VN trong những năm qua. Nhưng tôi là người đầu tiên, giống như nhiều người trong các bạn, lớn lên khi cuộc chiến giữa hai nước đã không còn. Khi quân đội Mỹ rời VN, tôi mới 13 tuổi. Lần đầu tôi biết đến VN, gặp gỡ người Việt, là khi lớn lên ở Hawaii, nơi có một cộng đồng người Mỹ gốc Việt kiêu hãnh sinh sống.

    Ở VN cũng vậy, có những người trẻ hơn tôi rất nhiều, như tuổi của hai con gái tôi, đã lớn lên chỉ biết có hòa bình và quan hệ bình thường giữa hai nước.

    Vì thế tôi đến đây, hiểu về quá khứ, lịch sử khó khăn của chúng ta, nhưng tập trung vào tương lai, vào sự thịnh vượng, an ninh và phẩm giá con người mà chúng ta có thể cùng nhau thúc đẩy.

    Tôi cũng đến đây với lòng tôn trọng sâu sắc đối với di sản cổ xưa của VN. Hàng thiên niên kỷ qua, nông dân đã trồng cấy trên mảnh đất này. Lịch sử đó được ghi trên Trống đồng Đông Sơn. Uốn lượn theo con sông này, Hà Nội đã trải qua hơn một nghìn tuổi. Thế giới rất quý lụa và tranh VN, Văn Miếu đứng đó tượng trưng cho lòng hiếu học của dân tộc các bạn.

    Nhưng trong nhiều thế kỷ, số phận của các bạn thường do người khác áp đặt, mảnh đất yêu thương của các bạn không phải lúc nào cũng nằm trong tay các bạn. Nhưng như cây tre, tinh thần không thể bẻ gãy của các bạn đã được Lý Thường Kiệt khắc họa: “Sông núi nước Nam vua Nam ở. Rành rành định phận tại sách Trời”.

    Hôm nay, chúng ta cũng nhớ lại một lịch sử lâu dài hơn giữa VN và Hoa Kỳ mà thường không được để ý. Hơn 200 năm trước, người Cha lập quốc của chúng tôi, Thomas Jefferson, khi tìm gạo để trồng trên mảnh ruộng của mình đã tìm đến gạo Việt, nổi tiếng là trắng, thơm ngon và năng suất cao. Không lâu sau đó, các tàu buôn của Mỹ đã cập cảng VN tìm cách giao thương.

    Trong Thế chiến thứ 2, người Mỹ đã đến giúp VN đấu tranh chống ngoại xâm. Khi phi công Mỹ bị bắn rơi, người Việt đã cứu giúp. Vào ngày VN tuyên bố độc lập, khi người Việt đổ ra những nẻo đường của thành phố này, Hồ Chí Minh đã nhắc lại Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ. Ông nói mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hóa đã ban cho họ những quyền không thể xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.

    Vào một thời điểm khác, những hiểu biết và tương đồng của chúng ta trong đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân đã có thể đưa hai nước lại gần nhau sớm hơn. Nhưng thay vào đó, sự đối đầu trong Chiến tranh lạnh và nỗi sợ chủ nghĩa cộng sản, lại đẩy chúng ta vào xung đột. Như những cuộc xung đột khác trong lịch sử loài người, chúng ta một lần nữa học được sự thật cay đắng: Chiến tranh, dù với mục đích gì, chỉ đem lại đớn đau và bi kịch.

    Ở nghĩa trang liệt sĩ cách đây không xa, và trên bàn thờ các gia đình VN, người Việt vẫn không nguôi nhớ về 3 triệu người con, lính và dân thường, ở cả hai miền đã bỏ mạng. Ở Bức tường tưởng nhớ ở Washington D.C, chúng ta vẫn có thể chạm vào tên của 58.315 người Mỹ đã ra đi trong cuộc chiến đó. Ở cả hai nước, người thân, bạn bè vẫn đau lòng khi nhớ lại những người họ yêu thương đã mất.

    Như ngay ở nước Mỹ, chúng tôi học được rằng dù có ít nhiều bất đồng với cuộc chiến, chúng tôi vẫn phải vinh danh những người lính và chào đón họ trở về với sự tôn trọng họ xứng đáng, hôm nay, người Việt và người Mỹ, chúng ta có thể cùng nhau nhìn nhận nỗi đau và sự hy sinh ở cả hai phía.

    VN đã đạt những tiến bộ vượt bậc

    Gần đây hơn, trong hơn hai thập kỷ qua, VN đã đạt được những tiến bộ vượt bậc. Ngày nay, thế giới có thể nhìn rõ những thành tựu mà các bạn đã đạt được. Với công cuộc đổi mới kinh tế và các hiệp định thương mại tự do, trong đó có với Mỹ, các bạn đã gia nhập kinh tế toàn cầu, bán hàng ra khắp thế giới. Đầu tư nước ngoài đổ về. Là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á, VN đã trở thành nước thu nhập trung bình.

    Chúng ta có thể nhìn thấy sự tiến bộ của VN qua những tòa nhà cao tầng ở Hà Nội, TP.HCM, những trung tâm thương mại và khu đô thị mới, vệ tinh VN đã phóng vào không gian, và một thế hệ trẻ gia nhập internet để học tập và khởi nghiệp. Điều đó thể hiện trong hàng chục triệu người VN có Facebook và Instagram, không chỉ để post ảnh selfie, dù tôi được nghe là các bạn làm thế nhiều và mấy hôm nay bao nhiêu người xin chụp selfie với tôi, các bạn cũng lên tiếng vì những điều mình quan tâm, như bảo vệ cây cổ thụ ở Hà Nội.

    Sự năng động đó đã đem lại tiến bộ cho rất nhiều người. VN đã giảm nghèo một cách ấn tượng, nâng cao thu nhập các hộ gia đình và tạo ra hàng triệu người thuộc tầng lớp trung lưu. Đói nghèo và bệnh tật, tử vong ở phụ nữ và trẻ em đều đã giảm. Số người được tiếp cận điện nước, trẻ em trai và gái được học hành, tỉ lệ biết chữ, tăng lên. Đó là những tiến bộ phi thường, là điều các bạn đã làm được trong một thời gian ngắn.

    Khi VN thay đổi, quan hệ giữa nước cũng thay đổi. Chúng ta đã học được bài học của Thiền sư Thích Nhất Hạnh đáng kính, rằng khi thực lòng đối thoại, cả hai bên đều sẵn sàng thay đổi. Khi đó, cuộc chiến vốn chia rẽ chúng ta nay lại là cội nguồn để hàn gắn.

    Nó cho phép chúng ta tìm kiếm và đưa những người mất tích về nhà, giúp rà phá bom mìn chưa nổ vì không đứa trẻ nào phải mất tay chân chỉ vì chơi đùa bên ngoài. Chúng tôi cũng tiếp tục giúp đỡ người khuyết tật VN, trong đó có trẻ em, chúng tôi còn giúp khắc phục hậu quả của chất độc da cam, để VN có thêm nhiều đất để sử dụng. Chúng ta tự hào đã làm sạch sân bay Đà Nẵng, và sẽ tiếp tục giúp đỡ các bạn ở sân bay Biên Hòa.

    Đừng quên rằng quá trình hòa giải giữa hai nước đã được bắt đầu từ những cựu chiến binh, những người đã từng đối mặt trong cuộc chiến. Đó là khi thượng nghị sĩ John McCain, tù nhân chiến tranh nhiều năm, gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người nói rằng hai nước không nên là kẻ thù mà phải là bạn bè. Bao nhiêu người Việt và Mỹ khác đã chung tay hàn gắn và xây dựng mối quan hệ. Và có lẽ ít người có thể làm được nhiều hơn cựu sỹ quan hải quân và giờ là Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, người cũng đang có mặt ở đây. Xin cám ơn ông vì những nỗ lực phi thường.

    Vì các cựu chiến binh ấy đã chỉ đường cho chúng ta, vì những người lính đã can đảm đi tìm hòa bình, người dân hai nước đã đến với nhau gần hơn bao giờ hết. Giao thương tăng lên. Sinh viên, học giả hai nước cùng nhau học tập. Sinh viên VN đến Mỹ học nhiều nhất trong các nước Đông Nam Á, mỗi năm du khách Mỹ đến VN lại tăng, trong đó có những bạn trẻ du lịch balô, đi từ Hà Nội 36 phố phường đến Phố cổ Hội An, đến Đại nội kinh thành Huế.

    Người Việt và người Mỹ đều có thể liên hệ lời bài hát của nhạc sĩ Văn Cao: “Từ đây người biết quê người. Từ đây người biết thương người”.

    Là Tổng thống, tôi tiếp tục xây dựng trên nền tảng tiến bộ đó. Với quan hệ đối tác toàn diện, chính quyền hai nước đang hợp tác chặt chẽ hơn bao giờ hết. Với chuyến thăm này, chúng ta đặt ra những viên gạch vững chắc để hai nước tiến tới trong nhiều thập kỷ nữa. Lương duyên hai nước bắt đầu từ câu chuyện của Tổng thống Thomas Jefferson 200 năm trước đến giờ phút này đã được trọn vẹn. Đã mất nhiều năm tháng và nỗ lực, nhưng giờ chúng ta có thể nói điều đã từng không thể tưởng tượng: VN và Mỹ hôm nay là đối tác.

    Kinh nghiệm của hai nước cũng là bài học cho thế giới. Trong bối cảnh thế giới đang có nhiều xung đột tưởng như bất trị, không dứt, chúng ta đã chứng minh trái tim có thể thay đổi, tương lai sẽ khác nếu ta từ chối làm tù nhân của quá khứ, hòa bình tốt đẹp hơn chiến tranh rất nhiều. Rằng tiến bộ và phẩm giá con người sẽ được phát huy tốt nhất qua hợp tác chứ không phải xung đột.

    Không nước nào có thể áp đặt hoặc quyết định số phận thay cho VN

    Giờ đây, hợp tác giữa Mỹ và VN dựa trên những chân lý cơ bản. VN là một nước độc lập, có chủ quyền, không nước nào có thể áp đặt hoặc quyết định số phận thay cho VN.

    Giờ Mỹ có lợi ích ở đây, chúng tôi quan tâm đến sự thành công của VN. Nhưng quan hệ đối tác của toàn diện chúng ta vẫn ở giai đoạn đầu, và với thời gian tôi có còn lại, tôi muốn chia sẻ tầm nhìn mà tôi tin là sẽ dẫn dắt chúng ta trong nhiều thập kỷ tới.

    Đầu tiên, hãy cùng làm việc để đem lại cơ hội và thịnh vượng thực sự cho nhân dân hai nước. Chúng ta biết nguyên liệu để thành công về kinh tế trong thế kỷ 21. Trong nền kinh tế toàn cầu, vốn và thương mại sẽ chảy đến bất cứ đâu có pháp quyền, vì không ai muốn phải hối lộ để mở công ty. Không ai muốn bán hàng hay đi học mà không biết mình sẽ được đối xử như thế nào.

    Trong nền kinh tế tri thức, việc làm là dành cho nơi con người được tư duy độc lập, chia sẻ ý tưởng và sáng tạo. Đối tác kinh tế thực sự không có nghĩa là nước này đến khai thác tài nguyên thiên nhiên của nước kia, mà là đầu tư vào nguồn tài nguyên lớn nhất, đó là con người, kỹ năng, tài năng, dù sống ở thành phố lớn hay làng mạc nhỏ. Đó chính là hình thức đối tác mà Mỹ mời chào.

    Như tôi tuyên bố hôm qua, Peace Corps đang đến VN, tập trung vào nhiệm vụ dạy tiếng Anh. Đã từng có những thế hệ người Mỹ trẻ đến đây chiến đấu, nay sẽ có những thế hệ người Mỹ trẻ đến để dạy học, xây dựng và vun đắp tình hữu nghị giữa hai nước.

    Những tập đoàn công nghệ và giáo dục hàng đầu nước Mỹ đã hợp tác với các trường đại học VN để tăng cường đào tạo khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học, y tế. Vì dù tiếp tục chào đón sinh viên VN đến Mỹ học, chúng tôi tin rằng các bạn trẻ xứng đáng có được cơ hội học tập chất lượng quốc tế ngay tại đất nước VN. Vì thế, chúng tôi rất hào hứng khi mùa thu này ĐH Fulbright sẽ khai trương ở TP.HCM, trường đại học độc lập phi lợi nhuận đầu tiên ở VN, nơi sẽ có tự do học thuật hoàn toàn và học bổng cho sinh viên khó khăn.

    Sinh viên, học giả, nhà nghiên cứu sẽ tập trung vào chính sách công, quản trị và kinh doanh, kỹ thuật và tin học, và nghệ thuật, mọi thứ từ thơ Nguyễn Du, đến triết lý Phan Chu Trinh đến toán học Ngô Bảo Châu.

    Chúng tôi cũng sẽ duy trì hợp tác với người trẻ và doanh nhân, vì chúng tôi tin rằng khi có thể tiếp cận công nghệ, kỹ năng và vốn cần thiết, không gì có thể ngăn được bạn. Điều đó đúng với cả những phụ nữ tài năng của VN, từ Hai Bà Trưng đến hôm nay, những phụ nữ mạnh mẽ đang góp phần thúc đẩy VN tiến bộ.

    Bằng chứng là rõ ràng, và đi đâu tôi cũng nói điều này, rằng gia đình, xã hội và nền kinh tế sẽ thịnh vượng và bền vững hơn khi phụ nữ và trẻ em gái có cơ hội bình đẳng để thành công trong trường học, công việc và chính quyền. Đúng ở mọi nơi, đúng cả ở VN.

    Chúng tôi cũng sẽ giúp VN phát huy tiềm lực của nền kinh tế thông qua Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). TPP sẽ giúp VN bán nhiều sản phẩm hơn ra thế giới, đồng thời thu hút về nhiều vốn đầu tư. Nhưng TPP đòi hỏi sự cải cách để bảo vệ người lao động, pháp quyền và sở hữu trí tuệ. Mỹ sẵn sàng giúp VN thực hiện hiệu quả các cam kết này.

    Các bạn phải biết rằng, là Tổng thống Mỹ, tôi ủng hộ mạnh mẽ TPP bởi vì nhờ đó các bạn sẽ được mua sản phẩm “Made in America” của chúng tôi.

    Nhưng quan trọng hơn, TPP có những lợi ích chiến lược. VN sẽ không phải phụ thuộc vào một đối tác kinh tế nào nữa, mà có thể mở rộng quan hệ với nhiều đối tác, trong đó có Mỹ.

    TPP sẽ tăng cường hợp tác trong khu vực, đối phó sự bất bình đẳng về kinh tế, bảo đảm quyền con người, cải thiện lương và điều kiện làm việc. Lần đầu tiên ở VN, người lao động có quyền thành lập công đoàn độc lập, có các quy định nghiêm cấm lao động cưỡng bức và lao động trẻ em.

    TPP cũng có cam kết bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn phòng chống tham nhũng cao hơn bất cứ hiệp định thương mại nào trong lịch sử. Đó là tương lai mà TPP đem lại cho tất cả chúng ta, chúng ta cần hoàn thành nó để bảo đảm thịnh vượng kinh tế và an ninh quốc gia.

    Nước lớn không nên bắt nạt nước nhỏ

    Điều này đưa đến lĩnh vực thứ hai mà chúng ta có để hợp tác, vì an ninh của cả hai bên. Trong chuyến thăm này, chúng ta đẩy mạnh hơn hợp tác và lòng tin giữa hai quân đội. Mỹ tiếp tục đào tạo và cung cấp trang thiết bị cho cảnh sát biển VN để giúp VN nâng cao năng lực biển, hợp tác cứu trợ nhân đạo trong thảm họa thiên nhiên.

    Và khi hôm qua tôi tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí với VN, VN có thể tiếp cận những trang thiết bị quân sự mà VN cần để bảo vệ an ninh. Còn Mỹ thì thể hiện cam kết bình thường hóa hoàn toàn quan hệ với VN.

    Hơn nữa, thế kỷ 20 đã dạy cho tất cả các nước, trong đó có Mỹ và VN, rằng trật tự thế giới mà quan hệ an ninh của chúng ta phụ thuộc vào, có nền tảng là những thông lệ và luật pháp nhất định. Các quốc gia đều có chủ quyền, dù nhỏ hay lớn, đáng tôn trọng, toàn vẹn lãnh thổ không thể bị xâm phạm. Nước lớn không nên bắt nạt nước nhỏ, tranh chấp phải được giải quyết hòa bình.

    Các thể chế khu vực như ASEAN, EAS phải được đẩy mạnh. Đó là điều mà tôi và nước Mỹ tin tưởng, là sự hợp tác mà Mỹ đem đến khu vực. Tôi cũng sẽ tiếp tục tinh thần tôn trọng và hòa giải này khi cuối năm nay trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Lào.

    Ở Biển Đông, Mỹ không tuyên bố chủ quyền gì, nhưng chúng tôi đứng về phía những người ủng hộ tuân thủ những nguyên tắc quốc tế như tự do hàng hải, hàng không, tự do giao thương, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, pháp lý và tuân thủ luật pháp quốc tế.

    Mỹ sẽ tiếp tục đưa tàu, máy bay và thực hiện các nhiệm vụ ở bất cứ đâu luật pháp quốc tế cho phép, và ủng hộ quyền của tất cả các nước được làm như vậy.

    Mỹ sẽ không tìm cách áp đặt lên VN

    Và khi chúng ta hợp tác chặt chẽ hơn trong những lĩnh vực tôi vừa miêu tả, quan hệ đối tác của chúng ta còn có thành tố thứ ba – giải quyết những vấn đề mà chính quyền hai bên còn bất đồng, trong đó có vấn đề nhân quyền.

    Tôi không nói riêng về VN, không quốc gia nào hoàn hảo. Hai thế kỷ qua, chính nước Mỹ cũng đang cố gắng đạt được lý tưởng của những người lập quốc, vẫn đang đối phó với hạn chế của chính mình như tiền chi phối chính trị, bất bình đẳng kinh tế, phân biệt chủng tộc trong hệ thống tư pháp, chênh lệch tiền lương giữa nam và nữ…

    Chúng tôi có nhiều vấn đề và không miễn nhiễm với chỉ trích. Tôi thề là tôi nghe chỉ trích mỗi ngày. Nhưng sự giám sát đó, việc tranh luận cởi mở và đối mặt với khiếm khuyết của mình, để người dân có tiếng nói, giúp chúng tôi mạnh hơn, thịnh vượng hơn, công lý hơn.

    Mỹ sẽ không tìm cách áp đặt mô hình chính phủ của mình lên VN. Những quyền mà tôi nói đến không phải chỉ là giá trị của Mỹ, mà là phổ quát, được nêu trong Tuyên ngôn nhân quyền. Chúng cũng có trong Hiến pháp của chính VN: quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin, bầu cử, lập hội, biểu tình…

    Mỗi quốc gia đều cần thực hiện những nguyên tắc cơ bản đó, các chính phủ phải làm gương. Những năm gần đây, VN đã có những tiến bộ qua việc hoàn thiện các nội dung này trong Hiến pháp và luật pháp theo chuẩn quốc tế, minh bạch hơn về ngân sách, người dân có quyền tiếp cận thông tin, cam kết cải cách kinh tế và lao động khi gia nhập TPP. Đó là những bước tiến tích cực.

    Cuối cùng thì người VN sẽ quyết định tương lai của mình. Mỗi nước có con đường, truyền thống, thể chế chính trị, văn hóa khác nhau. Nhưng là một người bạn của VN, tôi xin bày tỏ quan điểm của mình: Các quốc gia sẽ thành công hơn khi các quyền phổ quát được đảm bảo.

