Vì sao giảm lãi suất không cứu được nền kinh tế khỏi coronavirus?

Nguồn: Binyamin Appelbaum, “Only Doctors Can Save the Markets From the Coronavirus”, The New York Times, 28/02/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Giá cổ phiếu đang lao dốc và mọi con mắt đổ dồn vào Cục Dự trữ Liên bang (Fed), cơ quan được coi là chịu trách nhiệm duy trì tăng trưởng kinh tế. Tổng thống Trump phàn nàn trong tuần này rằng lãi suất quá cao. Các nhà đầu tư đang kêu gào đòi cắt giảm lãi suất.

Nhưng Fed có rất ít khả năng bảo vệ sức khỏe ngắn hạn của nền kinh tế Mỹ khi coronavirus bắt đầu sự lây lan không thể tránh khỏi trên khắp Hoa Kỳ, như mô  tả của các quan chức. Continue reading “Vì sao giảm lãi suất không cứu được nền kinh tế khỏi coronavirus?”

Thế giới hôm nay: 13/11/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Pedro Sánchez, thủ tướng thuộc Đảng Xã hội của Tây Ban Nha, đã đạt được thỏa thuận với Podemos, một đảng cực tả, để thành lập chính phủ liên minh đầu tiên của nước này kể từ khi trở lại chế độ dân chủ. Ông Sánchez đã kêu gọi một cuộc bầu cử với hy vọng giành được đa số trong nghị viện, song thay vào đó lại mất ghế. Hai đảng Xã hội và Podemos vẫn còn thiếu 21 ghế đã có đa số, và do đó sẽ cần hỗ trợ từ các đảng vùng miền.

Một cuộc không kích của lực lượng vũ trang Israel đã giết chết một thủ lĩnh của Phong trào Thánh chiến Hồi giáo Palestine, một nhóm chiến binh ở Dải Gaza, và vợ của ông này. Israel tuyên bố Baha Abu al-Ata chịu trách nhiệm cho nhiều vụ tấn công khủng bố vào Israel và có ý định tiến hành nhiều cuộc khủng bố hơn nữa. Hàng chục tên lửa đã được bắn từ Gaza vào miền nam Israel để trả thù cho vụ ám sát. Continue reading “Thế giới hôm nay: 13/11/2019”

Thế giới hôm nay: 19/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cục Dự trữ Liên bang một lần nữa cắt giảm lãi suất 0,25% xuống phạm vi mục tiêu 1,75-2,0% nhưng không đưa ra dấu hiệu rõ ràng về động thái tiếp theo. Họ cho biết đầu tư kinh doanh và xuất khẩu đã suy yếu kể từ cuộc họp thiết lập chính sách gần nhất của họ vào tháng 7 khi họ cắt giảm lãi suất lần đầu tiên kể từ 2008, nhưng chi tiêu hộ gia đình vẫn “tăng với tốc độ mạnh mẽ.”

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez tuyên bố nước này sẽ tổ chức tổng tuyển cử vào tháng 11. Đảng Xã hội của ông Sánchez giành được nhiều ghế nhất trong cuộc bầu cử hồi tháng 4 nhưng thất bại trong việc thành lập chính phủ vì đảng của ông không chiếm đa số. Đảng của ông đã ngăn ông tìm kiếm một liên minh tiềm năng với Podemos, một đảng dân túy cánh tả. Continue reading “Thế giới hôm nay: 19/09/2019”

Thế giới hôm nay: 18/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trong một diễn biến đáng xấu hổ, công ty cho thuê văn phòng WeWork đã hoãn IPO. Công ty từng hy vọng thu hút được 3 tỷ đô la và đạt được mức định giá 47 tỷ đô la, nhưng các con số này đã được giảm xuống trong những tuần gần đây vì lo ngại của nhà đầu tư về các khoản lỗ. WeWork đã chi khoảng gấp đôi số tiền kiếm được trong nửa đầu năm 2019.

Các cuộc thăm dò ý kiến những người vừa bỏ phiếu ở Israel cho thấy cuộc bầu cử là rất sít sao. Khảo sát cho thấy đảng Likud cánh hữu của Binyamin Netanyahu giành 31-33 trong số 120 ghế trong quốc hội, trong khi đảng trung dung Xanh và Trắng, do Benny Gantz lãnh đạo, giành 32-34 ghế. Điều đó có nghĩa là cựu bộ trưởng quốc phòng Avigdor Lieberman sẽ trở thành nhân tố quyết định, với việc đảng Yisrael Beitothy cực hữu của ông có vai trò rất quan trọng trong việc thành lập liên minh cầm quyền. Continue reading “Thế giới hôm nay: 18/09/2019”

Thế giới hôm nay: 30/08/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

 Iván Márquez, một cựu chỉ huy của FARC, lực lượng du kích đã trở thành một đảng chính trị ở Colombia, kêu gọi những người ủng hộ ông bắt đầu một giai đoạn mới của “cuộc đấu tranh vũ trang”. Lời kêu gọi cầm vũ khí trở lại diễn ra chưa đầy ba năm sau khi lực lượng phiến quân này ký thỏa thuận hòa bình với chính phủ Colombia.

