Venezuela xóa tan huyền thoại về nguyên tắc không can thiệp

Nguồn: Andrés Velasco, “Venezuela Shatters the Myth of Non-Intervention”, Project Syndicate, 04/02/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nhiệm kỳ tổng thống Venezuela của Nicolás Maduro đã kết thúc vào ngày 10/01/2019. Theo quy định của hiến pháp Venezuela, Juan Guaidó, người đứng đầu Quốc hội được bầu một cách dân chủ, đã tuyên bố mình là tổng thống lâm thời. Hoa Kỳ, Canada và phần lớn Nam Mỹ ngay lập tức công nhận Guaidó là nhà lãnh đạo hợp pháp của Venezuela. Một số nước thuộc Liên minh châu Âu đã làm điều tương tự.

Nhưng Tổng thống Mexico Andrés Manuel López Obrador tuyên bố ông sẽ tuân thủ nguyên tắc không can thiệp. Uruguay cũng từ chối công nhận Guaidó, và Bộ Ngoại giao nước này nói rằng vấn đề của Venezuela phải được giải quyết một cách hòa bình bởi người Venezuela. Thật tình cờ khi cả hai nước đã tuyên bố rằng họ sẽ tổ chức một hội nghị quốc tế mà qua đó họ muốn đóng vai trò người trung gian trong cuộc đối đầu ở Venezuela. Continue reading “Venezuela xóa tan huyền thoại về nguyên tắc không can thiệp”

Chướng ngại vật của các nhà tự do

liberal

Nguồn: Andres Velasco, “Liberals to the Baricades”, Project Syndicate, 31/05/2016

Biên dịch: Đặng Thị Phương Thảo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Từ Áo, Pháp, Mỹ tới Ba Lan, Philippines và Peru, các nhà dân túy phi tự do đang trỗi dậy. Một số người đổ lỗi cho toàn cầu hóa không được kiểm soát; một số khác lại đổ lỗi cho bất bình đẳng trong thu thập; và một số người thì đổ lỗi cho giới thượng lưu thiếu thực tế, những người không nắm được những gì đang diễn ra.

Những lời lí giải như vậy, dù cho có vẻ hợp lí đến đâu, cũng đã bỏ qua những điểm quan trọng hơn. Vấn đề ở đây là chính trị chứ không phải là kinh tế. Nền dân chủ tự do là thành tựu chính trị vĩ đại nhất của loài người. Tuy nhiên, các nhà dân chủ tự do trên khắp thế giới đều lưỡng lự khi đưa ra lập luận bảo vệ nó. Do đó chẳng có gì đáng băn khoăn khi họ thất bại trong cuộc chiến giành lấy trái tim và lí trí của dân chúng. Continue reading “Chướng ngại vật của các nhà tự do”

Cần công nhận Fed là ngân hàng trung ương thế giới?

fed

Nguồn: Andrés Velasco, “The World’s Reluctant Central Banker”, Project Syndicate,        29/02/2016.

Biên dịch: Lê Hạnh Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giai đoạn hiện nay được coi là kỷ nguyên của các ngân hàng trung ương quyền lực, luôn sẵn sàng gây ảnh hưởng khắp thế giới. Vậy mà ngân hàng quyền lực nhất trong số đó – Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) – lại chính là người tỏ ra ngần ngại nhất khi thừa nhận sức ảnh hưởng toàn cầu của mình.

Như tất cả các ngân hàng trung ương khác, Fed cũng có sứ mệnh với riêng đất nước mình, đó là tập trung bình ổn giá và duy trì việc làm trong nước. Tuy nhiên, điều khác biệt nằm ở chỗ, Fed còn có những trách nhiệm với cả thế giới. Mâu thuẫn này chính là gốc rễ của nhiều vấn đề đáng báo động mà nền kinh tế thế giới hiện nay đang phải đối mặt. Continue reading “Cần công nhận Fed là ngân hàng trung ương thế giới?”