    Khi có tự do biểu đạt và ngôn luận, người dân có thể chia sẻ ý tưởng và tiếp cận Internet và mạng xã hội mà không bị ngăn cấm, điều đó sẽ thúc đẩy đổi mới, sáng tạo trong nền kinh tế. Facebook hay các công ty công nghệ lớn đã hình thành như vậy.

    Khi có tự do báo chí, nhà báo và blogger đưa ra ánh sáng những bất công, sai phạm, quan chức sẽ bị giám sát và xã hội sẽ có niềm tin vào hệ thống chính trị.

    Khi ứng cử viên được tự do tranh cử và vận động, cử tri được chọn lãnh đạo thông qua bầu cử tự do và công bằng, xã hội sẽ ổn định hơn khi người dân biết tiếng nói của mình có tác dụng, thay đổi trong hòa bình là có thể, và sẽ có thêm nhiều người gia nhập hệ thống.

    Khi có tự do tôn giáo, con người sẽ không chỉ sống yêu thương và tình cảm, mà các tổ chức tôn giáo cũng có thể cống hiến nhiều hơn cho cộng đồng.

    Khi có tự do lập hội, người dân được tham gia các tổ chức xã hội dân sự, nhiều vấn đề CP không thể giải quyết một mình sẽ có sự hỗ trợ.

    Đó là quan điểm của tôi, thượng tôn các quyền này không làm xã hội rối loạn, mà là nguồn gốc cho một xã hội ổn định và tiến bộ. Chẳng phải các dân tộc, trong đó có VN, khi đánh đổ chủ nghĩa thực dân, đều là để đòi các quyền này sao. Thực hiện các quyền đó cũng là thể hiện cao nhất sự độc lập mà chúng ta trân trọng, cả ở nơi đây, một đất nước tự coi mình là của dân, do dân, vì dân.

    VN sẽ làm khác Mỹ, và mỗi nước làm khác các nước trên thế giới, nhưng đó là những nguyên tắc cơ bản mà tôi nghĩ chúng ta nên cố gắng thực hiện. Sắp rời nhiệm sở, tôi có lợi thế là có thể nhìn lại 8 năm qua hệ thống của mình đã vận hành thế nào, đã tương tác với các nước trên thế giới, những nước cũng đang cố gắng cải thiện hệ thống của họ, ra sao.

    Cuối cùng, tôi nghĩ quan hệ đối tác sẽ giúp chúng ta đối phó với những thách thức toàn cầu mà không nước nào giải quyết được một mình. Chúng ta sẽ bảo đảm sức khỏe của người dân và vẻ đẹp của hành tinh này, vì thế tăng trưởng phải bền vững. Những kỳ quan thiên nhiên như vịnh Hạ Long và hang Sơn Đoòng phải được bảo tồn cho các thế hệ con cháu chúng ta.

    Nước biển dâng sẽ ảnh hưởng đến những bờ biển, dòng sông mà rất nhiều người VN đang mưu sinh. Vì vậy, khi hợp tác đối phó biến đổi khí hậu, chúng ta hãy cùng thực hiện những cam kết vừa đạt được ở Paris, giúp đỡ nông dân, ngư dân thích ứng và sử dụng năng lượng sạch, ví dụ ở đồng bằng sông Mekong, vựa lúa chúng ta cần để đảm bảo an ninh lương thực cho nhiều thế hệ sau.

    Chúng ta có thể cứu nhiều mạng người bất chấp biên giới, bằng cách giúp đỡ các quốc gia cải thiện ngành y tế, ngăn cản dịch bệnh trở thành đại dịch. Mỹ cũng sẽ giúp đào tạo năng lực khi VN tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình thế giới. Thật đáng kể khi hai nước từng chiến đấu chống lại nhau, giờ cùng nhau và giúp các nước khác bảo vệ hòa bình. Quan hệ đối tác toàn diện của chúng ta cũng sẽ giúp định hình quan hệ quốc tế một cách tích cực.

    Tôi hiểu rằng thực hiện được tầm nhìn đó không thể một sớm một chiều và cũng không có gì chắc chắn. Sẽ có những va vấp và thụt lùi trong quá trình ấy, sẽ có những lúc hiểu nhầm, sẽ cần những nỗ lực lâu dài và đối thoại thực sự trong đó hai bên đều sẵn sàng thay đổi. Nhưng nhìn lại cả lịch sử mà hai nước đã đi qua, tôi đứng đây trước các bạn hôm nay hoàn toàn lạc quan về tương lai.

    Niềm tin của tôi có nguồn gốc từ tình bạn và cảm hứng chung của hai dân tộc. Tôi đang nghĩ về những người Mỹ và VN đã vượt qua đại dương, nhiều gia đình đã đoàn tụ sau nhiều thập kỷ, về những người, như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết trong bài hát của ông, đã nối vòng tay lớn, mở rộng trái tim, và nhìn thấy mình trong người khác.

    Tôi nghĩ về những người Mỹ gốc Việt đã thành công trong mọi lĩnh vực, bác sĩ, nhà báo, thẩm phán, công chức… Một người trong số họ, sinh ra ở đây, đã thực hiện được “giấc mơ Mỹ”, tự hào là người Mỹ, cũng tự hào là người Việt, giờ đây trở về quê hương để thực hiện tâm nguyện là giúp cải thiện cuộc sống của mỗi người VN.

    Tôi nghĩ về thế hệ trẻ VN, nhiều người đang ngồi đây, đang sẵn sàng ghi dấu của mình trên thế giới. Với tài năng, trí thông minh và ước mơ của các bạn, VN đang có trong tay mọi điều cần để vươn lên. Định mệnh nằm trong tay các bạn, đây là thời điểm của các bạn, và nếu các bạn quyết định theo đuổi tương lai của mình, nước Mỹ luôn ở bên làm đối tác, bằng hữu của các bạn.

    Nhiều năm sau này, khi càng có thêm nhiều người Việt và người Mỹ cùng nhau học tập, kinh doanh, sáng tạo, bảo vệ an ninh, môi trường và quyền con người, hy vọng các bạn nhớ về khoảnh khắc này và về hy vọng có được từ tầm nhìn tôi vừa chia sẻ với các bạn.

    Hay tôi có thể nói theo cách khác, bằng một câu rất quen thuộc với các bạn trong Truyện Kiều: “Rằng trăm năm cũng từ đây / Của tin gọi một chút này làm ghi”.

    Cảm ơn các bạn. Cảm ơn rất nhiều. Cảm ơn Việt Nam. Cảm ơn.

    Chung Hoàng (dịch)

    (Tiêu đề phụ do tòa soạn đặt)

    Nguồn: Vietnamnet

    NCQT
    Keymaster

    Đảo quốc Anh trong triều cường Panamagate

    Ở châu Âu, Anh (cùng với Nga) có số công ty offshore (tức công ty được thiết lập ở các thiên đường thuế) khá lớn, gần 18 ngàn, với Panama và quần đảo Virgin thuộc Anh là những “thiên đường thuế được ưa dùng nhất”. Nhưng Anh quốc đã kiên quyết từ bỏ mối lợi khổng lồ từ “ngành công nghiệp lách thuế toàn cầu’.

    Nền kinh tế số 1?

    Theo Economist, thông tin có được nhờ điều tra về Hồ sơ Panama (Panama Papers – PP) thành chủ đề quan trọng tại Diễn đàn chống tham nhũng toàn cầu, nhóm họp ở London tháng 5 này. Thủ tướng David Cameron ngay trước vụ PP, bày tỏ quyết tâm chống tham nhũng mãnh liệt, rằng chính phủ Anh đang tiến hành cải cách, để làm cho Vương quốc này trở thành nền kinh tế lớn số 1, rằng sẽ phát hành vào tháng 6 Danh mục đăng ký toàn quốc người được hưởng cổ tức từ các doanh nghiệp (Public register of UK companies’ beneficial owners).

    Do Hồ sơ Panama Thủ tướng Anh càng bận rộn hơn, vì phải gánh cả sự giận dữ của công luận do… ông được thừa kế. Thân phụ ông được báo danh trong danh sách sở hữu tài khoản offshore, nên Cameron vừa phải thú nhận đã sở hữu sản phẩm có hưởng lợi về thuế (tax-efficient product), trước cả khi trở thành thủ tướng. Truyền thông phương Tây đang đặt vấn đề liệu các hành động từ 2013 của Cameron có ngầm ngăn cản sự tăng cường tình minh bạch của các “bến đỗ” offshore hay không. Sự dính líu vào Hồ sơ Panama quả là nhạy cảm đối với quyền lợi của Anh quốc, một khi nước này có thể nói là đang được lợi từ ngành công nghiệp né thuế toàn cầu, theo Tập đoàn dự báo chiến lược Stratfor. Người ta chợt nhớ, quần đảo Virgin thuộc Anh – nơi mà cả các đại quan, đại gia ở Liên Xô cũ, chẳng hạn, đang giấu những “tráp đựng vàng”, theo một số nguồn tiếng Nga từ cả trước vụ Hồ sơ Panama, không thuộc dạng “hàng sạch”.

    Stratfor nhận định (10/4), trái với những dự định của Cameron, chủ đề Hồ sơ Panama đã tiếp lửa cho bầu không khí nóng hầm hập xung quanh vụ trưng cầu dân ý về việc Anh có nên rời EU hay không (Brexit). Dù chỉ một mình những rò rỉ vừa qua thôi thì chắc khó mà làm Cameron mất ghế Thủ tướng, nhưng những tiết lộ tiếp theo thì có thể. Và mọi hủy hoại xảy ra với uy tín của thủ tướng Anh sẽ giáng vào chiến dịch của ông nhằm giữ Anh ở lại EU, Stratfor nhận định.

    Offsore: đỉa hai vòi?

    Sự dính líu vào Hồ sơ Panama là nhạy cảm đối với quyền lợi của Anh quốc, một khi nước này có thể nói là đang được lợi từ ngành công nghiệp né thuế toàn cầu, vẫn theo Tập đoàn dự báo chiến lược Stratfor.
    Thật vậy, sự chú ý dành cho Panama làm sao lãng một địa chỉ ưu đãi thuế lừng danh khác. Thời báo kinh doanh đối ngoại (International Business Times) của Anh điểm danh Panama và quần đảo Virgin thuộc Anh là “hai thiên đường thuế được ưa dùng nhất” nhờ công ty ‘cò mồi’ Mossack Fonseca, hành động nhân danh “Thượng đế” (khách hàng) của mình.

    Người Anh cảm thấy bối rối khi Hồ sơ Panama phanh phui vai trò “nghịch đời” của quần đảo Virgin.

    Theo một chiều, Virgin thuộc Anh là mái nhà chung cho 400 ngàn đến 800 ngàn công ty offshore, mà người sở hữu chúng đến từ mọi miền của thế giới. Đây là một vị “chủ nhà” (cho các khách chơi offshore) to nhất, trên cả Panama, Richard Murphy, một quan chức thuộc Cơ quan Điều tra Thuế Anh quốc đánh giá.

    Ở chiều ngược lại, Virgin lại chính là nguồn sở hữu lớn nhất từ ngoại quốc đối với tài sản trên đất Anh. Chẳng hạn, nhiều bất động sản ở London được sở hữu nhờ đã “mượn đường” qua các cơ cấu offshore, chẳng hạn nhờ đầu tư ủy thác (investment trusts), một cơ chế thường gặp ở các thiên đường thuế, vẫn theo Thời báo kinh doanh đối ngoại của Anh.

    Nỗ lực tập thể

    Ngày 10/4, Bộ trưởng tài chính Anh David Gauke khẳng định: “thông điệp của chúng tôi rất rõ ràng: sẽ không có bến đỗ an toàn” (cho những người muốn né thuế), theo bài “Anh quốc triển khai nhóm công tác liên chính quyền nhân vụ Hồ sơ Panama”.
    Từ nay (2016) những người hoạt động thương trường cảnh ngoại (offshore developers) ở Anh nào xuất khẩu lợi nhuận để tránh thuế sẽ bị trở thành “bia” (targeted) trong tiến trình dựng luật mới về trốn thuế.

    Trang điện tử của Chính phủ Anh khẳng định nội các hiện tại đang tiến hành những hành động “cách mạng hóa” (revolutionise) sự minh bạch về thuế, xử lý các hành vi, cả né lẫn trốn thuế (tax avoidance and evasion).

    Trong nhiệm kỳ Quốc hội Anh này, chính quyền ở London sẽ tiến hành luật hóa 25 chủ trương, đảm bảo người dân thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế nhằm giúp chính phủ tăng khoản thu thuế thêm 16 tỷ bảng Anh vào năm 2021.

    Ngược lại, Richard Murphy, quan chức cơ quan Điều tra Thuế Anh quốc cho hay người dân đang muốn làm rõ ai đang sở hữu những công ty offshore. Hiện có khoảng 94 ngàn doanh nghiệp đứng ngoài Anh (đăng ký pháp nhân ở các nước khác) nhưng đang sở hữu tài sản ở Anh, nay chúng phải được đối xử như doanh nghiệp của Anh, như đang thuộc giới kinh doanh Anh. Các doanh nghiệp “thực dân” này được yêu cầu phải khai danh sách những người chủ sở hữu được hưởng lợi (beneficial ownership), theo như luật Anh. Nếu doanh nghiệp “ngoại” có sở hữu “nội” nào không chịu làm theo yêu cầu trên, thì “đất đai và tài sản mà nó đang sở hữu sẽ thuộc về Nhà vua” (the crown – ý nói Vương quốc Anh), đại diện của cơ quan Điều tra Thuế Anh quốc khẳng định, vẫn theo Murphy.

    Liệu ta có thể xem đây là một dạng quốc hữu hóa mới, ở thế kỷ 21?

    Ở quy mô rộng hơn, BBC đưa tin ngày 15/4 rằng 5 nền kinh tế hàng đầu châu Âu vừa đạt thỏa thuận về trao đổi thông tin về những người bí mật sở hữu các doanh nghiệp và các quỹ đầu tư, nhằm đấu trang chống lợi dụng các góc khuất tài chính để trốn thuế, rửa tiền hay hưởng lợi từ tham nhũng. Năm nước Anh, Đức, Pháp, Ý và Tây Ban Nha còn nhất trí đưa sáng kiến này ra diễn đàn G20.

    Trong trường hợp thuận lợi, việc trao đổi các dữ liệu như thế trong một nhóm các nước có thể mở rộng thêm cho Mỹ, Ả-rập Saudi, và Trung Quốc…. vẫn theo BBC.

    Ngày 6/5, nhân vật “John Doe” (tên giả của người tiết lộ Hồ sơ Panama – NBT) đã “biểu dương” Anh như sau: “Anh quốc có thể tự hào về sự chủ động của dân cư từ đó (vụ rỏ rỉ Hồ sơ Panama) đến nay, nhưng nước này vẫn còn phải đóng một vai trò sống động trong việc chấm dứt những bí mật tài chính trên các đảo khác nhau của nước này, những lãnh thổ (thuộc Anh) đang vẫn là những viên đá tảng cho sự tham nhũng ‘hợp luật’ (institutional corruption – than nhũng được thể chế hóa, “luật hóa”), một dạng tham nhũng có quy mô toàn cầu…

    Ngày 9/5, BBC đưa tin 300 nhà kinh tế hàng đầu gửi thư cho các nhà lãnh đạo thế giới kêu gọi những nỗ lực chung nhằm dẹp bỏ tệ trốn thuế. Bức thư được chờ đợi sẽ có những chính khách và các học giả tên tuổi ký tên vào. Bức thư cho rằng các nước nghèo bị mất mát nhiều nhất bởi những thiên đường thuế.

    Bức thư được gửi đi trước thềm Hội nghị thượng đỉnh chống tham nhũng, họp vào thứ Năm (12/5) tại London, với sự tham gia của đại diện 40 nước và của Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

    “Các chính phủ phải dàn xếp với nghị viện của mình để đảm bảo rằng tại tất cả các lãnh thổ mà các chính phủ đang chịu trách nhiệm, các thông tin có giá trị phải được công bố về những người chủ được hưởng lợi thực sự từ các công ty và các (thương vụ) ủy nhiệm”.

    Bức thư cũng yêu cầu nước Anh phải đi đầu trong việc minh bạch thuế. Các nhà kinh tế ký tên trong thư, mà nhiều người đến từ khổi đại học nước Anh, nghĩ rằng nước này vừa là chủ nhà của Hội nghị Thượng đỉnh lần này, vừa là nước có chủ quyền trùm lên cái gọi là thiên đường đứng thứ ba về ưu đãi thuế, có một vị trí độc đáo (unique) để dẫn đầu (trong trào lưu minh bạch về thuế trên toàn cầu).

    Một đại diện của nhóm các nhà bác học nói trên khẳng định với BBC rằng các thiên đường thuế “không nhằm mục đích hữu ích”, chúng cho phép một số công ty và cá nhân kiếm lợi trên đầu phần còn lại của nhân loại (free-ride on the rest of humanity).

    Theo tin phương tây 12/5 về Hội nghị thượng đỉnh chống tham nhũng, các nước Mỹ, Thụy Sĩ, Canada, Australia, New Zealand cùng với Interpol thành lập, lần đầu tiên, Trung tâm chống tham nhũng quốc tế, đặt trụ sở tại London.

    Các nước Anh, Pháp, Hà Lan, Nigeria và Afganistan quyết định lập ra danh sách công khai những người chủ thực của các doanh nghiệp nước mình. Australia, New Zealand, Jordan, Indonesia, Ireland và Gruzia cũng bày tỏ sẽ thực hiện biện pháp này.

    Hàng chục chủ thế hành chính thuộc Anh (như quần đảo Virgin), có các trung tâm tài chính lớn, sẽ công bố thông tin về những người chủ các tài sản đang được hưởng lợi nhuận. Đồng thời, các Cty nước ngoài sở hữu tài sản ở Anh sẽ phải công bố danh tính chủ thực của mình.
    Lê Đỗ Huy (thuật)

    NCQT
    Keymaster

    ‘Phát súng trong sương mù’: nước Nga và Hồ sơ Panama

    Ở thế giới đang phát triển, hiệu ứng Panama cảm nhận rõ rệt hơn tại không gian Liên Xô cũ, nơi mà, các sức căng về chính trị đã bộc lộ ở mức cao, Tập đoàn dự báo chiến lược Stratfor nhận định.

    10/4 Stratfor đã đưa ra một phân tích sớm về tác động của Hồ sơ Panama đối với Nga.
    Ở Nga, những cáo buộc ầm ĩ nhất về tham nhũng liên quan đến Tổng thống Vladimir Putin. Dù tên tuổi của tổng thống không xuất hiện trong bất cứ tài liệu nào trong số 11,5 triệu văn bản đã được công bố (của Hồ sơ Panama), trong đó đã xuất hiện những bạn hữu thân nhất của ông:Sergei Roldugin, Arkady Rotenberg and Boris Rotenberg.
    Vốn là những người đóng thế lâu năm cho Putin trong nghiệp kinh doanh của Tổng thống, anh em nhà Rotenberg đã không gây ngạc nhiên khi được đề cập trong Hồ sơ Panama. Trong giới thượng lưu Nga, anh em Rotenberg không phải là những người thuộc nhóm ra quyết định, cho dù họ được xem là những nhân vật ở cấp cao nhất, trung thành tới mức được Putin giao ngầm thực thi những phi vụ tài chính và thương mại. Roldugin, một người chơi vi – ô –lông- xen, cũng đứng ngoài chính giới Nga. Nhưng Roldugin cũng là một trong những cộng sự được tin tưởng, ông còn là cha đỡ đầu cho con gái Putin. Theo Hồ sơ Panama, Roldugin là người đang bị buộc tội giúp tổng thống đẩy hơn 2 tỷ USD (sang offshore).