Chính phủ Hàn Quốc đã tiết lộ một gói kích cầu khổng lồ trong ngân sách của họ. Chi tiêu sẽ tăng 8% so với năm ngoái lên 513,5 nghìn tỷ won (424 tỷ đô la). Nền kinh tế định hướng xuất khẩu của nước này đang bị ảnh hưởng bởi thương mại toàn cầu suy giảm và các tranh chấp gây nhiều thiệt hại với Nhật Bản. Tiền sẽ được chi cho tạo công ăn việc làm mới, phúc lợi xã hội và các doanh nghiệp nhỏ, cùng các lĩnh vực khác. Continue reading “Thế giới hôm nay: 30/08/2019”

Thế giới hôm nay: 24/08/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trung Quốc vừa tuyên bố sẽ áp thuế đối với 75 tỷ đô la hàng nhập khẩu Mỹ từ tháng 9. Đây là bước leo thang mới nhất trong cuộc chiến thương mại giữa hai nước này. Các khoản thuế sẽ được áp dụng cho các sản phẩm như thịt lợn đông lạnh. Trung Quốc cũng cho biết sẽ tái áp thuế đối với ô tô và phụ tùng ô tô của Mỹ từ tháng 12. Tổng thống Donald Trump đã đe dọa sẽ áp thêm thuế đối với 300 tỷ đô la hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ.

Trong một bài phát biểu tại cuộc gặp thường niên giữa các nhà quản lý ngân hàng trung ương ở Jackson Hole, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Jerome Powell hầu như không đề cập đến quỹ đạo của lãi suất trong tương lai, song hứa hẹn “sẽ hành động phù hợp nhằm duy trì tăng trưởng”. Bài phát biểu đã khiến Donald Trump phải đăng trên Twitter rằng ông không biết Chủ tịch Fed hay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới là “kẻ thù lớn nhất” của nước Mỹ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 24/08/2019”

Thế giới hôm nay: 23/08/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

TIN VẮN

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói với Thủ tướng Anh Boris Johnson rằng không có đủ thời gian chỉ trong vòng 1 tháng tới để đàm phán một thỏa thuận Brexit hoàn toàn mới với Liên minh châu Âu. Ông Johnson muốn điều khoản về biên giới cứng với Bắc Ireland được bãi bỏ hoàn toàn; Ông Macron gọi đó là điều kiện không thể thiếu nếu EU muốn duy trì tính toàn vẹn của thị trường chung.

Sách trắng quốc phòng sắp công bố của chính phủ Nhật Bản sẽ cho biết rằng Triều Tiên đang chế tạo đầu đạn hạt nhân đủ nhỏ để lắp vào tên lửa đạn đạo, theo tờ Yomiuri Shimbun. Các cơ quan tình báo Mỹ và Hàn Quốc đã nghi ngờ Triều Tiên đang phát triển năng lực này; việc Nhật công bố công khai như vậy có thể là một biện pháp nhằm thể hiện sự giận dữ của họ đối với việc các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa rơi vào bế tắc. Continue reading “Thế giới hôm nay: 23/08/2019”

Thế giới hôm nay: 22/08/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

TIN VẮN 

Các biên bản làm việc được công bố hôm nay cho thấy Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã bị chia rẽ quanh việc có nên cắt giảm lãi suất vào cuối tháng 7 vừa qua hay không, và nếu có thì bao nhiêu. Việc Fed rốt cuộc giảm lãi suất 0,25% là lần đầu tiên Mỹ làm như vậy trong hơn một thập niên qua. Một số người tham gia cuộc họp muốn mức giảm lớn hơn nữa, với lý do lo ngại về lạm phát thấp và sự bất định gây ra bởi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

Tổng thống Donald Trump đã hủy chuyến đi gặp Mette Frederiksen, thủ tướng Đan Mạch, vì bà từ chối thương lượng bán Greenland cho Mỹ. Greenland, hòn đảo lớn nhất thế giới, là một lãnh thổ tự trị của Đan Mạch. Đây là nơi có một căn cứ quân sự của Mỹ và các nguồn khoáng sản vẫn chưa được khai thác. Ông Trump đã đề xuất “thỏa thuận bất động sản lớn” này vào tuần trước; trong khi bà Frederiksen gọi ý tưởng ấy là kỳ khôi. Continue reading “Thế giới hôm nay: 22/08/2019”

Thế giới hôm nay: 13/08/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Huawei trong tầm ngắm của Mỹ