Đằng sau hai đòn giáng vào nền dân chủ phi tự do

1362728303_0

Nguồn: Andrés Velasco, “Two blows against illiberal democracy”, Project Syndicate, 23/12/2015.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Số chính phủ dân cử cạnh tranh cho danh hiệu tồi tệ nhất thế giới hiện đã giảm đi hai. Robert Mugabe của Zimbabwe vẫn nắm quyền, cũng như Viktor Orbán của Hungary. Ba Lan đang dần trở nên phi tự do, và các chế độ khắp từ Bắc Phi đến dãy Hindu Kush (ở Afghanistan) vẫn còn nằm trong danh sách các ứng cử viên đó.

Nhưng 12 năm chuyên quyền ngạo mạn dưới thời Néstor và Cristina Kirchner vừa kết thúc tại Argentina. Và một thất bại đáng kinh ngạc trong các cuộc bầu cử quốc hội chắc chắn sẽ đánh dấu khởi đầu của việc kết thúc 16 năm chủ nghĩa Chavez gây bất ổn ở Venezuela. Chừng đó là đủ lý do để ăn mừng. Continue reading “Đằng sau hai đòn giáng vào nền dân chủ phi tự do”

Bước ngoặt chính trị ở Argentina

APTOPIX Argentina Elections

Nguồn: Andres Velasco, “Argentina’s Fresh Start”, Project Syndicate, 25/11/2015.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong 99 năm qua, ghế tổng thống của Argentina luân phiên thay đổi giữa những người ủng hộ chủ nghĩa Peron – tức Juan Domingo Peron và những người ủng hộ chủ nghĩa dân túy của ông – và các tướng lĩnh phản động. Thi thoảng, những người theo đường lối trung dung từ Liên hiệp Nhân dân Cấp tiến (UCR) được bầu vào bộ máy nhưng nhiệm kỳ của họ lại kết thúc chóng vánh sau những lần từ chức hay các cuộc đảo chính.

Trong cuộc bầu cử hôm Chủ nhật (25/10/2015), các cử tri Argentina đã phá vỡ khuynh hướng đó: lần đầu tiên trong gần một thế kỷ, tổng thống sẽ không phải là một người theo chủ nghĩa Peron, hoặc một người của đảng UCR, hay một tướng lĩnh quân sự. Tầm quan trọng của sự kiện này là rất lớn. Theo Hector Schamis, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Georgetown, nếu một thay đổi chính trị tương tự diễn ra tại Pháp hoặc Brazil, thì người dân nơi đây sẽ ăn mừng sự ra đời của một nền cộng hòa mới. Continue reading “Bước ngoặt chính trị ở Argentina”

Hồi kết của chủ thuyết Corbyn

86258544

Nguồn: Andres Velasco, “The Dead-End of Corbynismo”, Project Syndicate, 30/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Vũ Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mỹ Latinh có thứ hàng xuất khẩu mới: Sự bùng phát tràn lan của chủ nghĩa dân túy. Đầu tiên nó tiến chiếm những bờ biển ấm áp và chào đón ở Địa Trung Hải, nuôi dưỡng sự ủng hộ dành cho phe cánh tả Syriza của Hy Lạp và Podemos ở Tây Ban Nha. Giờ đây nó lại cập bến Vương quốc Anh.

Chủ thuyết Corbyn (Corbynismo) – hệ tư tưởng của một thành viên nghị viện Anh từng bị cho ra rìa, người cổ vũ nhiệt tình cho tổng thống quá cố Hugo Chavez của Venezuela, cho rằng Vladimir Putin đã đúng khi xâm chiếm Ukraine, và giờ lại đang lãnh đạo Công đảng danh giá của nước Anh – nghe như quen tai với bất cứ ai hiểu biết về Mỹ Latinh. Continue reading “Hồi kết của chủ thuyết Corbyn”