    Phản ứng của Kremli đối với Hồ sơ Panama cho thấy việc công bố nó đã được (Kremli) lường trước. Hai tuần trước (khi Hồ sơ này được công bố), người phát ngôn của tổng thống Dmitry Peskov cảnh báo với báo giới rằng một đòn tiến công (thuộc loại hình chiến tranh) thông tin của phương Tây đang sắp xảy ra. nhưng không đúng sự thật. 5/4, hai ngày sau khi công bố Hồ sơ Panama, Peskov tiến thêm một bước, tố cáo Hồ sơ Panama là cuộc thao diễn của tư tưởng bài Putin (Putinphobia), tuyên bố rằng những cáo buộc (lãnh đạo chủ chốt của Nga tham nhũng) chẳng có gì mới. Thật vậy, những tố cáo (tham nhũng) nhằm vào Putin và những bạn thân nhất của ông đã xảy ra trước (predate) khi vị tổng thống này lên ngôi. Cho đến nay, các cáo buộc (tham nhũng) này bấy nay được đồng hóa (assimilate – cũng có nghĩa là tích hợp/intergrate) vào nếp nghĩ của người Nga rồi.

    Peskov cũng gọi Hồ sơ Panama là một nỗ lực xói mòn nước Nga trước thềm bầu cử (Quốc hội) vào tháng 9. Ở đây nữa, cũng có một ám chỉ sự thật. Chính quyền của Putin đang lo ngại về khả năng xảy ra hoạt động chống đối ngay sau cuộc bầu cử (tháng 9/2016), trên một quy mô tương tự như cuộc bầu cử nghị viện Nga năm 2011. Trong các hoạt động chống đối năm 2011, tham nhũng trong Điện Kremli là chủ đề trung tâm. Việc lại đưa ra các cáo buộc (Kremli) tham nhũng có thể sẽ phối kết hợp với những căm hận do nền kinh tế ốm yếu, rồi đổ dầu (vào lửa) làm những chống đối lan rộng hơn.

    Để làm giảm mối đe dọa của những hoạt động chống đối, Kremli đang chuyển vụ Hồ sơ Panama sang một xuất phát điểm khác. Các phương tiện truyền thông Nga và chính phủ nước này liên tục đề cập vụ Hồ sơ Panama với tư cách một đòn tiến công nữa lên nước Nga và tổng thống của nó. Sau khi phưong Tây áp đặt lệnh trừng phạt lên Nga, các làn điệu như thế được sử dụng hữu hiệu, dấy lên chủ nghĩa dân tộc trên khắp đất nước Nga. (hết tổng thuật 10/4 của Stratfor).

    Việc Nga đang bàn tán trực diện hơn về offshore chưa hẳn có nghĩa rò rỉ từ Panama này đã xịt ngòi trước niềm sùng tín lãnh tụ. Khác với Nga, ở Trung Quốc offshore là cuộc chơi ngấm ngầm, ngoài quốc doanh, không được phép. Còn với Nga, “offshore” từng gần như là “quốc sách”, thậm chí còn được tham gia rầm rộ bởi các tổng công ty hàng đầu của nhà nước, chỉ chững lại vào khoảng 2013, khi có tin các “thế lực thù địch” phương Tây sắp đại chiến trận offshore.

    Nhưng hình dong kỳ quặc (ma quái – theo cách diễn đạt của học giả Nga) của nền kinh tế Nga, với 95% doanh nghiệp lớn và cực lớn được điều hành từ các offshore, chắc đang giúp ai đó làm nhòe điều mà Hồ sơ Panama tố giác. Chập chờn thứ kinh tế bóng đen có dạng ‘đỉa hai đầu’ khác, cũng ngự ở các thiên đường thuế, được S. Mironov (cựu Chủ tịch Hội Đồng Liên Bang Nga, hay Thượng viện Nga, một đồng minh lâu năm của Putin) mô tả: “ …Ở các vùng offshore, tiền mặt được tập hợp để mua quan chức. Ở đó cũng tọa lạc của cái của các quan chức – tài sản được mua bằng những đồng tiền tham nhũng được” .
    Rồi cuộc xung đột Crimea và cuộc khủng hoảng các đòn cấm vận bao trùm gần như mọi thứ, kể cả tuyên bố của Medvedev năm 2012, là cuộc hiện đại hóa vào đầu thế ký 21 của Nga đã đứt gánh.

    Dù cũng thuộc chủ đề “kỵ húy” trên truyền thông chủ lưu (mainstream), vẫn đăng được điều tra khá kỹ về hoạt động offshore của “Putin và đồng đội”, ở Panama, Liechtenstein, quần đảo Virgin thuộc Anh…, chẳng hạn từ 2012 , nên Hồ sơ Panama không tạo hiệu ứng “thâm cung bí sử” với giới có học và những người dùng Internet Nga.

    Putin và offshore

    Với cách đặt tít những bài đầu tiên về Hồ sơ Panama theo kiểu: “Truyền thông đánh giá gia sản Putin khoảng 2 tỷ USD” , dường như đã phát xuất một kiểu đánh giá tài sản mới (điều tạp chí Forbes vẫn thường làm đối với chủ doanh nghiệp) nhưng đối với chính trị gia của các nước thứ ba: dùng tài sản ngoài nước (tại các công ty offshore) được thông báo trên truyền thông để đo chính khách này “giàu” (tiền của có nguồn gốc “không minh bạch”) tới cỡ nào.

    Ban đầu (7/4), chính Putin gọi thông tin trong Hồ sơ Panama là vớ vẩn (чушь), điều mà một tuần sau, trong giao lưu trực tuyến, ông sẽ nhận định ngược lại (подлинные, достоверной – xác thực). Tổng thống Nga (7/4) cho rằng Hồ sơ Panama là công cụ để (ngoại bang) làm người dân Nga mất lòng tin vào chính quyền. Nhưng 14/4, ông cho rằng (dù thông tin là xác thực), có điều những người đưa tin đã cố làm cho nó trở nên rắc rối (наводят тень на плетень – dẫn dắt tin theo chủ ý riêng).

    Tuy nhiên, trong cuộc gặp Trực tuyến (14/4) Tổng thống Nga đã đưa ra thông tin là báo Đức đầu tiên đưa tin về Hồ sơ Panama, tờ Süddeutsche zeitung thuộc sở hữu của Tập đoàn tài chính Mỹ Goldman Sachs, “rằng ở đâu cũng thò ra tai của những người đặt hàng (Mỹ), nhưng những cái tai (báo Đức) cũng không biết đỏ lên (везде торчат уши заказчиков» — «они торчат, но даже не краснеют). Ngay hôm sau, bí thư báo chí của Kremli đã xin lỗi báo Süddeutsche zeitung về thông tin sai lạc (Süddeutsche zeitung là “tai” của Mỹ).

    Người tiết lộ rò rỉ (thường được mệnh danh là “John Doe”), hôm 6/5 cho hay: “Tôi không làm việc cho bất cứ cơ quan tình báo hay chính phủ nào, hoặc một nhà thầu nào. Quan điểm của tôi là hoàn toàn của tôi, chính tôi tự quyết định chia sẻ các tài liệu mật với Süddeutsche Zeitung và ICIJ, không nhằm mục tiêu chính trị nào”.

    Các báo Nga, như Vedemosti, cho biết tổng thống nước này “tự hào” về người bạn có tên trong hồ sơ Panama, người bạn này (của Putin) đang tiêu nhiều triệu USD để mua các đàn cụ. Trong số những này có cả cây đàn trứ danh từng được Fredrich Đại đế của xứ Phổ lỗ sĩ (Prussia) chơi vào thế kỷ 17.

    Giao lưu trực tuyến (14/4) Tổng thống tiết lộ người bạn này của ông (Rodolgin – em trai một người học cùng trường KGB với Putin, thời hàn vi) là một Mạnh Thường quân nghệ thuật, dù ông bạn này có cố gẳng tham gia kinh doanh nữa, nhưng đâu có kiếm được hàng tỉ USD. Và Rodolgin tiêu hết những thu nhập của mình vào việc mua những đàn cụ cho nước Nga thân yêu, đến mức “lâm vào nợ nần” , tổng thống Nga chia sẻ. Dù sau tổng thống, còn có những người đứng đầu ngành văn hóa và cả phát ngôn viên của Kremli, trên truyền thông, nhấn mạnh tinh thần vị nghệ thuật, ái quốc và những đóng góp của Rodolgin… đã không có ai giải thích, vì sao đàn balalaika chẳng hạn, đã không trở thành đồi tượng mua sắm.

    ‘Thấy bảo là có một người bạn của Ngài tổng thống Nga, người này (bạn Tổng thổng Nga) đã làm gì đó, là yếu tố cấu thành tội phạm tham nhũng … Cái gì nào? Thưa chả có gì sất”, tổng thống Nga nói tiếp (7/4).

    Tuy nhiên, theo “hồ sơ” offshore ở Nga, ngay từ năm 2011, trên truyền thông đã xuất hiện một lá thư của một doanh nhân phải lưu vong khỏi Nga, vào năm 2010 gửi tổng thống Nga lúc đó là Medvedev.

    Lá thư này, của thương nhân gốc Leningrad S. Kolesnikov, từng làm việc với những người bạn thân của Putin) nói rằng các thương gia lớn của Nga phải đóng một khoản tiền cho tổng thống (Putin), mà 35% số tiền đó sẽ được “đựng” ở các offshore. Một số báo Nga, căn cứ vào điều tra của mình, đã cho rằng “Doanh nghiệp của (nghệ sĩ) Roldugin chắc là những offshore này” .
    Người đọc có thể liên hệ với nhận định của cựu Chủ tịch Hội Đồng Liên Bang Nga (nhiệm kỳ 2001 – 2011) nói vào năm 2011: “Ở các vùng offshore, tiền mặt được tập hợp để mua quan chức. Ở đó cũng tọa lạc của cái của các quan chức – tài sản được mua bằng những đồng tiền tham nhũng được”, đã nêu ở trên.
    Cuối tháng 11/2011 Vladimir Putin (lúc đó là Thủ tướng) cũng thừa nhận vấn đế cảnh ngoại hóa (offshorization) là mối hiếm họa nghiêm trọng đối với chủ quyền quốc gia. Nhưng không có việc làm nào đi xa hơn lời cảnh báo này, báo Trudovay Rossia (Nước Nga lao động) nhận định năm 2013.

    “Cộng hưởng”

    Khối lượng lớn của các bài trên truyền thông Nga cho thấy sự quan tâm (từ khóa “Hồ sơ Panama”: панамское досье, панамское дело, панамские документы, панамский архив…) của dân cư đối với vụ này, dù Stratfor, như trên, cho rằng những khái niệm tiêu cực như “quan chức tham nhũng” đã bị trung hòa trong óc người dân. Một khi cả vợ người phát ngôn của Kremli, ông Peskov, cũng có tên trong Hồ sơ Panama, phản ứng của các quan chức, các nhân vật bị “dính” đến nay vẫn là phủ định sạch trơn kiểu “mày râu nhẵn nhụi…”, hoặc đưa ra bảo đảm lẫn nhau. Thách thức lớn đối với những nhân vật bị nêu danh trong Hồ sơ Panama là sự dính líu vào những tài sản ở nước ngoài, kiểu như offshore, của các VIP, đã được đả động không hề ít cả trước vụ “Hồ sơ Panama”, tạo nên một lưu trữ khá phong phú cho năng lực phân tích và tổng hợp, tính hệ thống vốn là thế mạnh của nghiệp vụ làng báo Nga – những gì hẳn đang làm cho những kẻ “nhúng chàm” run sợ.

    Các báo Nga mới đây ghi nhận việc công bố Hồ sơ Panama đã tăng tốc quá trình nước Nga dấn vào lộ trình trao đổi quốc tế các thông tin về những người nộp thuế. 28/4, báo Komersant (Коммерсантъ) nhận xét rằng đề xuất quốc tế với nước Nga về việc này đã được đưa ra vài năm trước, nhưng Nga đã không vội, cho đến những ngày này. Các quan chức không gắn chủ trương này (nước Nga hội nhập trao đổi quốc tế các thông tin về những người nộp thuế với Panama), bảo rằng nó được Moscow thông qua đúng quy trình.
    Hồ sơ Panama còn “cộng hưởng” với những dữ liệu của những tin đã đưa trên truyền thông. Chỉ riêng slon.ru đã có tới hơn 60 bài thuộc chủ đề Hồ sơ Panama, tính tới 9/5 (khoảng 45 ngày sau khi bùng lên Panamgate). Trong đó có những bài gồm cả những biểu đồ công phu, chẳng hạn chỉ đường đi của “tiền” từ một vụ điều tra vụ ăn trộm tiền ngân sách bởi luật sư Magniskyi năm 2007 (sau đó Magniskyi bắt rồi đột tử trong tù ở Moscow) chảy sang các offshore của người kéo vi-ô-lông-xen Roldugin – một bạn chí thân của tổng thống Putin (Roldugin trên truyền hình vài năm trước từng gọi Vladimir Putin là Vovka – theo kiểu trẻ con gọi nhau). Vụ Magnisky có thể xem là khởi nguồn (và căn nguyên?) của sự căng thẳng giữa Nga và phương Tây (trên đường tới sự biến Cremea), sau khi Mỹ thông qua đạo luật Magnitsky (Magnitsky act, 2012). Theo đạo luật Magnitsky act các quan tham Nga nào “diệt khẩu” những người đấu tranh chống họ, bị rơi vào danh sách “đen” của Magnitsky act, và bị đóng băng tài khoản ở Mỹ, không được phép sang Mỹ coi sóc “bất động sản” đã mua, con cái không được du học ở Mỹ…

    Nghị viện châu Âu cũng ra một quyết nghị với tinh thần tương tự vào năm 2014, cấm 32 quan chức Nga không được nhập cảnh các nước EU, tài khoản của họ ở nước ngoài bị đóng băng.

    Điều khoản Magnitsky act hẳn đã dẫn tới “vô sản hóa” nhiều quan chức “cổ cánh” ở Moscow, thổi bùng lên tâm lý chống phương Tây, sự kiện Krym, Đông Ukraina và những tuyên bố giận dữ về hạt nhân và đỏi hỏi “kính trọng” từ Kremli… đẩy kinh tế Nga lẫn sâu vào khủng hoảng, suy thoái triền miên.

    Hiện còn cần phân tích dữ liệu từ PP để nhận định rằng Luật cấm (quan chức) có tài khoản ở nước ngoài (tháng 5/2013) của Nga liệu có khiến cho lượng tiền “chảy” ra nước ngoài từ Nga, sang ốc đảo Panama tăng, do thiên đường thuế này vốn được “tín nhiệm” về đảm bảo ẩn danh cho chủ offshore.

    Trong một động thái gần nhất, 20/5, người giàu nhất trong số ứng viên của Đảng cầm quyền Nước Nga thống nhất, Đại biểu Duma Quốc gia Nga ông Mihail Slipenchuk đã quyết định rút khỏi cuộc chạy đua vào cơ quan lập pháp tối cao của nước này (Duma Viện, sẽ bầu lại vào 18/9 tới), do có tên trong Hồ sơ Panama, TASS đưa tin . Truyền thông Nga chắc đang chờ tin tương tự từ một số dân biểu khác, cũng được “báo danh” tại Hồ sơ Panama.
    Lê Đỗ Huy (thuật)

    NCQT
    Keymaster

    Đảo chính Ngô Đình Diệm bắt đầu từ khách sạn Caravelle?

    TTO – Trong một quảng cáo cho khách sạn Caravelle ở Mỹ, người ta ghi rõ rằng “không có câu lạc bộ báo chí ở khách sạn Caravelle”. Nhưng thực tế khách sạn này là một trung tâm báo chí nước ngoài tới Sài Gòn đưa tin về chiến tranh Việt Nam từ 1965-1975.

    Trước năm 1965, năm quân Mỹ đổ bộ vào Việt Nam, Caravelle vẫn là nơi các nhà báo, các thông tin viên quốc tế đến Sài Gòn làm việc cư trú dù giá phòng mắc hơn khách sạn Continental nằm đối diện.

    Bởi ở đây ngoài món ăn rất ngon nấu theo đúng phong cách châu Âu, phục vụ tốt, hệ thống điện thoại luôn hoạt động và lại có một sân thượng tuyệt vời để ngắm Sài Gòn cũng như quang cảnh ven Sài Gòn mà không cần phải đi xa.

    Điểm đi và đến!

    Có lẽ những nhà báo đầu tiên tới khách sạn Caravelle là những thông tín viên của AP (Associated Press), UPI (United Press International), Reuters và AFP (Agence France Press). Sau đó là vài cộng tác viên của tạp chí Time (của Mỹ), thông tín viên tờ Times (của Anh) và tờ Le Figaro.

    Đó là năm 1961. Cuối năm này, Malcom W. Browne, trưởng phân xã của AP, đã đến đây cư ngụ “dài hơi”. Và rồi vài tháng sau Peter Arnett đến cư ngụ.

    Về sau, Arnett đã đoạt giải Pulitzer khi chuyển sang làm thông tín viên cho CNN (Cable news network). Rồi tháng 6-1962, có một nhà báo người New Zealand cũng đến đây cư trú.

    Từ khách sạn, họ có thể có mặt kịp thời ở các cơ quan chính quyền nằm gần đó. Mặt khác, họ cũng có thể nghe ngóng các câu chuyện ở quán cà phê Givral nằm đối diện, từ nhà hàng Cheap Charlie nằm phía sau khách sạn hay từ cà phê mái hiên của Continentel phía bên kia đường… những nơi mà giới nhà báo nước ngoài đặt cho cái tên khá kêu “đài phát thành vỉa hè đại lộ Catinat”.

    Bởi đến những nơi này đều là các vị tai to mặt lớn, là dân biểu từ trong hạ nghị viện (Nhà hát thành phố) bước ra, là sĩ quan cao cấp… các cuộc nói chuyện lặt vặt của họ lại đáng tin tưởng hơn là đài phát thanh Sài Gòn! Và điều đáng nói hơn là khi tập họp lại những chuyện lặt vặt ấy thì thế giới lại chú ý nhiều hơn là nguồn tin chính thống.

    Nơi đây, các nhà báo cũng có thể nhanh chóng biết được một tin gì đó “đối lập” từ hạ nghị viện, hay phỏng vấn dễ dàng một nhân vật đáng chú ý của Việt Nam đương thời.

    Trong nghề báo có một điều lạ mà chưa ai giải thích được là giới nhà báo thường tập họp gặp nhau tại một địa điểm quen thuộc nào đó để trao đổi thông tin. Xưa nay đều vậy!

    Do đó, khi thông tin của các đài báo từ khách sạn Caravelle được chú ý thì nơi đây đương nhiên trở thành nơi tập họp của báo giới nước ngoài, thậm chí có không ít nhà báo người Việt làm việc cho các hãng thông tấn quốc tế.

    Và kể từ đó, Caravelle trở thành điểm đi và đến của hầu hết nhà báo nước ngoài đến Việt Nam làm việc.

    Họ đến để gặp gỡ nhau bên quầy rượu sau những ngày dài làm việc ở xa Sài Gòn. Họ trao đổi những khuynh hướng khác nhau đang phát triển ở Nam Việt Nam… Dĩ nhiên là chính quyền Ngô Đình Diệm với một bộ máy mật vụ dày đặc không thể bỏ qua một nơi như vậy.