Hôm nay một quy định mới bắt đầu có hiệu lực cấm các cơ quan chính phủ Mỹ mua thiết bị của Huawei. Đây là đòn mới nhất trong cuộc tấn công của chính phủ Mỹ nhằm vào gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc kể từ tháng 5, khi công ty này bị đưa vào danh sách các thực thể mà các nhà xuất khẩu Mỹ không được bán các công nghệ quan trọng. Hoa Kỳ bày tỏ ngờ vực đối với các thiết bị viễn thông của Huawei, vốn đã phổ biến toàn cầu, và lo ngại rằng chính phủ Trung Quốc có thể sử dụng sự phổ biến này để do thám Mỹ và các đồng minh.

Nhưng Huawei còn lâu mới chịu bị đánh bại. Hồi cuối tháng 7, công ty này báo cáo tăng trưởng doanh thu hằng năm là 23%. Đến ngày 9 tháng 8, Huawei công bố một hệ điều hành mới có tên là Harmony, được thiết kế nhằm đưa họ thoát khỏi sự phụ thuộc vào hệ điều hành Android của Google. Tập đoàn này kì vọng việc thiết kế Harmony với mã nguồn mở cho phép mọi người dùng kiểm tra sẽ làm giảm sự ngờ vực. Có thể, nhưng đó vẫn là một trận chiến khó nhằn. Continue reading “Thế giới hôm nay: 13/08/2019”

Các ngân hàng trung ương trước nguy cơ bị chính trị hóa

Nguồn: The independence of central banks is under threat from politics”, The Economist, 13/04/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Các nhà phê bình kinh tế học thích nói rằng các lý thuyết trừu tượng của ngành học này không mang lại hiệu quả trong thế giới thực. Nhưng có một ví dụ rõ ràng phản bác lại quan điểm đó, đó chính là sự trỗi dậy khắp toàn cầu của các ngân hàng trung ương độc lập trong 25 năm qua. Trong những năm 1970, việc các chính trị gia thao túng lãi suất để phục vụ mục tiêu chính trị là điều bình thường. Điều đó dẫn đến tình trạng lạm phát. Và vì vậy, các nước giàu lẫn nhiều nước nghèo đều chuyển sang một hệ thống trong đó các chính trị gia chỉ đặt ra mục tiêu chung là ổn định giá cả, còn để cho các ngân hàng trung ương độc lập thực hiện mục tiêu đó. Chỉ trong vòng một thế hệ, hàng tỷ người trên thế giới đã dần quen với lạm phát thấp và ổn định cũng như ý tưởng rằng lãi suất tiền gửi và thế chấp ngân hàng của họ nằm trong tầm kiểm soát. Continue reading “Các ngân hàng trung ương trước nguy cơ bị chính trị hóa”

Tại sao Fed vẫn tăng lãi suất?

Nguồn: Martin Feldstein, “Why Is the Fed Still Raising Interest Rates?”, Project Syndicate, 27/12/2018.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Đầu tháng này, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) đã bỏ phiếu nhất trí tăng lãi suất ngắn hạn thêm 0,25%, đưa tỷ lệ này từ mức 2,25% lên 2,5%. Đây là lần tăng thứ tư trong 12 tháng, một chuỗi diễn tiến đã được dự kiến ​​một năm trước, và các thành viên FOMC cũng chỉ ra rằng sẽ có thêm hai lần tăng nữa, mỗi lần 0,25%, trong năm 2019. Thông báo này sớm gặp phải sự phản đối rộng khắp.

Các nhà phê bình lưu ý rằng tăng trưởng kinh tế đã chậm lại trong quý hiện tại và biện pháp tính lạm phát ưa thích của Fed (dựa trên tỷ lệ tăng giá của chi tiêu tiêu dùng) đã giảm xuống dưới mục tiêu chính thức là 2%. Do Fed từ lâu đã nói rằng chính sách lãi suất của cơ quan này được quyết định dựa trên dữ liệu, vậy tại sao Fed lại tiếp tục kế hoạch được công bố trước đó nhằm tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ? Continue reading “Tại sao Fed vẫn tăng lãi suất?”

Tại sao Fed có thể làm cho tiền ‘biến mất’?

Nguồn:Why America’s Federal Reserve might make money disappear”, The Economist, 17/4/2017.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đưa ra tín hiệu rằng nó sẽ sớm giảm quy mô bảng cân đối kế toán.

