Có thể cứu vãn chủ nghĩa tư bản toàn cầu hay không?

Nguồn: Alexander Friedman, “Can global capitalism be saved?”, Project Syndicate, 11/11/2016.

Biên dịch: Lâm Minh Đạt | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Lo lắng về các vấn đề kinh tế trong tình hình chính trị hiện nay đã khiến cho các cử tri của Vương quốc Anh và Hoa Kỳ rơi vào tay của những người theo chủ nghĩa dân tuý. Phải chi, như người ta vẫn thường nói, nền kinh tế có thể trở lại với một tốc độ tăng trưởng GDP và năng suất “bình thường”, cuộc sống sẽ cải thiện cho nhiều người hơn, sự chống đối chính phủ sẽ suy yếu dần, và chính trị cũng sẽ trở lại “bình thường”. Lúc đó, chủ nghĩa tư bản, toàn cầu hóa, và dân chủ có thể tiếp tục tiến về phía trước.

Nhưng những suy nghĩ như vậy được ngoại suy từ một khoảng thời gian nhìn chung khác thường trong lịch sử. Quãng thời gian đó đã qua, và các thế lực duy trì thời kỳ đó khó có thể tập hợp lại được trong tương lai gần. Sự đổi mới công nghệ và nhân khẩu học là một cơn gió ngược, không phải là cơn gió xuôi giúp  thúc đẩy tăng trưởng, và những thủ thuật tài chính vẫn không thể cứu được tình trạng này. Continue reading “Có thể cứu vãn chủ nghĩa tư bản toàn cầu hay không?”

Fed tăng lãi suất giúp giảm bất bình đẳng ở Mỹ

fed

Nguồn: Alexander Friedman, “How the Fed  Reduced Inequality”, Project Syndicate, 16/12/2015.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cuối cùng đã nâng lãi suất lần đầu tiên trong gần một thập niên qua. Tác động của việc này đối với vấn đề chênh lệch lãi suất, chứng khoán của các thị trường mới nổi, nhu cầu nhà ở, và các vấn đề khác, là đối tượng của các tranh luận rộng rãi. Nhưng, khi các thị trường học cách đối phó với một chính sách tiền tệ thắt chặt hơn, có thể hầu hết mọi người đã bỏ qua một tia sáng cuối đường hầm quan trọng.

Bất bình đẳng thu nhập và của cải ở Mỹ đã tăng đáng kể từ sau khi khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra năm 2008, nhưng việc bình thường hóa chính sách tiền tệ có thể đánh dấu sự bắt đầu chấm dứt xu hướng này. Thật ra, nó giúp đẩy nhanh quá trình đảo ngược của xu hướng bất bình đẳng. Continue reading “Fed tăng lãi suất giúp giảm bất bình đẳng ở Mỹ”

Điều kiện để nhân dân tệ trở thành đồng tiền dự trữ

101301576-171149389.1910x1000

Nguồn: Alexander Friedman, “Can the Renminbi Take on the World”, Project Syndicate, 05/08/2015.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Người Trung Quốc có câu “Xem lại chẳng hại cái gì”. Lời khuyên thật chí lý trong bối cảnh biến động trên thị trường chứng khoán của Trung Quốc hiện nay, sự cố mà tác động của nó lớn hơn nhiều những lo lắng tức thì mà các nhiễu loạn gần đây gây nên. Trên thực tế, bất ổn này cần được xem xét trong mối liên hệ với mục tiêu chiến lược cốt lõi của Trung Quốc: biến đồng Nhân dân tệ (NDT) thành một loại tiền tệ dự trữ toàn cầu.

Tiềm năng của NDT trở thành một loại tiền tệ dự trữ đã được chú ý hơn trong năm nay, khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) chuẩn bị xem lại giỏ tiền tệ xác định giá trị tài sản dự trữ của riêng họ là Quyền Rút Vốn Đặc biệt (SDR). SDR được tạo ra vào năm 1969 để bổ sung cho dự trữ chính thức của các nước thành viên. Trung Quốc đã vận động trong nhiều năm để NDT được tính vào giỏ dự trữ cùng với đồng Đô-la Mỹ, bảng Anh, Euro và Yên Nhật. Continue reading “Điều kiện để nhân dân tệ trở thành đồng tiền dự trữ”