    Các nhân viên chính phủ “buộc tội” các nhà báo ở đây rằng “hầu hết những ý kiến và nhận định của báo giới ngoại quốc chỉ là những lời thêu dệt xuất phát từ những chiếc ghế ở quầy rượu của khách sạn Caravelle”. Họ đã làm “tồi tệ” thêm những điều đã rất lộn xộn…

    Nhưng tất cả mọi thứ đã không ngăn được dòng các nhà báo nước ngoài đến Việt Nam, tới Sài Gòn là phải ở khách sạn Caravelle.

    Nơi “khởi nguồn” đảo chính!

    Từ tháng 9-1963, các nhà báo ở Caravelle đã có những bài đồn đoán rằng sẽ có một cuộc thay đổi lớn ở Việt Nam. Họ ủng hộ cuộc đấu tranh của Phật giáo đang bị Diệm đàn áp tơi tả.

    Ngày 6-5-1963, hai ngày trước lễ Phật đản, lệnh từ Phủ tổng thống “cấm treo cờ Phật giáo ngoài khuôn viên cơ sở tôn giáo” do Quách Tòng Đức, đổng lý văn phòng Phủ tổng thống, ký.

    Ở Huế, các phật tử bắt đầu bị cảnh sát đàn áp từ ngày 7-5, rồi ngày 8-5 có người chết trước Đài phát thanh Huế khi phật tử đề nghị cho phát thanh bài nói chuyện của thượng tọa Trí Quang.

    Rồi từ Huế các cuộc biểu tình lan tới Sài Gòn với đòi hỏi 5 điểm cuốn hút nhiều giới tham gia. Ngày 11-6, hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại ngã tư Lê Văn Duyệt – Phan Đình Phùng (Cách Mạng Tháng Tám – Nguyễn Đình Chiểu) quận Đô thành Sài Gòn.

    Ngày 4-8, đại đức Thích Nguyên Hương tự thiêu trước dinh tỉnh trưởng Phan Thiết; ngày 13-8, đại đức Thích Thanh Tuệ tự thiêu trước chùa Phước Duyên, Huế; ngày 15-8, ni cô Thích Nữ Diệu Quang tự thiêu tại Ninh Hòa (Khánh Hòa); ngày 16-8, hòa thượng Thích Tiêu Diêu tự thiêu tại chùa Từ Đàm, Huế; ngày 10-9, đại đức Thích Thiện Mỹ tự thiêu trước nhà thờ Đức Bà Sài Gòn; ngày 5-10, đại đức Thích Quảng Hương tự thiêu trước chợ Bến Thành.

    Cũng khi đó, Washington kết luận rằng Tổng thống Diệm hoàn toàn không có khả năng chiến thắng cộng sản! Bộ Ngoại giao Mỹ thấy cần ủng hộ một cuộc nổi dậy để loại bỏ Diệm và người em trai là Ngô Đình Nhu.

    Và cũng từ đó, các nhà báo nghe được những tin đồn về một cuộc đảo chính đã được trao đổi giữa các thông tín viên và các viên chức cấp thấp của Mỹ tại khách sạn Caravelle. Các nhân viên của khách sạn cứ làm như không biết các cuộc họp “mật”.

    “Họ biết rằng chúng tôi là những người chống Ngô Đình Diệm và chống chiến tranh. Họ không làm bất kỳ điều gì để ngăn cản các cuộc họp” – ông Nguyễn Đình Đầu khi đó là một giáo sư trung học đã nhớ lại.

    Lấy lý do tình trạng hỗn loạn có lợi cho Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam, trung tướng Trần Văn Đôn, quyền tổng tham mưu trưởng quân đội, đã ủng hộ biện pháp “thiết quân luật” của Diệm.

    Sài Gòn yên tĩnh, không có đảo chính, không có điều quân. Nhưng sau khi có một bản đề nghị cải cách dài 20 trang do ông Đôn và tướng Dương Văn Minh thảo ra cũng không có hồi đáp, các tướng lãnh Sài Gòn đã bí mật họp tại Caravelle để âm mưu lật đổ Diệm.

    Tối hôm bầu cử quốc hội Việt Nam vào cuối tháng 9-1963, Đôn giữ chỗ tại quầy rượu khách sạn Caravelle cho một cuộc hẹn với bạn đồng học cũ và là bạn uống rượu, thiếu tướng Tôn Thất Đính. Bên ly rượu Scotch và sau đó tại hộp đêm La Cigale, Đôn và Đính bắt đầu thảo luận kế hoạch đảo chính.

    Cuộc đảo chính đã diễn ra ngày 1-11-1963 và diễn ra trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Trong tác phẩm Saigon Anthony Grey viết “Khi lực lượng đảo chính tiến vào dinh Gia Long, một ký giả người Anh trốn trên sân hiên tầng 10 khách sạn Caravelle để nhìn toàn cảnh trận đánh. Trên tầng mái vắng lặng của khách sạn Caravelle, Naomi Boyce Lewis đứng đằng sau phóng viên ảnh người Scotland của cô. Cắn chặt môi dưới với sự kích động, anh lia ống kính máy ảnh chầm chậm lướt qua toàn cảnh rộng lớn của những con đường có hàng cây từ dinh Gia Long. Từ điểm cao này, nữ phóng viên thấy lực lượng đảo chính tiến vào thành phố theo ba trục từ Tây Ninh, Bến Cát và Biên Hòa trông như những đoàn côn trùng ăn thịt chầm chậm bò đi rồi tụ hội lại”.

    Còn Peter Arnett và Malcom Browne cũng leo lên nóc khách sạn sau đó đã nghe và thấy cuộc nổi dậy. Họ thấy và nghe các cuộc tấn công lực lượng phòng vệ Phủ tổng thống của phe đảo chính.

    Trong khi đó, Sài Gòn vẫn tấp nập xe cộ, trừ vài con đường đi qua hoặc đi kế bên dinh Gia Long. Grey viết tiếp “bên ngoài khách sạn Caravelle, một viên cảnh sát ngồi trên xe jeep đang cố gắng một cách tuyệt vọng để lột bộ đồ cảnh sát trước khi những người đảo chính kịp nhận ra. Một người đi bộ chạy như điên quanh góc đường, đạn bắn theo nháng lửa kế gót chấn anh ta. Một người chạy trốn vào nhà vệ sinh ven đường một vài giây trước khi bức tường của nhà vệ sinh bị đạn súng máy bắn lỗ chỗ, rồi năm phút sau anh ta chạy vụt ra mà không bị gì cả. Trong khi xe tăng khạc đạn ầm ầm thì đám con nít chạy theo ngay dưới họng súng để… lượm vỏ đạn bằng đồng!”.

    TRẦN NHẬT VY – NGUYỄN VĂN NHẬT

    Nguồn: Tuổi Trẻ

    NCQT
    Keymaster

    Tuyên cáo của Nhóm Caravelle làm chấn động chánh trường

    TTO – Sau khi hoạt động, khách sạn Caravelle là nơi ra vào thường trực của giới thượng lưu Sài Gòn. Thời điểm nầy, có khá nhiều nhân vật đương thời bất mãn với Tổng thống Ngô Đình Diệm.

    Là người được Mỹ ủng hộ nhưng ông Diệm phớt lờ các lời khuyên của các cố vấn Mỹ và những người thuộc phe ôn hòa.

    Ông ta cai quản một cách khắt khe về mặt xã hội như cấm nhảy đầm, cấm mang vật liệu “độn vú”, thẳng tay đàn áp Phật giáo, đẩy mạnh kiểm duyệt báo chí và bắt tất cả những người đối lập…

    Nhóm Caravelle

    Trong khi đó, những người có những mối liên hệ với nông thôn đều thấy rằng chánh phủ không hề biết hay biết mà không làm gì. Họ tỏ thái độ bất mãn với chế độ bằng cách tụ tập nhau ở khách sạn Caravelle để chỉ trích chế độ.

    Tháng 4-1960, có 18 người tự xưng là “nhóm nhân sĩ tự do tiến bộ” thường được gọi là “nhóm Caravelle”, gồm có các ông Trần Văn Văn, cựu Bộ trưởng Kinh tế và Kế hoạch, Trần Văn Hương, cựu Đô trưởng Sài Gòn, Phan Huy Quát, cựu Bộ trưởng quốc phòng và giáo dục, Phan Khắc Sửu, cựu Bộ trưởng canh nông, Nguyễn Lưu Viên, bác sĩ, Huỳnh Kim Hữu, cựu Bộ trưởng y tế, Trần Văn Lý, cựu Thủ hiến Trung phần, Nguyễn Tiến Hỷ, bác sĩ, Trần Văn Đỗ, cựu Bộ trưởng ngoại giao, Lê Ngọc Chấn, cựu Bộ trưởng quốc phòng, Lê Quang Luật, cựu Bộ trưởng thông tin, Lương Trọng Tường, cựu Thứ trưởng kinh tế quốc gia, Nguyễn Tăng Nguyên, cựu Bộ trưởng lao động và thanh niên, Phạm Hữu Chương, cựu Bộ trưởng y tế và Công tác xã hội, Trần Văn Tuyên, cựu Bộ trưởng thông tin và tuyên truyền, Tạ Chương Phùng, cựu tỉnh trưởng Bình Định, Trần Lê Chất, tiến sĩ và Hồ Văn Vui, linh mục.

    Ngày 26-4-1960, họ đã cùng ký tên vào một tuyên cáo kêu gọi chánh quyền nên cải tổ và đích thân hai ông Trần Văn Văn và Phan Khắc Sửu mang đến tận Dinh Độc Lập chuyển cho Ngô Đình Diệm.

    Tất nhiên thái độ ôn hòa của họ không khiến họ Ngô thay đổi chánh sách. Nhưng tuyên cáo ấy, sau đó họp báo ở khách sạn Caravelle, đã làm chấn động chánh trường miền Nam Việt Nam.

    Tuyên cáo của 18 nhân vật thuộc Nhóm Caravelle đụng chạm đến tất cả các mặt trong xã hội “với mục đích phơi bày với Tổng thống tất cả sự thật trong niềm hy vọng là chính quyền sẽ lưu tâm để gấp rút thay đổi chính sách, hầu cứu vãn tình hình hiện nay để đưa quốc dân ra khỏi cơn nguy biến” để “toàn dân sẽ lại tìm thấy được nền Hòa bình cần thiết để đem lại ý nghĩa cho cuộc sống, để dựng lại ngôi nhà đã bị phá hủy, để đặt lại được cái cày trên những mảnh đất từng bị bỏ hoang.

    Nhân dân hy vọng rằng… không còn là con mồi cho sự tàn bạo và áp lực của một phe phái nào, không còn bị đối xử như cu-li, không còn một nền độc quyền nào thao túng, không còn bị sự cướp bóc của công chức tham nhũng và độc đoán”.

    Về chánh trị, Nhóm cho rằng “hiến pháp đã được lập ra nhưng chỉ có hình thức. Và Quốc hội tuy có đấy nhưng những cuộc thảo luận luôn luôn được diễn ra chỉ theo đường hướng của chính quyền. Và những cuộc bầu cử phản dân chủ. Toàn là những phương pháp và “trò hề”…

    Về chánh quyền thì “Thực quyền không còn ở trong tay của những người đáng lý có trách nhiệm của “gia đình”, nơi từ đó các mệnh lệnh được truyền ra. Điều này làm cho guồng máy hành chánh bị chậm lại, làm tê liệt mọi sáng kiến và làm nản lòng mọi người có thiện chí. Đồng thời, không một tháng nào trôi qua mà báo chí không đăng đầy những chuyện hối lộ không thể che dấu được, những chuyện này trở thành một chuỗi dài những giao dịch phi pháp hằng triệu bạc.

    Guồng máy hành chánh, vốn đã bị đình trệ bây giờ hầu như hoàn toàn trở nên tê liệt. Nền hành chánh cần được cải tổ gấp rút. Những người có khả năng phải được đặt đúng vào những chức vụ từ trên xuống dưới, hệ thống hành chánh và kỷ luật phải được tái lập, quyền lực và trách nhiệm phải đi đôi với nhau; sự hữu hiệu, sáng kiến, lòng ngay thẳng và tính cần kiệm phải là những tiêu chuẩn để dùng vào việc thăng thưởng, khả năng nghề nghiệp phải được tôn trọng. Phải loại trừ tình trạng ban phát ân huệ bằng vào những liên hệ gia đình hay phe phái. Những kẻ buôn bán quyền hành, tham nhũng và lạm dụng quyền thế phải bị trừng trị”.

    Sĩ quan Quân đội VNCH bị xem như gia nhân, lội nước đẩy thuyền cho Tổng thống

    Về kinh tế xã hội thì “những ngân khoản bồi thường chiến tranh lớn lao, mức lời cao đẻ ra từ công khố phiếu quốc gia, một chương trình ngoại viện khổng lồ, một thị trường bành trướng và đủ sức nhận vốn đầu tư của ngoại quốc. Đó là nhiều điều kiện thuận lợi có thể biến Việt Nam thành một quốc gia sản xuất cao và thịnh vượng. Thế mà hiện nay nhiều người không có việc để làm, không có nhà để ở và không có tiền bạc…”

    Bắt bớ

    Tuyên cáo của Nhóm Caravelle là một cái bạt tai vào mặt chế độ Ngô Đình Diệm.

    Sau đó, cố vấn Ngô Đình Nhu gọi mỉa mai nhóm nầy là “nhóm xa lông, nhóm phòng trà” và đã bắt cả nhóm đưa ra toà án quân sự với tội danh “phá rối trị an”. Thế nhưng tòa án quân sự ngày 11 và 12-7-1960 đã tuyên bố tha bổng tất cả.

    Dù vậy, đến cuối tháng 10-1960, Diệm cũng cải tổ nội các khi có tới 4 bộ trưởng ra đi vì bất đồng nội bộ. Đó là các ông Lâm Lễ Trinh, Bộ trưởng nội vụ, Trần Trung Dung, Bộ trưởng quốc phòng, Trần Chánh Thành, Bộ trưởng thông tin và Nguyễn Văn Sĩ, Bộ trưởng tư pháp.

    Tháng 11-1960, sau cuộc đảo chánh bất thành của một số sĩ quan do Đại tá Nguyễn Chánh Thi và Trung tá Vương Văn Đông cầm đầu, thì một số thành viên nhóm Caravelle lại bị bắt và bị đày ra Côn Đảo như trường hợp ông Phan Huy Quát.

    Nhà báo Malcom Browne đã viết “và thế là khách sạn Caravelle, khách sạn hiện đại nhứt, sang trọng nhứt trong thành phố thời bấy giờ, đã trở thành biểu tượng thường trực của sự phản bội trong con mắt gia đình họ Ngô.

    Sự ngờ vực của Tổng thống đối với khách sạn nầy không chỉ nhắm đến những người Việt Nam thường lui tới đây mà còn đến cả những thông tín viên Hoa Kỳ nữa”.

    Và không chỉ là nơi để các nhân sĩ, trí thức lên tiếng, khách sạn Caravelle còn được coi là trung tâm báo chí. Dù trong một lời quảng cáo cho khách sạn Caravelle ở Mỹ, người ta ghi rõ rằng “không có câu lạc bộ báo chí ở khách sạn Caravelle”.

    Nhưng trên thực tế, khách sạn nầy là một trung tâm của báo chí nước ngoài tới Sài Gòn đưa tin về chiến tranh Việt Nam trong giai đoạn từ 1965-1975. Câu lạc bộ báo chí đã hoạt động ra sao? Mời bạn đọc tiếp kỳ sau.

    TRẦN NHẬT VY – NGUYỄN VĂN NHẬT

    Nguồn: Tuổi trẻ

    NCQT
    Keymaster

    Công phu xây “kỳ quan” khách sạn và cái tên Caravelle

    TTO – Sự thành công của khách sạn Caravelle thu hút sự chú ý của những đại gia trong ngành khách sạn hàng đầu trên thế giới.


    Khách sạn Caravell trước năm 1975 – Ảnh: Tư liệu

    Kiến trúc sư Nguyễn Văn Hòa, quê ở Cần Thơ, từng tốt nghiệp Trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương, tu nghiệp tại Hoa Kỳ đã được mời thiết kế tòa khách sạn nầy.

    Kỹ thuật hiện đại nhứt

    Ông Hòa cũng là người thiết kế nhà nghỉ của vua Bảo Đại ở Ban Mê Thuột. Vào đầu thập niên 1950, ông Hòa đã cùng hai người bạn thành lập một công ty xây dựng và đã xây dựng nhiều biệt thự, viện bào chế dược phẩm… ở Sài Gòn.

    Để có được một công trình như ý, ông Hòa đã được toàn quyền thực hiện các ý tưởng của mình và sử dụng tất cả những kỹ thuật hiện đại nhứt thời đó để xây dựng khách sạn.

    Ông đã thiết kế hệ thống phân phối nước nóng, nước lạnh, hệ thống điện, thang máy vận chuyển hàng hóa…

    Tòa nhà gồm 2 khối A và B. Khối A được điều hòa không khí toàn bộ từ từng trệt đến từng 9, kể cả thang máy. Khối B cao năm từng là khu nhà cung cấp các tiện nghi cho khối A, chỉ có hệ thống điện và nước lạnh, nóng.

    Hầm khối A gồm có phòng chứa hành lý của khách và hệ thống thoát nước, vệ sinh. Phía trên đó là từng trệt rộng có lối ra phòng khách, thang máy, phòng tổng đài điện thoại, sân, phòng điện thoại, phòng làm lạnh, hầm rượu và một phòng chứa thực phẩm dự trữ cho nhà hàng ở tầng 9.

    Lầu một có 4 phòng ngủ với sảnh chờ, phòng tắm và chín phòng làm việc, một phòng rộng hình bầu dục và một phòng chứa thực phẩm. Từ từng 2 đến từng 6, mỗi từng đều có 13 phòng ngủ, một phòng chứa thực phẩm và một phòng bầu dục.

    Từng thứ 7 dành riêng cho Tòa đại sứ Úc, gồm 2 căn hộ. Một căn hộ rộng lớn chỉ có một phòng ngủ. Căn hộ còn lại có ba phòng ngủ. Từng nầy còn có một khu vực gồm 6 phòng làm việc ngó mặt ra đường Đồng Khởi.

    Từng thứ 8 có sáu phòng khách. Nhà hàng, khu vực làm bếp, phòng thực phẩm đông lạnh và các cơ sở phụ trợ khác nằm ở từng 9. Từng 10 là sân thượng rộng có thể ngó bao quát thành phố.

    Cái tên Caravell

    Sau khi xây dựng xong phần thô, việc trang trí nội thất mới là vấn đề. Tất cả các vật liệu dùng trong việc trang trí nội thất đều là hàng ngoại nhập. Ví dụ toàn bộ hệ thống lạnh đều nhập từ Mỹ. Ban đầu, người ta dự kiến khách sạn sẽ hoàn thành trong năm 1957 và đầu năm 1958 thì bắt đầu giao tầng 7 cho phía ngoại giao Úc.

    Thế nhưng…

    Do việc nhập cảng các vật liệu trang trí bị chậm trễ. Kiến trúc sư Hòa và viên quản lý Klimenco bị thúc hối. Và ông Klimenco đã đau khổ mà báo với các khách hàng rằng “khách sạn không thể hoàn thành trước tháng 3 hoặc tháng 4-1958” vì những yếu tố khách quan nằm ngoài sự kiểm soát của công ty. Riêng ông Hòa thì cam kết sẽ hoàn thành công trình vào ngày 6-4-1958.

    Và ông Hòa đã thực hiện được lời hứa.

    Nhưng thực tế mãi đến trước ngày giáng sinh năm 1959 khách sạn mới chánh thức được khai trương và trong khoảng thời gian một năm sau đó, nhiều hạng mục của khách sạn vẫn còn phải tiếp tục được điều chỉnh.