Trước khủng hoảng tài chính 2007-2008, Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã giữ các tài sản trị giá khoảng 850 tỷ USD. Ngày nay, bảng cân đối kế toán của ngân hàng trung ương này lớn gấp 5 lần, ở mức 4,5 nghìn tỷ. Nó đã tăng lên trong và sau cuộc khủng hoảng tài chính khi Fed mua số lượng lớn trái phiếu chính phủ và chứng khoán được bảo đảm bằng tài sản thế chấp bằng cách sử dụng lượng tiền mới được tạo ra, phần lớn theo một chính sách được gọi là chính sách “nới lỏng định lượng” (quantitative easing – QE). Bây giờ Fed đang chuẩn bị bán một số tài sản, và rút về lượng tiền tương ứng. Tại sao và làm thế nào mà nó có thể làm được điều này? Continue reading “Tại sao Fed có thể làm cho tiền ‘biến mất’?”

Hệ thống Dự trữ Liên bang Mỹ vận hành như thế nào?

FILES-US-ECONOMY-BANK-GROWTH-BEIGEBOOK

Nguồn:The Federal Reserve system“, The Economist, 09/06/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khi Ủy ban Thị trường Mở (FOMC) của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) quyết định liệu có nên tăng lãi suất hay không tại phiên họp bắt đầu từ ngày 14/6 hay không, đại diện các chi nhánh khu vực của Fed sẽ chiếm 5 trong 10 lá phiếu. Không giống như Chủ tịch của Fed là Janet Yellen, Stanley Fischer, vị Phó của bà, hoặc ba “thống đốc” Fed đương nhiệm, những vị “chủ tịch” khu vực của Fed không được bổ nhiệm bởi Nhà Trắng, cũng không phải được phê chuẩn bởi Quốc hội, mà được bầu lên trong các chi nhánh tương ứng của họ. Điều này không phải là không gây tranh cãi. Các nhà lý thuyết âm mưu cho rằng các ngân hàng khu vực của Fed là một “cartel ngân hàng”; còn những nhà phê bình tỉnh táo hơn, như Hillary Clinton và Bernie Sanders, nói rằng các Fed khu vực mang lại cho các ngân hàng thương mại quá nhiều quyền lực. Vậy, hệ thống này vận hành như thế nào? Continue reading “Hệ thống Dự trữ Liên bang Mỹ vận hành như thế nào?”

Cần công nhận Fed là ngân hàng trung ương thế giới?

fed

Nguồn: Andrés Velasco, “The World’s Reluctant Central Banker”, Project Syndicate,        29/02/2016.

Biên dịch: Lê Hạnh Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giai đoạn hiện nay được coi là kỷ nguyên của các ngân hàng trung ương quyền lực, luôn sẵn sàng gây ảnh hưởng khắp thế giới. Vậy mà ngân hàng quyền lực nhất trong số đó – Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) – lại chính là người tỏ ra ngần ngại nhất khi thừa nhận sức ảnh hưởng toàn cầu của mình.

Như tất cả các ngân hàng trung ương khác, Fed cũng có sứ mệnh với riêng đất nước mình, đó là tập trung bình ổn giá và duy trì việc làm trong nước. Tuy nhiên, điều khác biệt nằm ở chỗ, Fed còn có những trách nhiệm với cả thế giới. Mâu thuẫn này chính là gốc rễ của nhiều vấn đề đáng báo động mà nền kinh tế thế giới hiện nay đang phải đối mặt. Continue reading “Cần công nhận Fed là ngân hàng trung ương thế giới?”

Fed tăng lãi suất qua cơ chế nào?

20151219_fnp502

Nguồn:How the Fed will raise interest rates”, The Economist, 14/12/2015.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Lãi suất mà Cục Dự trữ Liên bang (Fed) muốn thay đổi là “lãi suất quỹ liên bang” (federal funds rate, hay lãi suất liên ngân hàng qua đêm), tức lãi suất mà các ngân hàng trả cho nhau cho các khoản vay qua đêm. Các khoản vay này được thực hiện bởi vì Fed yêu cầu các ngân hàng phải giữ một số tiền tối thiểu trong tài khoản của họ tại Fed mỗi đêm. Các ngân hàng có số dư dồi dào có thể cho những ngân hàng thiếu tiền vay để giúp họ đáp ứng được mức dự trữ của mình. Trong quá khứ, Fed đã thay đổi lãi suất của các khoản vay này bằng cách mua và bán trái phiếu chính phủ. Ví dụ, khi Fed bán trái phiếu chính phủ cho một ngân hàng, Fed sẽ trừ tiền từ tài khoản của ngân hàng tại Fed (cũng giống như một ngân hàng có thể tính phí đối với khách hàng bằng cách trừ tiền từ tài khoản thanh toán của họ). Điều này làm cho tiền khan hiếm hơn, nhưng các ngân hàng vẫn phải đáp ứng số dư tối thiểu của họ trong tài khoản tại Fed. Kết quả là lãi suất của các khoản vay qua đêm tăng lên, và cùng với đó là chi phí tín dụng cho nền kinh tế nói chung. Continue reading “Fed tăng lãi suất qua cơ chế nào?”