    Ví dụ hãng hàng không Air France đến giữa năm 1960 vẫn còn đề nghị sửa đổi một vài chỗ ở từng trệt, nơi hãng nầy được độc quyền làm nơi giao dịch và bán vé máy bay của hãng.

    Ở từng 7, luật sư của phái bộ ngoại giao Úc đề nghị rằng, những đối tượng cư ngụ ở từng 6 và 8 phải là đối tượng được thỏa thuận của họ.

    Riêng ở từng 7 thì bọc lưới sắt bên trên bộ phận điều hòa không khí và cửa sổ. Còn ổ khóa cửa ra vào thì phải là loại đặt riêng theo yêu cầu. Phòng riêng của vị trưởng phái đoàn phải được cách âm hoàn toàn.


    Một góc khách sạn Caravell ngày nay – Ảnh: Thuận Thắng

    Dù vậy, sau khi khai trương, khách sạn Caravelle vẫn được mọi người đến đây hoan nghinh. Người ta ca ngợi hệ thống điện thoại của khách sạn, một điều mà vào thời ấy là một xa xỉ phẩm ở Sài Gòn, ca ngợi việc sử dụng một cách hào phóng đá hoa cương Ý lót sàn nhà, việc sử dụng lần đầu tiên tại Việt Nam loại kiếng chống đạn an toàn của Pháp và ca ngợi cả việc có một máy điện dự phòng khi cúp điện hiệu Berliet…

    Việc đặt tên khách sạn cũng là một chuyện.

    Khi việc xây dựng khách sạn bắt đầu vào năm 1957 thì hãng hàng không Pháp (Air France) đã bay thử nghiệm loại máy bay dân dụng tầm trung hiệu Caravelle (thuyền buồm) và khi khách sạn hoàn thành thì cũng là thời điểm mà hãng nầy đưa loại máy bay ấy vào sử dụng.

    Vì là đồng sở hữu khách sạn và Air France cũng đặt trụ sở chánh tại đây nên cái tên Caravelle được lựa chọn làm tên khách sạn.

    Khách sạn có 43 phòng và tất cả đều là phòng thượng hạng.

    Sự thành công của khách sạn Caravelle đã thu hút sự chú ý của những đại gia trong ngành khách sạn trên thế giới.

    Tháng 7-1962, tờ Times of Vietnam loan tin rằng đã có một hợp đồng xây dựng khách sạn Hilton được ký giữa khách sạn Caravelle và tập đoàn khách sạn Hilton.

    Khách sạn mới nầy trên cơ sở mở rộng khách sạn Caravelle, xây thêm 159 phòng mới và sẽ có hồ bơi trên từng thượng.

    Người thiết kế và thực hiện công trình cũng vẫn là ông Nguyễn Văn Hòa, mới tu nghiệp ở Hoa Kỳ về, và ông Lâm Ngọc Huân, nguyên biên tập viên tạp chí kinh tế Information Economique du Vietnam sẽ nhận nhiệm vụ quản lý.

    Dự kiến cuối năm 1962 việc xây dựng sẽ bắt đầu nhưng có lẽ do có những lo lắng về tình hình chính trị ở Việt Nam nên dự án không được thực hiện.

    Sau năm 1975, khách sạn bị đổi tên là Độc Lập không có ấn tượng với du khách. Năm 1992, Tổng công ty du lịch thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với công ty Chains International Hotels Management Singapore Pte. Ltd để thành lập công ty Liên doanh Chains-Caravelle lập dự án nâng cấp khách sạn Độc Lập thành một khách sạn quốc tế cao 25 tầng và lấy lại tên cũ Caravelle.

    Tuy nhiên, một trong đồng sở hữu của khách sạn là Giáo hội Công giáo ở thành phố Hồ Chí Minh đã không đồng ý việc đập bỏ khách sạn cũ để xây khách sạn mới “Nếu nhà nước thấy không cần sử dụng khách sạn nữa thì trả lại cho giáo hội”.

    Vì vậy, khu khách sạn cao 9 từng vẫn để nguyên đấy và năm 1997 được nâng cấp để kết nối vào cao ốc 24 từng kế bên cùng mang tên khách sạn Caravelle.

    TRẦN NHẬT VY – NGUYỄN VĂN NHẬT

    NCQT
    Keymaster

    Hôn nhân không tình yêu

    Trong những cuộc phỏng vấn về sau với các ký giả Tây phương, bà Nhu thẳng thắn thừa nhận rằng cuộc hôn nhân của bà với ông Nhu là vấn đề thực tế, không phải chuyện yêu đương lãng mạn.

    Ông Nhu là con trai thứ tư trong gia đình. Cha ông, Ngô Đình Khả, từng nắm giữ vị trí quan trọng trong triều đình Huế, nhưng vào thời điểm ông Nhu chào đời năm 1910, người Pháp đã phế truất vị hoàng đế mà ông phụng sự. Vì lòng trung thành với chủ, ông đã từ chức và đưa gia quyến về quê nuôi trâu và trồng lúa, một bước lùi đáng chú ý, nếu không nói là đáng khâm phục. Thái độ phản kháng sự can thiệp của Pháp vào chính sự Việt Nam đã củng cố một ý thức danh dự và trách nhiệm dân tộc của gia đình – những phẩm cách đã được truyền thừa cho cả sáu người con trai của ông.

    Mỗi sáu giờ sáng, chín người con của ông Khả tập hợp lại. Sau đó, đến trường. Ông cũng bảo ban họ siêng năng làm việc đồng áng, lấm lem bùn đất cùng những nông dân địa phương. Mặc dù bản thân ông Khả mặc áo choàng lụa truyền thống của một người có học và để móng tay dài năm phân như một biểu hiện của vị thế quan lại, ông không ngừng quở trách các con trai rằng “một người đàn ông phải thấu hiểu đời sống của nhà nông”.

    Ông Khả đích thân giám sát việc học hành của các con trai, ở trường và ở nhà. Ở trường, ông yêu cầu họ theo chương trình Âu châu. Ở nhà, ông dạy họ tiếng phổ thông kinh điển. Ngoài sự chú trọng về học thuật, nhà ông Khả là nơi học tập về quan điểm chính trị chống Pháp theo dân tộc chủ nghĩa.

    Vào thời điểm ông Nhu và Lệ Xuân gặp nhau lần đầu tiên, những người anh trong gia đình họ Ngô đã xác lập những sự nghiệp lỗi lạc. Người anh cả bấy giờ đang làm thống đốc tỉnh. Người anh thứ hai đang trên bước đường trở thành một trong những vị giám mục Công giáo đầu tiên ở Việt Nam. Người anh thứ ba, thành viên trực tiếp góp bàn tay vào việc nhào nặn tương lai dân tộc, là Tổng thống tương lai của miền Nam Việt Nam, ông Ngô Đình Diệm.

    Trong những cuộc phỏng vấn về sau với các ký giả Tây phương, bà Nhu thẳng thắn thừa nhận rằng cuộc hôn nhân của bà với ông Nhu là vấn đề thực tế, không phải chuyện yêu đương lãng mạn. “Tôi chưa từng có một tình yêu ngọt ngào”. Bà thú nhận với Charlie Mohr của tạp chí Time. “Tôi đã đọc những thứ đó trong sách vở, nhưng tôi không tin chúng thật sự tồn tại. Hay có lẽ chỉ với một số rất ít người mà thôi”.


    Chân dung bà Trần Lệ Xuân trong trang phục cô dâu năm 1943. Bà qua đời năm 2011 tại Rome, Italy, thọ 87 tuổi.

    Chân dung bà Trần Lệ Xuân trong trang phục cô dâu năm 1943.
    Nhưng cô gái trẻ Lệ Xuân là một diễn viên có tài, và cô biết nhận ra một vai diễn phù hợp. Năm 1940, ngay trước khi gặp ông Nhu, những nữ sinh trường múa ba lê Madame Parmentier đang chuẩn bị diễn vở Bạch Tuyết. Những nữ sinh người Pháp và Việt khác từ chối đóng vai mụ phù thủy gớm ghiếc, nhưng Lệ Xuân đã nhìn thấy tiềm năng trong vai diễn này. Cô hẳn không bao giờ được cho đóng Bạch Tuyết; vai đó sẽ vào tay một cô gái Pháp da trắng. Song cô vẫn có thể tỏa sáng trên sân khấu bằng một vai diễn độc ác xuất sắc.

    Lệ Xuân đã nhìn thấy ông Nhu như một cơ hội. Bất luận vì tình yêu, tham vọng, hay là lợi dụng lẫn nhau, Lệ Xuân và ông Nhu đã đính ước không lâu sau buổi gặp gỡ trong vườn. Họ đã đính hôn trong ba năm, một truyền thống của người Việt, mặc dù việc đó không phải theo ý của cha mẹ Lệ Xuân. Nhưng trong quãng thời gian ấy, từ 1940 đến 1943, cái thế giới mà Lệ Xuân hằng biết đã hoàn toàn thay đổi.

    Thế chiến thứ hai đã nổ ra ở Âu châu. Sự bại trận của nước Pháp đã gần như cắt phăng Đông Dương khỏi mẫu quốc. Chính quyền Vichy ở Pháp cho phép Nhật Bản chuyển quân đến miền Nam Trung Quốc thông qua Bắc Việt, xây dựng những sân bay, trưng thu lương thực, và đóng 6.000 quân ở Bắc Kỳ.

    Những nhà ngoại giao Nhật, người thông ngôn, những chuyên viên tình báo, và doanh nhân người Nhật đã chiếm giữ những vị trí danh dự trong những cuộc họp xa lông chiều thứ Ba tại nhà ông Chương, và những tay thực dân Pháp ở Đông Dương rất lấy làm khó chịu về điều này. Họ đơn giản là không thể, hoặc không chịu tin rằng sự đầu hàng của họ ở Âu châu đã làm phương hại đến quyền cai trị của họ ở Đông Dương. Vì vậy trong một thời gian, người Pháp gắng sức níu kéo cuộc sống thường ngày của mình, giữ lại những người hầu, ăn mặc trang trọng trong bữa tiệc tối, và tụ tập tại các quán cà phê để tán gẫu về những chuyến du ngoạn cuối tuần về miền biển hoặc người thắng tại các cuộc đua ngựa. Người Pháp có thể đã trao chứng từ tài sản thuộc địa của họ ở Đông Dương cho người Nhật, nhưng trong năm năm tiếp theo, họ sẽ tìm mọi cách để giữ thể diện cho mình. Lá cờ Pháp vẫn tiếp tục phất phới. Những tiệm bánh, bị cắt mất 20.000 tấn lúa mì nhập khẩu hàng năm, vẫn gắng gượng dựng lên một ảo tưởng cuối cùng, đã nhồi bánh mì từ bắp và gạo. Đông Dương là khu vực Đông Nam Á duy nhất dưới sự kiểm soát của Nhật Bản cho phép những người thực dân da trắng lưu lại.

    Năm 1942, phiếu lương thực đã được cấp cho những người Âu châu để cung cấp gạo, muối, đường, dầu ăn, xà phòng, diêm, thuốc lá “tốt”, và nhiên liệu cho họ. Người Pháp vẫn được thiên vị với những thứ như thịt và sữa đặc, họ được ưu tiên cung cấp trước nhất. Tất cả những điều này được biện hộ trong tư duy thời thực dân bởi quan niệm rằng người An Nam đã quen với chế độ ăn uống đơn điệu, trong khi người Âu châu sẽ ngã bệnh với khẩu phần ăn kém đa dạng.

    Mặc dù gia đình ông Chương thật ra không phải chịu khổ, họ đã bị tước đi những thứ hàng hóa xa xỉ mà họ đã quen dùng. Nhưng nhà ông Chương là bậc thầy về những thủ đoạn chính trị và họ xoay xở khá tốt – ít ra trong một thời gian. Sự thâm nhập của người Nhật vào chế độ trên danh nghĩa của Pháp đã tạo nên một tình trạng chính trị khá rối ren. Ai là kẻ đang nắm quyền, người phương Tây hay người châu Á? Ai sẽ cảm thông hơn với những nguyện vọng dân tộc chủ nghĩa của người Việt? Gia đình ông Chương cố gắng vun đắp những tình bạn quan trọng với cả hai phía, nhưng rốt cuộc họ đã chọn chia sẻ số phận với người Nhật dưới ngọn cờ “Tình huynh đệ da vàng”. Người Nhật khuyến khích người Việt Nam tự coi mình như một phần của Khối thịnh vượng chung Á châu – được lãnh đạo bởi Nhật Bản, tất nhiên. Ít ra người Nhật không quả quyết sự ưu việt dựa trên màu da của họ.

    Mẹ của Lệ Xuân đã đăng ký những khóa học tiếng Nhật, và tình yêu của bà với Yokoyama, phái viên của hoàng đế xứ mặt trời mọc ở Hà Nội, đã sớm được tưởng thưởng. Năm 1945, tình nhân Yokoyama của bà được bổ nhiệm làm công sứ An Nam, và Trần Văn Chương, chồng bà, được đề bạt vào nội các chính phủ bù nhìn của Nhật Bản.

    Lệ Xuân và Ngô Đình Nhu kết hôn trong tuần đầu tiên của tháng Năm, 1943 tại thánh đường Saint Joseph ở Hà Nội, hay như cách gọi của dân Hà Nội, Nhà Thờ Lớn. Đó là lần thứ hai Lệ Xuân đặt chân vào giáo đường mang phong cách tân gô-tích cao chót vót này. Lần đầu là vào ngày trước đó để làm lễ cải đạo sang Công giáo. Cô mang tất tay dài và một chiếc khăn choàng đăng ten quấn quanh mái tóc đen và chảy dài xuống đôi vai. Lời tuyên xưng đức tin, mà Lệ Xuân đọc to, khẳng định niềm tin mới của cô vào Thiên Chúa, Chúa Giê-su, Chúa thánh thần, và giáo hội cùng tất cả những phép bí tích của nó. Vị linh mục vừa đọc nhân danh Cha, và Con, và Thánh thần vừa rưới nước thánh lên trán Lệ Xuân ba lần, sau đây mọi tội lỗi của cô đã được rửa sạch. Tiếp đó Lệ Xuân được đặt tên thánh. Người ta chọn tên Lucy, theo tên thánh Lucia, thánh bản mệnh của người mù. Là một người Cơ đốc giữa những kẻ ngoại giáo, Lucy đã chọn giữ mình đồng trinh và tự chọc mù mắt thay vì lấy một kẻ ngoại giáo. Nét đẹp nhất của Lệ Xuân, đôi mắt long lanh của cô, mở to trong suốt buổi lễ, một thái độ thận trọng mới mẻ đối với những cảm giác mà cô phải dè chừng hầu hết thời gian – tính ưa dâm dục, sự tự mãn và kiêu căng.

    Một thời gian trước lễ cưới và sau những cánh cửa đóng kín, gia đình chú rể đã trả một món tiền thách cưới, của hồi môn, cho gia đình Lệ Xuân. Theo truyền thống, số tiền này là để bù đắp cho sự mất mát của gia đình sau khi cô dâu xuất giá. Việc nhà Chương là một gia đình giàu có ở thành thị không làm thay đổi phong tục này. Nhà họ Ngô có thể trả hoàn toàn bằng tiền hoặc bằng những vật dụng thiết thực: quần áo, đồ trang sức, thịt, và trà. Số tiền hồi môn dành cho Lệ Xuân được quyết định bởi vị thế gia đình cô, và nhờ sự thay đổi lòng trung thành của mình, vị thế của gia đình ông Chương quả thực vẫn rất tốt đẹp giữa một Hà Nội bị Nhật Bản chiếm đóng.

    Khu vườn nhà ông Chương biến thành một ốc đảo vương giả dành cho buổi tiếp khách sau lễ cưới. Không khí buổi đầu tháng Năm thơm ngát với những bông hoa huệ tây nở rộ và hoa đại nồng nàn. Những phụ nữ diện quần áo lụa và mỹ phẩm được cấp hạn chế. Một số người có thể lôi từ trong kho những bộ trang phục được giữ gìn kỹ lưỡng từ thời của những bữa tiệc thảnh thơi, trước khi cơn lốc chiến tranh ập đến. Số khác ăn vận rõ ràng là hàng lậu thuế: những phụ nữ biết chọn đàn ông khôn khéo chưng diện những mốt mới nhất.

    Tình cảnh thiếu thốn của thời chiến tuy vậy vẫn không cắt đứt nguồn cung cấp rượu sâm banh Pháp của gia đình ông Chương. Nó chảy tràn vào những chiếc ly có chân kêu lanh canh của những thực khách, đó là, như bà Nhu bâng khuâng nhớ lại, “tất cả Hà Nội” – tức là tất cả những nhân vật quan trọng ở Hà Nội vậy.

    Tất cả mọi cặp mắt đều hướng về cô dâu mười tám tuổi khi cô bước vào khu vườn. Trong bức ảnh cưới trang trọng của Lệ Xuân, chụp vào ngày cưới của cô, nét mặt cô bình tĩnh và nghiêm trang. Hai bàn tay cô đan lại phía trước nhưng bị che khuất khỏi ống kính camera bởi những ống tay áo rộng của chiếc áo cưới truyền thống. Phần rộng của chiếc áo lụa đỏ được thêu những ký tự tiếng Hoa về hạnh phúc lứa đôi và lấm chấm những bông hoa nhiều họa tiết thanh tú. Những dải băng vàng vương giả vòng quanh cổ và hai ống tay áo, một phong cách phù hợp với con gái của một công chúa hoàng tộc. Một trái tim lớn bằng ngọc bích rạng rỡ trên chiếc vòng cổ của cô; đôi khuyên tai hoa hồng bằng kim cương trang nhã tuyệt vời. Chiếc khăn đóng màu đen xếp nếp trên trán. Mái tóc chẻ ngôi giữa và quấn thành lọn quanh đầu. Mắt long lanh viền phấn và đôi mày kẻ thật kỹ. Đôi môi lấm vết son, và má đánh phấn hồng. Cô trông như một búp bê sứ sẽ rạn vỡ ngay khi đánh bạo nở nụ cười, nhưng một mối thông gia bền vững như thế này là một vấn đề hệ trọng. Lệ Xuân đã sắm vai trò của mình một cách không thể chê trách. Từ đây trở đi, cô sẽ là bà Nhu.

    Nguồn: VnExpress

    NCQT
    Keymaster

    Cuộc gặp gỡ với ông Ngô Đình Nhu

    Ông Nhu đang tiến gần đến tuổi ba mươi khi được giới thiệu với cô Lệ Xuân mười lăm tuổi vào năm 1940.

    Ngôi trường của bọn trẻ ở Hà Nội nằm kế bên dinh thự của quan toàn quyền Pháp. Tòa nhà màu nghệ tây vẫn còn đến hôm nay nhưng được dùng làm văn phòng và phòng tiếp tân của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Vào thời Lệ Xuân, ngôi trường được đặt tên theo Albert Sarraut, Toàn quyền Đông Dương từ 1911 đến 1913. Mặc dù Sarraut được ca ngợi bởi việc thúc đẩy cải cách giáo dục, động cơ của ông, từ căn để, là một thí dụ khó chịu khác về sự thắng thế của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Ông tin rằng người Việt không thể được khai hóa cho đến khi tư tưởng, phong tục tập quán, và những thể chế của họ được phản ánh theo nước Pháp. Đối với Albert Sarraut, người chiến sĩ tự xưng của công cuộc cải cách giáo dục bản địa, người Việt Nam “sẽ xứng đáng được giải phóng khỏi sự cai trị của Pháp chỉ khi họ không còn khao khát là người Việt, nhưng là người Pháp da vàng”.

    Lệ Xuân được dạy nói, đọc, viết, và suy nghĩ như một nữ sinh Pháp bé nhỏ. Cô học thuộc thứ tự các vị vua nước Pháp và ngày tháng tất cả những cuộc chiến giữa Pháp và Anh. Cô có thể đọc vanh vách những cánh rừng và những ngọn núi tuyết phủ mà thậm chí chưa từng nhìn thấy chúng. Cô làm bài kiểm tra về thi ca và chính tả tiếng Pháp nhưng không được học về di sản của đất nước mình. Lệ Xuân có bổn phận phải quên cô là người Việt và được khích lệ để tin rằng định mệnh của cô là trở thành một phần của một nền văn hóa khác, ưu việt hơn.

    Giờ đây khi gia đình đã trở lại Hà Nội và bọn trẻ bận bịu với trường lớp, người phụ nữ của gia đình, bà Chương, có thể tận hưởng chút ít tự do. Thoát khỏi miền thôn quê truyền thống, áp lực sinh con đẻ cái, và sự can thiệp của mẹ chồng, bà Chương có thể khám phá ý nghĩa của việc là một người phụ nữ Việt trong một kỷ nguyên của sự thể nghiệm và thậm chí buông thả. Là điều không thể tưởng nghĩ chỉ một thế hệ trước, phụ nữ Việt giờ đây có thể đứng cùng chồng ở những nơi công cộng như nhà hàng và vũ trường.


    Bà Trần Lệ Xuân và chồng – ông Ngô Đình Nhu. Ảnh tư liệu.

    Không phải bó chặt bộ ngực sau tấm áo chùng, bà Chương đã có thể trưng diện sắc vóc của mình. Bà có thể mặc những bộ quần áo đặt may, chạy theo những mốt mới nhất, như áo váy có viền ren. Cửa hàng bách hóa Godard ở góc phố Paul Bert bán bít tất lụa, mũ, và kẹp tóc. Sự thiên vị của người Pháp với gia đình ông Chương mang lại cho họ phương tiện kinh tế để theo đuổi tất cả những thú vui Âu châu ở Hà Nội. Một chiếc Mercedes có tài xế riêng đưa họ đi xung quanh thành phố; họ ăn trong những nhà hàng Trung Hoa trang nhã nhất thành phố và xem những bộ phim Mỹ và Pháp ở rạp xi nê. Rạp Palace hiện đại và đắt đỏ nhất trong số bảy rạp chiếu bóng ở Hà Nội, nhưng ngay cả người Việt nghèo nhất ở thành thị vẫn có thể xem phim. Có một rạp Trung Hoa bên kia thành phố, nơi mọi người ngồi xổm cùng nhau trên những thanh gỗ, vươn cổ ngoẹo đầu để nhìn rõ màn ảnh. Có một loại vé thậm chí rẻ hơn nữa dành cho những ai sẵn lòng đứng ở phía ngược màn hình và xem những hình ảnh lập lòe từ sau ra trước.

    Vào những chiều thứ Ba, bà Chương mở tiệc chiêu đãi ở nhà. Khách là người Việt và người Pháp – và sau năm 1939 là người Nhật. Đàn ông và đàn bà thoải mái trộn lẫn vào nhau sau những tuần bánh và rượu cốc tai trong phòng khách. Tất cả những nhân vật quan trọng, hoặc một ngày nào đó sẽ quan trọng, đều tham dự. Tiếng cười và trò chuyện trôi lơ lửng trên những ngọn đèn chùm pha lê và cuộn lên cầu thang đến chiếu nghỉ nơi những đứa trẻ đang thu mình, nghe lỏm chuyện người lớn bên dưới.

    Bà Chương đang thích nghi với truyền thống, có từ thời Cách mạng Pháp, của những phụ nữ tinh anh chủ trì những cuộc họp xa lông, nơi khách khứa có thể tham gia vào những cuộc tranh luận đầy trí tuệ về nghệ thuật, văn chương, và thậm chí chính trị. Những người đàn ông quyền thế luôn luôn có mặt trong những cuộc hội họp tại nhà bà Chương, nhưng những quan điểm về bình đẳng nam nữ và nữ quyền đã trở thành phương tiện biểu đạt để tranh biện về một đề tài khác, một đề tài quá nguy hiểm để bàn luận công khai: Giải phóng Việt Nam khỏi chủ nghĩa thực dân Pháp. Ở đó những cuộc tranh luận sôi nổi về vai trò thích đáng của phụ nữ, giá trị của giáo dục đối với nữ giới, và sự cân bằng giữa tổ ấm gia đình và đời sống công cộng, nhưng tại căn để của tất cả những câu hỏi này là một vấn đề lớn lao hơn nhiều: Làm thế nào để Việt Nam có thể trở nên hiện đại và tự do?

    Tôi [1] đã kỳ vọng tìm được nhiều thông tin về những cuộc họp mặt thứ Ba của bà Chương trong những văn khố của French Sureté, hay mật vụ Pháp lừng danh, nhưng thay cho tin tức tình báo về những con người nguy hiểm bà đã tiếp đãi và những tư tưởng nguy hiểm đã luận bàn, tôi tìm thấy một sự mô tả thô tục về cuộc sống của vợ chồng ông Chương.

    Không có gì trong những tập hồ sơ tiếng Pháp xác nhận ý tứ về “sự vinh quang” mà bản cáo phó của ông bà Chương mô tả rất nhiều năm sau. Sự thực hoàn toàn trái lại. Tướng quân đội Pháp Georges Aymé miêu tả cha bà Lệ Xuân, ông Chương, là “người khá còi cọc,” một khí lực ẻo lả không làm thỏa mãn được vợ mình. Lời tử tế nhất tôi có thể tìm thấy về ông Chương trong văn khố miêu tả ông “thông minh, đúng hơn là tinh tế”. Điều đó có vẻ khác xa bức chân dung về một nhà ngoại giao lỗi lạc vào lúc chết.

    Nhưng mô tả về bà Chương làm tôi sốc nhất. “Vợ ông Chương đẹp và rất hấp dẫn. Giữa người An Nam với nhau, người ta biết rằng bà là người chỉ huy, điều khiển chồng mình”. Điều đó không có gì đáng ngạc nhiên. Ngay khi hai bên thái dương đã điểm hoa râm, bà Chương luôn trông có vẻ vương giả và tự chủ trong những tấm hình mà tôi đã xem. Nhưng tôi chưa bao giờ nhìn thấy một tấm hình nào lột tả khía cạnh hoang dại trong tính cách của bà – mà theo mật vụ Pháp, “nổi tiếng khắp Đông Dương”. Bà cũng nổi tiếng không kém với “tham vọng lì lợm cũng như tính cách coucheries utilitaires – lang chạ với những người có uy thế thuộc bất kỳ quốc tịch nào”.

    Những báo cáo tiếng Pháp đã điểm danh những tình nhân của bà, bao gồm một con người xuất chúng và nguy hiểm nhất. Một thời gian sau khi đến, vào năm 1939, nhà ngoại giao Nhật Bản Yokoyama Masayuki đã phản bội người vợ Pháp của ông vì bà Chương; đổi lại, bà đã được miêu tả là còn hơn cả nhân tình của ông. Bà Chương đã trở thành “cánh tay mặt” của lãnh sự Nhật ở Hà Nội. Đối với người Pháp, việc một phụ nữ thông minh và tham vọng như bà Chương lựa chọn người Nhật thay vì người Pháp là một dấu hiệu đáng ngại. Bà đang làm những gì có thể để giúp giữ vững vị thế tốt đẹp của gia đình trên cồn cát chính trị biến động không ngừng.

    Đủ thứ luận điệu đã được truyền đến Paris trên những tờ giấy vỏ hành phai màu và được lưu trữ như những mẩu chuyện tầm phào của các nhà ngoại giao cho hậu thế. Theo một lời đồn thổi đã trở thành câu chuyện phiếm bên ly cà phê của nhiều người nhiều năm về sau, trong số nhiều nhân tình của bà Chương ở Hà Nội có một người đàn ông tên Ngô Đình Nhu.

    Ông Nhu đang tiến gần đến tuổi ba mươi khi được giới thiệu với cô Lệ Xuân mười lăm tuổi vào năm 1940. Là một người đàn ông độc thân với gia thế tốt đẹp ở Huế, dáng vẻ điển trai của ông càng tăng thêm cùng với tuổi tác và trải nghiệm. Họ đã gặp nhau trong khu vườn nhà ông Chương ở Hà Nội. Ông Nhu vừa trở về Việt Nam sau gần một thập niên học hành ở Pháp. Tấm bằng đầu tiên ông có được là về văn chương. Sau đó, trong khi đang theo học ngành quản thủ thư viện, ông đã lấy một bằng cấp về cổ tự học, từ trường Pháp điển quốc gia danh giá ở Paris. Ông Nhu đang bắt đầu một vị trí tại cơ quan văn khố Hà Nội khi ông gặp Lệ Xuân.

    Tất cả những điều đó có vẻ mang tính sách vở và nhỏ nhặt với một người giàu kinh nghiệm, nhưng với Lệ Xuân, bấy giờ vẫn đang học trung học và chưa bao giờ ra khỏi đất nước, trải nghiệm ở hải ngoại của ông Nhu mang lại cho ông một nét hấp dẫn kỳ lạ. Một cuộc hôn nhân sẽ giải phóng cô khỏi những nỗi bẽ mặt hàng ngày mà gia đình cô gây ra. Có vẻ như với Lệ Xuân, một người đàn ông ham mê sách vở hơn chính trị sẽ là nỗi khuây khỏa sau những trò chơi hai mặt và phản bội mà bà đã chứng kiến trong cuộc hôn nhân của chính cha mẹ mình. Việc ông Nhu mỉm cười nhiều hơn nói chuyện có vẻ là một biểu hiện tốt nữa. Kết hôn là bước tiếp theo với một cô gái có giáo dục, và Lệ Xuân không nghĩ cô hơn ông Nhu về điểm này.

    Ngặt nỗi ông Nhu thuộc về một gia đình Công giáo kiên trung. Trong tầng lớp tinh anh Việt Nam thì người Công giáo chiếm thiểu số và có phần kỳ lạ. Tuy vậy, điều đó khá tốt với kỳ vọng của một người con gái thứ như cô.

    (Còn tiếp…)
    ————
    Chú thích:

    [1]: Tôi: là nữ tác giả Mỹ Monique Brinson Demery (chú thích của tòa soạn).

    NCQT
    Keymaster

    Cuộc sống ở Hà Nội thời Pháp thuộc

    Gia đình ông Chương không tham gia vào bất kỳ hoạt động chống Pháp công khai nào – ít ra đến thời điểm này. Cuộc sống của họ quá sung túc để mạo hiểm.

    Gia đình ông Chương đã trở lại Hà Nội trước sinh nhật thứ tám của Lệ Xuân. Cha cô đã được bổ nhiệm vào luật sư đoàn Hà Nội, công việc sáng giá nhất mà một luật sư Việt có thể nhắm tới trong chế độ thực dân. Mặc dù là một vinh dự, đó cũng là lời nhắc nhở về những sự lựa chọn hạn hẹp có thể có được ngay với một người Việt học thức nhất.

    Sau bảy năm ở vùng thôn quê miền Nam, Hà Nội là một thành phố lạ lẫm với Lệ Xuân. Người ta nói chuyện bằng cái giọng đầy hơi gió kiểu cách. Họ nhấn những tiếng trầm bằng những cú ngắt nghỉ nặng nề trong khi người miền Nam chỉ cần nói lướt qua. Thức ăn thì kém ngọt hơn. Không còn có những khoanh dứa hoặc xoài nổi bồng bềnh trong bát canh, món dùng với cơm trong hầu hết các bữa ăn nữa. Mỗi lần Lệ Xuân cắn một thứ gì, kể cả thứ cô nghĩ mình biết, cô vẫn phải thận trọng. Những cuộn chả giò giòn rụm ở miền Nam, được gọi là nem ở Hà Nội, và nước chấm của chúng ở miền Bắc có vị cay khác hẳn, vị cay của hạt tiêu đen làm nhột nhạt sóng mũi cô thay vì sức ấm nóng lan tỏa của quả ớt ở miền Nam.

    Ở Hà Nội, Lệ Xuân cảm thấy lạc lõng kỳ lạ vì một lý do khác: để tránh né những hệ lụy rắc rối về chủng tộc trong một thành phố đông đúc là việc khó khăn thậm tệ. Trong chừng mực nào đó, sự giàu có và vị thế ưu tú của gia đình ông Chương giảm nhẹ sự kỳ thị ắt hẳn khốc liệt của một thành phố thực dân. Ngôi nhà của họ, số 71 đại lộ Gambetta, là một trang viên uy nghi, cao và hẹp với mái hai mảng, những căn phòng có đầu hồi, và cửa sổ trên mái. Trông nó cũng giống những ngôi nhà khác trong khu vực của họ, nhưng hầu hết thuộc về các gia đình Pháp. Thật ra, cả khu này được biết đến như là phố người Pháp. Vào cuối thế kỷ mười chín, các nhà quy hoạch đô thị thuộc địa đã san lấp đầm lầy và tạo ra những đại lộ thênh thang che bóng bởi những hàng me. Một du khách người Anh đến Hà Nội đã miêu tả cái phong cảnh mà ắt hẳn là điều Lệ Xuân cảm thấy vào năm 1932: “Những ngôi biệt thự hoàn toàn Pháp, trơ gan cùng gió dập mưa vùi… và nếu không vì những cây cọ, giàn bông giấy… ta có thể ngỡ đang đứng giữa một khu ngoại ô dễ thương nào đó ở Paris”.

    Lệ Xuân chỉ nhìn thấy đời sống đô thị Việt Nam khi được chở ngang qua thành phố – hoặc từ đằng sau cửa kính một chiếc Mercedes hoặc từ chiếc càng xe xích lô, một cỗ xe hẹp, mui trần lăn bánh bởi guồng đạp pê-đan của một người hầu. Việc len lỏi qua mớ bòng bong lộn xộn của ba mươi sáu phố phường mệnh danh Phố Cổ nằm về phía tây bắc nhà ông Chương sẽ dễ dàng hơn nhiều với một chiếc xích lô. Những ngôi nhà truyền thống dựng bằng vách đất và mái rơm. Những ngõ hẹp ngoài sức tưởng tượng nối liền các ngôi nhà, tạo ra một mê cung thật sự. Đằng sau những ô cửa tối ám, những người thợ thủ công cặm cụi với công việc từ tinh mơ đến tối trời, dệt lụa, dát bạc, hoặc đan lọng, với cùng những thao tác hệt như cha ông họ. Những tiệm mì vỉa hè và những hàng quán tỏa mùi thơm nghi ngút không gian.

    Mặc dù Phố Cổ cách nơi Lệ Xuân sống không đầy một cây số, giữa chúng là cả một vực thẳm ngăn cách. Người khá giả có thể ở trong những ngôi nhà gỗ mái ngói, nhưng số khác với nơi nương tựa kém vững vàng hơn, phải khốn khổ với những cơn mưa xối xả mùa hè và cái rét cắt da mùa đông. Cuộc Đại suy thoái càng khiến cho điều kiện sinh sống của người Việt ở Hà Nội thêm căng thẳng. Những nông dân rời bỏ miền quê lên thành phố tìm kiếm cơ hội để rồi chẳng được gì. Những cống rãnh lộ thiên và những khu nhà ổ chuột mở rộng ra ngoại vi thành phố. Bạo lực tràn ngập giữa những kẻ bất mãn.

    Bé Lệ Xuân tám tuổi đã có một trải nghiệm khác về sự bất công thời thực dân. Cô học một ngôi trường Pháp cùng với trẻ em Pháp và nói tiếng Pháp với cha mẹ ở nhà. Ông bà Chương và số ít người Việt có điều kiện như họ đã tham gia vào những trò tiêu khiển Tây phương, như môn tennis và thậm chí yoyo. Phụ nữ bắt chước mốt thời trang Paris; những áo cánh cổ thuyền mời gọi một cái liếc trộm vào làn da mềm mại bên dưới xương đòn, và khuôn phép lịch sự đã không còn đòi hỏi phụ nữ phải nai nịt ngực quá chặt. Phấn hồng, son môi, và nước hoa trở thành mốt thịnh hành. Cuộc sống xa hoa là một bàn tiệc thịnh soạn chảy tràn sâm banh Pháp và nhạc swing rộn rã.

    Lệ Xuân muốn hòa hợp với môi trường mới mẻ xung quanh mình, nhưng bằng cách nào? Người bạn thân thiết nhất từ thời thơ ấu của Lệ Xuân cũng là một kẻ ngoài cuộc lạc lõng, một cô gái người Nhật. Nỗi bất hạnh chung của họ đã tạo nên một mối quan hệ lâu bền, và họ vẫn còn giữ liên lạc với nhau suốt đời. Hầu hết những người Việt khác mà Lệ Xuân thường nhìn thấy thuộc vào số hai mươi người làm công trong gia đình, bao gồm đầu bếp, tài xế, bảo mẫu, và người làm vườn. Cô gái nhỏ hiểu biết lịch sử Pháp khá tường tận để biết rằng con đường nhà cô, một trục lộ chính chạy từ đông sang tây xuyên qua thành phố, được đặt tên theo Leon Gambetta, một chính khách Pháp thế kỷ mười chín tin rằng thanh thế của nước Pháp trên thế giới xoay quanh chủ nghĩa thực dân hung hăng – trong việc đi xâm lược các dân tộc và đất đai. Người Pháp có mặt ở Việt Nam từ thập niên 1860, và bảy thập niên hiện diện của Âu châu trên mảnh đất này chẳng là gì so với lịch sử một ngàn năm Bắc thuộc của Việt Nam; dù thế nào đi nữa, sự bất công thời thực dân đối với bé Lệ Xuân là một thực tế của cuộc sống.

    Thực vậy, người Pháp ngăn cấm dùng từ “Việt Nam” vốn ngụ ý sự thống nhất của một quốc gia. Để giữ cho quyền lực thực dân không bị sứt mẻ, người Pháp đã kìm hãm không cho Việt Nam trở nên quá mạnh – vì vậy họ đã dùng thủ đoạn chia ra để cai trị. Chính quyền của quốc gia được chia làm ba phần: miền Bắc (Bắc Kỳ) và miền Trung (An Nam) là những lãnh thổ thuộc chủ quyền của người Việt trên danh nghĩa, hoặc lãnh thổ bị bảo hộ, của Pháp. Phần phía nam giàu tài nguyên của quốc gia, Nam Kỳ, được cai trị trực tiếp bởi chế độ thực dân. Từ thuộc địa này người ta cắt ra những khu đất rộng lớn để sản xuất lúa gạo, cao su, và những sản vật giá trị khác. Để tài trợ cho chính quyền thực dân, nhà nước Pháp dựa vào lợi tức từ những mặt hàng độc quyền mà nó kiểm soát: muối, rượu, và đặc biệt là thuốc phiện. Người Pháp biết rõ thuốc phiện nguy hiểm thế nào, nhưng họ cũng biết sự nghiện ngập có thể mang lại lợi nhuận to lớn ra sao. Họ mở những trung tâm buôn bán thuốc phiện trong mọi ngôi làng. Những làng nào không đáp ứng chỉ tiêu doanh số của họ sẽ bị trừng phạt.

    Sự thịnh vượng ở vùng thuộc địa Đông Dương có một mặt khuất tăm tối. Có những câu chuyện về những gia đình trong làng buộc phải bán con để trả những khoản thuế hà khắc. Điều kiện làm việc trong những xí nghiệp do người Pháp điều hành, trong những hầm mỏ, hoặc trên những đồn điền cao su là địa ngục trần gian đối với những công nhân Việt Nam. Bệnh sốt rét và dịch tả hoành hành tràn lan, và chỉ có vừa đủ gạo để bù đắp cho những ngày làm việc mười hai tiếng ròng rã. Một công nhân tại đồn điền Michelin đã chứng kiến quản đốc người Pháp gọi những tên lính tới trừng trị bảy người muốn bỏ trốn; ông ta “bắt những người bỏ trốn nằm phục xuống đất và khiến những tên lính chân mang bốt tán đinh giẫm đạp lên xương sườn họ. Đứng bên ngoài tôi có thể nghe thấy tiếng xương gãy răng rắc”. Người ta kể rằng những ông chủ xí nghiệp thường nhốt con của công nhân trong những chiếc cũi tối tăm và chỉ trả chúng về vào cuối ngày làm việc cho những công nhân mình mẩy lấm lem dơ dáy.

    Lợi nhuận không phải là động cơ duy nhất khuyến khích người Pháp tin rằng những nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Đông Dương là của họ để chiếm lấy. Họ tin rằng người Việt Nam thấp kém hơn về mặt sinh học. Người Pháp gọi người Việt Nam, bất kể đến từ vùng nào, là Annamite. Từ này bắt nguồn từ tiếng Trung Quốc, nhưng với người Pháp nó nghe rất giống như une mite, nghĩa là sâu bọ hoặc kẻ ăn bám. Một từ khác họ dùng để chỉ người Việt, bất kể thuộc giai cấp nào, là nhà quê, hoặc nông dân. Một cư dân thành thị có học thức sẽ nổi giận trước cái lối mô tả này, nhưng những người thận trọng và những người giống như cha của Lệ Xuân, vốn có quá nhiều thứ để mất, không dám thể hiện sự bất mãn của họ.

    Gia đình ông Chương không tham gia vào bất kỳ hoạt động chống Pháp công khai nào – ít ra đến thời điểm này. Cuộc sống của họ quá sung túc để mạo hiểm. Nhưng ngay cả như thế họ vẫn có thể thấy rằng chế độ thực dân đang bị thách đố gay gắt. Thời điểm gia đình ông Chương quay lại Hà Nội trùng hợp với thời điểm sau khi xảy ra khởi nghĩa Yên Bái, cuộc bạo loạn ghê gớm nhất vùng mà người ta từng chứng kiến trong thời Pháp thuộc. Tháng Hai năm 1930, một nhóm người Việt theo chủ nghĩa dân tộc (Việt Nam Quốc Dân Đảng – VNQDĐ) đã tấn công một bốt đóng quân ở miền Bắc Việt Nam, giết chết những sĩ quan Pháp trú đóng ở đó và chiếm một kho vũ khí. Để giữ vững quyền lực của mình, người Pháp phản ứng bằng một cuộc phô trương uy vũ với ý định làm cho người Việt sợ hãi mà khuất phục trở lại. Chính quyền thực dân kiểm soát chặt chẽ những kẻ bị nghi ngờ phiến loạn, chém đầu những ai họ bắt được, và ném bom vào những đám đông tụ tập và những ngôi làng khả nghi.

    NCQT
    Keymaster

    Đứa con bị hắt hủi

    Lệ Xuân có vị thế thấp kém nhất trong gia đình. Nỗi bực bội với việc bị sai bảo đã bắt đầu khởi lên trong cô từ khi còn bé.

    Khi Lệ Xuân đã đủ khỏe để đi lại, gia đình ông Chương khăn gói xuống tàu, lần này tất cả cùng nhau ra đi. Họ an cư lạc nghiệp ở tỉnh Bạc Liêu xa xôi. Bà Chương, thậm chí chưa được hai mươi tuổi, đã chủ trì một gia trang rộng lớn với những người hầu và khu đất rộng quá cỡ.

    Khi những thú tiêu khiển của thế giới hiện đại ở Hà Nội giờ đã lùi xa, ông bà Chương đã trở lại với một cuộc sống gia đình Việt Nam truyền thống hơn, với những khuynh hướng đậm nét Khổng giáo. Thoát khỏi mẹ chồng và những phán xét hà khắc của bà, bà Chương đã quản lý nhà cửa vườn tược như thể bà sinh ra để làm điều đó. Tuy vậy, sau khi đã nếm trải cuộc sống phố thị ở Hà Nội, với tất cả những thú vui Tây phương, sự tĩnh lặng của miền thôn dã và những nghĩa vụ truyền thống mà bà đảm đương hẳn có vẻ đơn điệu lỗi thời. Bà Chương đã bỏ lại sau lưng thời cơ dự phần vào những vận hội mới mở ra cho nữ giới trong một xã hội quốc tế. Vợ của một người đàn ông hiện đại ở thành thị, ngoài việc quán xuyến nhà cửa và coi sóc việc giáo dưỡng con cái, có thể đứng bên cạnh chồng trong giao tế xã hội. Đây có vẻ là điều kỳ lạ khó thể có được đối với một thiếu nữ sống đời một người vợ và người mẹ Việt Nam truyền thống, như những phụ nữ hàng bao thế kỷ trước bà.

    Phải chăng bà đã dám hy vọng một điều gì khác cho những cô con gái của mình? Nhận định về những cơ hội giáo dục mà bà áp đặt lên các con gái, câu trả lời có vẻ là bằng lòng. Tuy vậy, vào những lúc mà sự giáo dục của chúng xung đột với hệ thống tôn ti gia đình, nhiều thế kỷ truyền thống đã thắng thế. Nguyên tắc cơ bản về hành xử đúng mực, lối sống truyền thống đòi hỏi lòng trung thành với gia đình và với một nền văn hóa cổ xưa. Phụ nữ có bổn phận thuận theo tam tòng, trước hết phục tùng cha, kế đến là chồng, và sau là con trai. Người phụ nữ cũng được khuyến khích thể hiện bốn phẩm hạnh: quản lý việc thu chi trong gia đình, đoan trang tao nhã, lời lẽ êm ái, và hành vi đoan chính. Những lý tưởng về bổn phận tề gia nội trợ của phụ nữ đã được phát biểu rõ ràng trong những văn phẩm tiếng Việt kinh điển, trong những sổ tay “giáo dục gia đình bằng thơ”. Được viết để đọc to theo nhịp trầm bổng cho dễ nhớ, chúng phát biểu những kỳ vọng về công việc quản lý gia đình và phẩm hạnh trong sạch.

    “Đừng trò chuyện với đàn ông không họ hàng quen biết;

    Đừng mở lời chào hỏi, để đừng gợi nghi ngờ.

    Đừng qua lại giao du với đàn bà thất tiết;

    Đừng vô duyên vô cớ thay áo quần;

    Khi thêu thùa khâu vá, đừng dừng nghỉ mũi kim;

    Đừng hát hay ngâm thơ, khi không ai bên cạnh;

    Đừng nhìn ra cửa sổ, với dáng điệu trầm ngâm.

    … Đừng rùn vai, đừng thở dài;

    Đừng cười to khi chưa mở một lời;

    Khi cười, chớ phô cả răng lợi;

    Đừng ngồi lê hay nói lời cay độc”

    Là con gái thứ, Lệ Xuân sớm hiểu rằng cô phải chiều theo trật tự đã xác lập. Cha mẹ và những người lớn khác đã được tôn trọng và phục tùng, và các chị em cô cũng vậy. Lệ Xuân có vị thế thấp kém nhất trong gia đình. Nỗi bực bội với việc bị sai bảo đã bắt đầu khởi lên trong cô từ khi còn bé. “Em trai tôi thường lấy việc trêu chọc tôi như một trò chơi tiêu khiển khi tôi còn nhỏ. Tôi ngồi xuống, và nó nói, “Ngồi xuống.” Vậy là để chứng tỏ rằng không phải tôi ngồi vì nó đã ra lệnh cho tôi, tôi đứng dậy. Nhưng liền đó nó nói, “Đứng dậy”. Trò đó làm tôi tức điên”.

    Một đứa trẻ khác có thể đã phản ứng khác hẳn, trở nên dễ bảo khi đã quen với hoàn cảnh thực tế của mình. Nhưng bà Nhu đã nhớ về thời thơ ấu như một quãng thời gian đầy tức tối. Bà khao khát sự chú ý và chấp thuận. Để có được nó, bà đã phải làm việc chăm chỉ hơn, khóc to tiếng hơn. Ngay khi là một cô gái nhỏ, bà đã tin rằng mình có quyền nhiều hơn thế.

    Việc học chính thức của Lệ Xuân bắt đầu khi một gia sư già, quấn khăn xếp với hai ngón tay dính nhau đến nhà để dạy ba chị em cô. Mới năm tuổi, cô đã được gửi vào trường nội trú ở Sài Gòn cùng chị mình.

    Lệ Xuân là đứa trẻ hiếu học và nghiêm túc. Em trai cô rất đỗi ghen tỵ với thứ hạng và trí thông minh tuyệt vời của cô. Khi xa cách, cậu nhớ cô như nhớ một người bạn chơi cùng, nhưng khi cô trở về, cậu thường cảm thấy thất vọng bởi sự chênh lệch khả năng giữa hai người. Cậu không thích bị đối xử như một đứa bé. Một ngày nọ cậu thất vọng đến độ đã giật phắt cây bút lông từ tay cô và ném vào đầu cô. Ngòi nhọn cây bút đâm thẳng vào trán cô. Lệ Xuân chạy lên cầu thang với chiếc lông chim dính trên đầu và mực chảy trên mặt. Cô muốn để cho mẹ thấy em trai cô không phải đứa hoàn toàn ngoan ngoãn, cô muốn hét lên.

    Mẹ của Lệ Xuân nổi giận – nhưng không phải với con trai bà. Một đứa con gái biết cư xử không đời nào tỏ ra quyết tâm đến thế trong việc làm bẽ mặt người thừa tự của gia đình. Cô gái là người chịu phạt.

    NCQT
    Keymaster

    Bé gái bị mẹ ngờ vực

    Ban đầu, việc giáo dưỡng hàng ngày bé Lệ Xuân được giao phó cho các bảo mẫu. Ngay cả người giúp việc trong nhà cũng hiểu địa vị thấp kém của đứa trẻ mà họ trông nom, vì vậy chủ yếu họ bỏ mặc cô bé.

    Ông Chương đã được đề bạt một công việc mới gần thành phố Cà Mau, gần mũi cực Nam của đất nước, cách Hà Nội phồn hoa đô hội nhiều ngàn cây số. Đó là một chức vụ nổi bật trong chính quyền thực dân Pháp. Mặc dù được thăng chức có nghĩa là phải xa rời những thú vui trần thế ở Thủ đô Hà Nội, lên tới chức vụ cao như thế là một thành tựu nghề nghiệp phi thường đối với một người Việt bản địa.

    Chỉ có một mất mát nho nhỏ: con gái thứ hai của ông Chương, bé Lệ Xuân, sẽ bị bỏ lại. Như một tờ biên lai ở phòng giữ đồ, Lệ Xuân là vật trao đổi giữa cha và ông nội cô. Đó là một cách biểu hiện tấm lòng hiếu thảo đối với cha mẹ ông và là bằng chứng về ý định trở lại của ông, nhưng thật ra nó không gì hơn là một cử chỉ tượng trưng để làm mẹ ông hạnh phúc. Nếu việc giữ đứa bé là một ơn huệ đối với bà, đó là một cái giá không lớn gì mấy.

    Một khóm những ngôi nhà mái ngói đỏ vây quanh một cái sân làm nên cơ ngơi nhà họ Trần không phải là nơi tồi để một bé gái lớn lên. Vị tộc trưởng, ông nội của Lệ Xuân, là một đại địa chủ, và mỗi người trong gia đình ông đều giống như một nhân vật lừng lẫy ở địa phương, trong vùng quê xanh tươi của miền Bắc Việt Nam. Bà của Lệ Xuân là người có học vấn cao, đó là một ngoại lệ đối với một phụ nữ Việt Nam ở thời đại và tuổi tác của bà. Thậm chí khi đã già, và thị lực đã giảm sút, bà vẫn tiếp tục đọc nhiều đoạn văn chương Việt Nam kinh điển, hoặc nghe người khác đọc chúng.

    Những câu chuyện Việt Nam đầy ắp hình tượng những phụ nữ mạnh mẽ, thông minh, và kiên quyết, nhưng chúng không phải lúc nào cũng có một kết cục đẹp. Phải chăng chính ở đây bé Lệ Xuân đã được nghe những đoạn Truyện Kiều, một tuyệt tác trường thi Việt Nam được yêu thích và trích dẫn nhiều – câu chuyện về một thiếu nữ con nhà danh giá, tài sắc kiêm toàn? Đố kỵ với nàng, định mệnh đã bức bách nàng từ bỏ tình yêu đích thực của đời mình và tự bán thân làm kỹ nữ để chuộc cha khỏi chốn lao tù. Kiều đã vùng vẫy trong một thế giới bất công, nhưng nàng vẫn là hình tượng của sự vẹn toàn và chính trực. Không chỉ là một nữ nhân vật bi kịch đơn thuần, nàng tượng trưng cho dân tộc Việt, bị kẹt cứng giữa sự suy đồi đạo đức trong cơn biến động chính trị. Mặc dù câu chuyện đã có hàng trăm năm tuổi, năm 1924, năm Lệ Xuân chào đời, Kiều đã được trang trọng vinh danh là nhân vật văn hóa quốc gia. Người phụ nữ như là nạn nhân đã chính thức trở thành nhân vật được yêu thích nhất.

    Bà nội của Lệ Xuân tất nhiên không coi mình là nạn nhân của bất kỳ cái gì cả. Bà chủ trì một gia đình rộng lớn gồm bà và hai người vợ khác và con cái của tất cả họ. Ngoài con trai cả của bà, ông Chương, bà đã sinh cho chồng ba con trai và hai con gái nữa, sau đó bà tự coi như đã hoàn thành mọi nghĩa vụ làm vợ của mình. Để dứt khoát rõ ràng về điểm này, bà đơn giản đã kê một chiếc gối ôm giữa giường ngủ của hai vợ chồng. Bà cũng là người đã giới thiệu vợ hai cho chồng, bà này đã sinh cho ông thêm bảy người con nữa. Để đề phòng người vợ hai giành lấy quá nhiều quyền hành, bà đã đưa về cô vợ thứ ba cho ông. Mỗi một người vợ và con cái họ có một vị trí nhất định trong thứ bậc tôn ti gia đình. Kỹ năng của bà, vị nữ chúa, thể hiện trong việc chưa từng có ai trong số họ ra mặt chống đối lẫn nhau.

    Ngôi nhà của ông bà nội Lệ Xuân là nơi lý tưởng để quan sát những vai trò rời rạc và mâu thuẫn nhau của những phụ nữ Việt Nam, đặc biệt là thành viên của tầng lớp tinh anh. Tất nhiên, có một sự nhấn mạnh rõ ràng về những quy tắc hành xử theo Khổng giáo. Những bà vợ và con dâu có bổn phận tỏ ra vâng lời và phục tùng. Nhưng đằng sau những cánh cửa đóng kín của tòa nhà, một thực tại khác lấn thế. Những vấn đề thực tế, như ngân sách gia đình, được phó mặc cho phụ nữ. Một điều được ngầm hiểu, nếu không được bàn tới, là phụ nữ nắm giữ thực quyền trong gia đình. Nếu gia đình là một quốc gia, người chồng sẽ là Quốc trưởng trên danh nghĩa, phụ trách các mối quan hệ ngoại giao. Người vợ sẽ là Bộ trưởng Nội vụ và kiểm soát ngân khố.

    Ban đầu, việc giáo dưỡng hàng ngày bé Lệ Xuân được giao phó cho các bảo mẫu. Ngay cả người giúp việc trong nhà cũng hiểu địa vị thấp kém của đứa trẻ mà họ trông nom, vì vậy chủ yếu họ bỏ mặc cô bé. Những bảo mẫu giao Lệ Xuân cho những người làm vườn chơi đùa như một món đồ chơi. Cũng thật tình cờ mà những người làm vườn tại đây là những tên trộm và du côn vặt vãnh ở địa phương và đã bị tòa phạt vạ bằng lao động công ích cho cộng đồng hay là cho người đứng đầu cộng đồng, chính là ông nội của cô. Cô lẽo đẽo theo chân họ khi họ chăm sóc những con vật. Đôi lúc cô thậm chí đã tắm rửa giữa đàn gia súc.

    Trong vòng một năm sau khi cha mẹ rời đi, cô gái bé nhỏ ngã bệnh gần chết. Bà Nhu luôn luôn nói rằng cha mẹ không bao giờ đoái hoài chi đến mình, nhưng bà thừa nhận rằng ông bà Chương đã trở về từ nhiệm sở mới ở vùng cực Nam ngay khi họ nghe tin. Đó không thể nào là một chuyến đi dễ dàng. Thời bấy giờ chưa có đường xe lửa kết nối cả nước, và khoảng cách giữa các tỉnh là quá xa xôi để đi đường bộ. Phương tiện di chuyển hiển nhiên nhất giữa miền Nam và miền Bắc là tàu hơi nước dọc bờ biển. Trong mười ngày đêm, bé Lệ Xuân lơ lửng giữa sự sống và cái chết.

    Khi đã về đến nhà, mẹ của Lệ Xuân không để bé rời khỏi lòng bà. Nhưng việc đó, ít ra như cách hiểu của cô về sau này, không phải vì tình yêu, hay thậm chí sự quan tâm với đứa con gái thứ. Đó là một lời trách cứ nhắm vào bà nội. Trên vũ đài chính trị khốc liệt của gia đình, đứa trẻ bệnh hoạn đã trở thành một lợi khí sắc bén của thiếu phụ Chương đối với mẹ chồng bà.

    Lệ Xuân đã hồi phục sức khỏe. Cô vẫn cứ gầy gò trong suốt thời thơ ấu, nhưng những gì thể chất khiếm khuyết, cô đã gắng bù đắp lại hoàn toàn bằng ý chí. Lệ Xuân cần phải trở nên gai góc. Bệnh tật thời thơ ấu của Lệ Xuân khiến mẹ cô ngờ vực con gái giữa của bà hơn bao giờ hết. Trước khi bà ra đi, Lệ Xuân là một hài nhi tóc đen nhánh với đôi má bầu bĩnh. Bé gái da bọc xương, đôi má hõm sâu bà gặp lúc về nhà có thể dễ dàng là con của một người hầu trong gia đình hay một nông dân trong vùng. Nỗi nghi ngờ con mình bị đánh tráo đã giày vò bà Chương suốt phần đời còn lại của mình. Hai đứa trẻ kia biết điều này và đã lợi dụng nó để trêu chọc người chị em của chúng là con của bà bảo mẫu. Và bà Chương đã dùng điều đó như một lý cớ để tự tha thứ cho mình vì đã không yêu con gái giữa như hai đứa trẻ kia. Khi lớn lên, cô gái nhỏ thấy mình như thể “vật nhắc nhở phiền hà đối với mẹ cô, một đối tượng của sự ngờ vực bệnh hoạn [và] xung đột trong gia đình”.

    NCQT
    Keymaster

    Người mẹ kết hôn từ năm hai tuổi

    Năm sinh ghi trên bia mộ của bà Chương (mẹ bà Nhu), và năm được ghi trong giấy báo tử năm 1986 ở Sở cảnh sát Metropolitan là 1910. Căn cứ theo đó thì bà chỉ mới hai tuổi vào thời điểm lấy chồng.

    Bà Chương theo lời kể của mọi người là một thiếu phụ trẻ đẹp mê hồn đến từ kinh đô Huế ở miền Trung Việt Nam. Hoàng đế Đồng Khánh, người trị vì trong thời gian ngắn ngủi từ 1885 đến 1889, là ông ngoại của bà. Một loạt những người anh em họ của bà đã thay nhau kế vị ngai vàng kể từ đó. Là một thành viên của hoàng tộc mở rộng, bà được coi là một công chúa, và bà là hiện thân của sự duyên dáng truyền thống với một ngoại lệ: khi mỉm cười, răng bà trắng sáng như ngọc trai. Bà đã chống lại hủ tục nhuộm đen răng bằng chất canxi oxit. Với những trưởng lão trong gia tộc, nụ cười trắng tinh của bà trông gớm ghiếc, như thể một chiếc miệng đầy xương. Những chiếc răng trắng và dài thuộc về những kẻ man rợ và dã thú; nhuộm đen chúng để né tránh những nỗi sợ hãi rằng một linh hồn tà ma đã lẩn lút đâu đó trong con người. Một cái miệng với hàm răng đen bóng là biểu hiện truyền thống của sự tao nhã và cái đẹp.

    Nhưng với ông Chương, nụ cười trắng sáng rạng rỡ khiến cô dâu trẻ của ông là một hình ảnh hoàn hảo của người vợ hiện đại. Ông Chương đã quen với những thú vui Âu châu khi còn là một sinh viên du học; ông yêu thích thi ca, rượu vang Pháp, những bộ phim Tây phương, và xe mô tô. Quay lưng lại với truyền thống, bản thân ông Chương đã cắt phăng mái tóc dài cột thành búi và từ bỏ thói quen quấn quanh đầu chiếc khăn xếp tiêu biểu của những người đàn ông cùng giai cấp và trình độ như ông. Mái tóc dài là một lý tưởng theo Khổng giáo, giá trị lòng hiếu thảo được áp dụng cho thân thể, tóc, da, và tất cả những phần mở rộng của một cuộc sống được cha mẹ ban cho con cái. Nhưng những lề thói Tây phương đang lấn thế. Ông Chương là hiện thân của sự tiến bộ với mái tóc ngắn, trang phục, và tác phong của một luật sư làm việc với chính quyền thực dân. Như vậy, ông sẽ chẳng đời nào chấp nhận một cô gái răng đen về làm vợ mình.

    Đôi vợ chồng cưới nhau năm 1912. Năm sinh ghi trên bia mộ của bà Chương, và năm được ghi trong giấy báo tử năm 1986 ở Sở cảnh sát Metropolitan là 1910. Căn cứ theo đó thì bà chỉ mới hai tuổi vào thời điểm lấy chồng.

    Những cô gái ở miền thôn quê được gả chồng vào độ tuổi rất bé, có lẽ mười ba hay mười bốn, không phải là chuyện lạ thường, nhưng hiếm có một cô dâu nào lại chỉ là đứa bé mới chập chững. Điều đó thậm chí càng khó có cơ sở khi xét đến sự kiện cả hai gia đình đều là những thế gia tinh anh; họ có khả năng để chờ đợi. Một cách giải thích hợp lý là ngày sinh của bà Chương đã được sửa đổi, cho phép bà ở trong một độ tuổi dễ dàng được yêu chiều ở Hoa Kỳ, tránh xa mọi kẻ có thể phản bác những gì bà kể lại.

    Nhưng ở Việt Nam tuổi tác làm gia tăng uy tín. Người ta ắt không có lý do gì để cố làm ra vẻ trẻ trung cả. Có thể bà Chương thật sự là một cô dâu hai tuổi. Phải một thời gian rất lâu sau đám cưới, các anh họ trong hoàng tộc của bà mới bắt đầu có gia thất. Con gái đầu lòng của họ, Lệ Chi, ra đời gần một thập niên sau ngày cưới. Có lẽ cô dâu bé nhỏ cần thời gian để đạt đến độ tuổi thụ thai.

    Ông Chương vẫn chỉ là một thiếu niên vào ngày cưới của mình. Ông sinh năm 1898, nghĩa là mới mười bốn tuổi khi cưới vợ. Ông Chương là con trai cả của Trần Văn Thông, một quan thống đốc tỉnh được trọng vọng ở Bắc Kỳ thuộc Pháp. Theo hồ sơ của ông trong thư khố thuộc địa Pháp, ông Chương đã rời khỏi Việt Nam lẫn cô vợ trẻ của ông không lâu sau lễ cưới. Ông đã đến Pháp và Bắc Phi để tiếp tục học tập.

    Sự tính toán thời gian của chàng thiếu niên Chương thật không chê vào đâu được. Ông rời khỏi Đông Dương ngay trước khi Thế chiến thứ nhất nổ ra. Chỉ cần muộn thậm chí một năm việc rời đi sẽ là bất khả trong thời chiến. Những biến cố trên thế giới đã bức bách chàng thanh niên Chương sống xa quê nhà trong hơn mười năm. Ông đã có thể tận dụng những cơ hội giáo dục dễ dàng có được ở Âu châu nhưng chưa từng được nghe thấy với một người Việt Nam, ngay cả với vị thế xã hội của ông đi nữa. Ông Chương đã theo học các trường trung học ở Algiers, Montpellier, và Paris, nhận bằng tiến sĩ luật khoa năm 1922. Ông là người Việt Nam đầu tiên làm được điều đó.

    Trong những năm ông Chương du học ngoại quốc, sự căng thẳng đã leo thang ở Việt Nam thuộc địa. Chính quyền Pháp đã bắt đầu tuyển mộ “tình nguyện quân” người Việt bản địa cho chiến trường Âu châu, buộc hàng ngàn nông dân và công nhân bị bần cùng hóa đi khám quân dịch. Người Pháp đã mau chóng nghiền nát mọi dấu hiệu của sự dấy loạn hoặc phản kháng và đã “lật ngược” cả miền nông thôn trong cuộc tìm kiếm những kẻ phản bội.

    Người ta ngày càng lớn tiếng chê trách về những cơ hội giáo dục có thể tìm được ở Việt Nam. Trường trung học Pháp đầu tiên, và duy nhất trong một thời gian dài, Chasseloup-Laubat ở Sài Gòn, dành riêng cho các con trai của các nhà chức trách Âu châu. Nhưng cùng với cuộc chiến đang nổ ra khốc liệt ở Âu châu, sự thiếu hụt nhân lực đang ngày càng hiện ra rõ nét. Chế độ thực dân nhận ra nó cần tuyển mộ thêm nhiều người bản xứ được đào tạo tiếng Pháp vào ngành dân chính nếu nó hy vọng tồn tại. Niềm hy vọng ấy là việc truyền bá những tư tưởng Pháp giữa người Việt sẽ gắn kết người bản địa với mẫu quốc một cách mật thiết hơn. Tuy nhiên, kết quả thật trớ trêu: bằng việc giáo dục người Việt về những nguyên lý Tây phương, bao gồm những lý tưởng tự do và lịch sử nền Cộng hòa, những cuộc cải cách giáo dục đã góp phần khơi dậy một sự đòi hỏi quyền hành chính trị đã tỏ ra không thể nào dập tắt.

    Khi ông Chương cuối cùng quay trở lại Việt Nam vào năm hai mươi bốn tuổi, những năm tháng học hành ở trời Tây của ông đã được đền đáp hậu hĩ. Ông được một suất học việc đầy triển vọng trong bộ máy tư pháp thực dân Pháp và được nhập quốc tịch Pháp vào ngày 16 tháng Chín năm 1924, không đầy một tháng sau khi con gái thứ hai của ông ra đời.

    Không lâu sau khi bà Chương cùng con gái ra khỏi chiếc kén cô độc, bà Chương đã mang thai lần thứ ba và sau cùng trước sinh nhật thứ mười sáu. Năm 1925, bà hạ sinh đứa con trai như đã hằng hy vọng, Trần Văn Khiêm. Sự ra đời của một đứa con trai đã đặt dấu chấm hết cho những trách nhiệm sinh đẻ của bà. Nó cũng xác nhận vị trí thấp kém của Lệ Xuân trong gia đình.

    Nguồn: VnExpress

    NCQT
    Keymaster

    Mới là phần nổi của tảng băng

    Hồ Quốc Tuấn

    Mấy ngày qua, giới quan sát quốc tế đưa ra khá nhiều phân tích về vấn đề phá giá đồng nhân dân tệ (NDT) ở Trung Quốc (TQ). Tính đến ngày 14-8, đồng tiền này đã giảm giá hơn 4%, mức giảm lớn nhất kể từ năm 1994.

    Chiến tranh tiền tệ?

    Mức điều chỉnh tỉ giá 4% không có gì là lớn lao, nhưng lại khiến nhiều người lo ngại về một cuộc chiến tranh tiền tệ mới. Nếu TQ tiếp tục xu thế để đồng tiền nước này mất giá, các đối tác thương mại lớn hàng đầu của TQ như Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Úc và Đức sẽ có thể phải điều chỉnh tỉ giá và chính sách tiền tệ của mình để đáp trả.

    Trong số này, Mỹ đang đứng trước lựa chọn có nên trì hoãn tăng lãi suất đồng USD và có để cho nó mạnh lên nữa hay không. Trong khi đó nhiều nước khác, nhất là Nhật, đã để giá đồng tiền nước mình giảm nhiều so với USD từ năm ngoái, và tiếp tục duy trì chính sách để đồng tiền nước của họ tiếp tục trượt giá với USD trong năm nay. Họ hoàn toàn có khả năng tiếp tục một đợt điều chỉnh giảm giá đồng tiền nước mình so với USD với quy mô lớn hơn hoặc xấp xỉ mức TQ vừa làm để bảo vệ tính cạnh tranh của hàng hóa nước họ so với hàng TQ. Và nếu họ cứ đánh trả, TQ đáp lễ, nó sẽ trở thành một cuộc chiến tranh tiền tệ mà cuối cùng có lẽ ai cũng sẽ tổn thất nặng.

    Tuy nhiên, bàn tán về chiến tranh tiền tệ ở giai đoạn hiện tại còn quá sớm. Chúng ta phải chờ xem những nước khác sẽ đáp lại cú sốc từ TQ này như thế nào. Động thái đáng quan tâm nhất sẽ đến từ phía Nhật, chứ không phải Mỹ như nhiều người đang theo dõi.

    Nhật là một trong những đối tác thương mại sẽ bị tác động trực tiếp nặng nề nhất khi đồng NDT bị phá giá, vì tỉ trọng đồng NDT trong trọng số thương mại (trade-weighted index – TWI) của Nhật là đến 30%, trong khi của Mỹ, Hàn Quốc và Úc chiếm trên dưới 20% và nhiều nước châu Âu chỉ chiếm khoảng 10% (theo số liệu của Bank for International Settlements – BIS). Cho nên trước khi các đối tác quan trọng của TQ như Nhật, Úc và Hàn Quốc có động thái “phản đòn” mạnh mẽ, gọi là “chiến tranh” thì hơi quá trong lúc này.

    Trong thời điểm hiện tại, TQ không có vẻ gì cho thấy họ muốn đồng NDT trượt giá mạnh thêm một đợt 3-4% nữa và như một số nhà phân tích nhận định, cũng như chính phía Chính phủ TQ phát đi tín hiệu đây có thể là đợt điều chỉnh tỉ giá một lần của TQ (giống như VN từng điều chỉnh mạnh tỉ giá một lần đến hơn 9% trong năm 2011). Vì vậy, còn quá sớm để cho rằng hành động của TQ ở thời điểm trầm lắng hiện tại của thị trường ngoại hối toàn cầu sẽ gây ra chiến tranh tiền tệ.

    Phản ứng của Nhật, Hàn

    Những phản ứng ban đầu của phía Hàn Quốc và Nhật Bản cho thấy hai nước này quả thật lo lắng về động thái phá giá của TQ. Các ngành công nghiệp mũi nhọn như ôtô, thép, đóng tàu, linh kiện điện tử ở hai quốc gia này đều ít nhiều cạnh tranh trực tiếp với TQ. Vài tháng trước, đã có một số bài phân tích ngành công nghiệp ôtô TQ bị ảnh hưởng xấu do đồng tiền hai nước này giảm giá nhiều so với USD, còn đồng tiền TQ thì không. Còn sau khi TQ phá giá, báo Hàn Quốc đã có những phân tích lo ngại cho doanh nghiệp sản xuất nước này. Do đó nhìn vào bề mặt, có vẻ như Nhật và Hàn Quốc sẽ có nhu cầu phản ứng mạnh để “tự vệ”.

    Tuy nhiên, trên thực tế nếu nền kinh tế TQ suy giảm quá nhiều (một phần do tăng trưởng xuất khẩu giảm, một phần khác do vấn đề về thị trường bất động sản, tài chính có vấn đề và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế khó khăn hơn dự kiến), Nhật và Hàn Quốc cũng khó bán được hàng cho người TQ nữa. Nói cách khác, từ năm ngoái tới nay đồng tiền hai nước này mất giá nhiều so với USD, còn NDT mất giá ít, các nhà xuất khẩu của họ có thể xuất được hàng với giá rẻ hơn sang TQ, nhưng đồng thời góp phần khiến tăng trưởng xuất khẩu của TQ giảm, kéo nền kinh tế nước này tăng chậm lại.

    Khi kinh tế tăng chậm, người dân TQ giảm sức mua, các công ty Nhật và Hàn Quốc có khi chịu thiệt nhiều hơn là lợi. Đó là chưa kể nhiều công ty lớn của Nhật và Hàn Quốc có xưởng sản xuất ở Trung Quốc, nếu NDT mất giá nhiều so với nội tệ của họ mà thị phần bán hàng không tăng đáng kể, thì doanh thu chuyển sang nội tệ của họ thật ra là thấp đi, lợi nhuận của họ sẽ giảm và giá cổ phiếu công ty của các nước này sẽ bị ảnh hưởng.

    Do vậy, Nhật, Hàn Quốc và các đối thủ khác trong khu vực của TQ (bao gồm cả VN) đều phải thận trọng trong bài toán tỉ giá của mình. Họ phải tính toán đủ đường, vừa phải đảm bảo hàng của mình có sức cạnh tranh với TQ, nhưng cũng đảm bảo đồng tiền của mình không mất giá đến mức khiến cả mình và TQ đều thiệt hại, và khiến vốn quốc tế chạy ra khỏi các nền kinh tế này.

    Trong bối cảnh đó, một mức điều chỉnh tỉ giá 3-4% chưa phải là quá ghê gớm so với mức giảm giá kéo dài của đồng tiền ở Nhật, Hàn Quốc hay Nga. Vì vậy, còn quá sớm để cho rằng các nền kinh tế này sẽ phản ứng rất mạnh lại với đợt điều chỉnh lần này của TQ để dẫn đến một cuộc chiến tiền tệ khốc liệt. Nói cách khác, sau khi đồng tiền TQ “gồng mình” chịu đòn phá giá của các nước khác cả năm qua, bây giờ phản ứng lại chút ít cũng không có gì là lạ. Nhưng cần lưu ý những nước này khác VN.

    Phần chìm đáng ngại

    Đặt trong bối cảnh kinh tế của TQ hiện tại, chúng ta lại thấy động thái hạ giá đồng tiền và bơm tín dụng ra nền kinh tế của TQ có vẻ như là biểu hiện bề ngoài của sự bất ổn ở nền kinh tế dẫn đầu thế giới về tăng trưởng cao này.

    Trong một báo cáo mới đây của IMF vào đầu tháng 8, tổ chức này cho rằng NDT còn bị chính phủ kiểm soát nhiều quá, không được sử dụng tự do nên chưa đáp ứng tiêu chuẩn trở thành một cấu thành của SDR. Sự thật là TQ kiểm soát các giao dịch vốn rất chặt và kiểm soát tỉ giá hoàn toàn qua công cụ tỉ giá tham chiếu, chỉ để đồng tiền mỗi ngày được giao dịch trong biên độ hẹp xung quanh tỉ giá tham chiếu do Ngân hàng Trung ương TQ ấn định. Do đó, TQ có thể nhân động thái phá giá lần này để tuyên bố đây là bước đầu trong việc họ đang cải cách tỉ giá theo hướng để thị trường quyết định giá tham chiếu.

    Tuy nhiên, có gì đó không nhất quán trong cách làm và cách nói của TQ nếu ta cho rằng đây là lý do chính để họ phá giá đồng tiền. Nếu họ muốn để thị trường quyết định tỉ giá, thì Ngân hàng Trung ương TQ cứ cho tỉ giá tham chiếu biến động theo ý thị trường muốn và không can thiệp gì, chỉ việc xác định tỉ giá tham chiếu ngày tiếp theo dựa trên diễn biến thị trường hôm trước. Thực tế họ cho đồng tiền biến động nhiều hơn theo hướng giảm giá ngày 11-8, rồi sau đó tham gia can thiệp để dừng tỉ giá lại thông qua việc yêu cầu các ngân hàng quốc doanh bán USD và mua NDT vào sau ngày 12-8.

    Điều này cho thấy Chính phủ TQ hoàn toàn không phải đang để thị trường quyết định tỉ giá, mà vẫn đang áp đặt sự can thiệp (như cách mà họ can thiệp để cứu thị trường chứng khoán gần đây sau khi đã tuyên bố để yếu tố thị trường quyết định nền kinh tế hồi đầu năm). Tờ Economist đã nhận thấy những điều không nhất quán trong các hành động này và cho rằng điều đó cho thấy Chính phủ TQ vẫn sẽ kiểm soát chặt nền kinh tế và hạn chế các yếu tố thị trường. Nói đúng hơn, đây là cách TQ vừa phá giá hỗ trợ nền kinh tế, sẵn tiện đối phó với IMF luôn. Như một nhà phân tích tài chính nhận định đây là kiểu phản hồi với IMF “theo cách của TQ”.

    Vậy vì sao họ chỉ phá giá hơn 4% vào lúc này trong khi theo đánh giá thì với mức phá giá này, đồng NDT vẫn còn cao hơn khoảng 10% so với nhiều đồng tiền của các đối tác thương mại chính khác? Câu trả lời có lẽ nằm ở việc TQ không muốn dòng vốn quốc tế đảo ngược. Thêm vào đó, một lượng lớn tiền nóng được vay với lãi suất thấp tại nước ngoài đem đầu tư vào TQ để hưởng chênh lệch lãi suất và sự ổn định của NDT đang có xu hướng đảo ngược sau đợt phá giá lần này. Do đó, phá giá mạnh hơn nữa sẽ khiến nhà đầu tư quốc tế lo sợ và rút vốn.

    Năm ngoái, khoảng 250 tỉ USD vốn nóng (khoảng 2,5% GDP) đã rút ra khỏi TQ. Những tính toán về dòng vốn này là chưa kể tác động của phá giá đến các khoản vay nợ nước ngoài được trả bằng nguồn thu là nội tệ của doanh nghiệp và chính phủ địa phương của TQ.

    Vì vậy, những phân tích ở trên cho thấy việc phá giá NDT lần này chủ yếu là phần nổi của một tảng băng chìm khá to: TQ đang nới lỏng chính sách tiền tệ để kích thích kinh tế, và đây chỉ là một trong rất nhiều động thái phải làm để đối mặt với rất nhiều vấn đề nan giải như tăng trưởng chậm, nợ công tăng và sức tiêu dùng thấp…

    Nói cách khác, đây chỉ là phần nổi của một tảng băng chìm rất lớn ở một số nước châu Á nói riêng và các nền kinh tế đang phát triển nói chung. Tảng băng ngầm này sẽ dần lộ rõ, và động thái hiện tại của TQ sẽ làm một phần đang chìm của tảng băng nổi lên nhanh hơn.

    HỒ QUỐC TUẤN 
(giảng viên Đại học Bristol, Anh)

    Nguồn: Tuổi trẻ

Viewing 15 posts - 1 through 15 (of 42 total)