Chín câu hỏi lớn về đảo chính và bạo lực ở Myanmar

Nguồn: Russell Goldman, “Myanmar’s Coup and Violence, Explained”, The New York Times, 12/4/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Bất ổn đang bao trùm Myanmar. Những cuộc biểu tình ôn hòa đòi dân chủ trên đường phố hay phong trào tổng đình công đã dần nhường chỗ cho các hoạt động bán quân sự chống lại những hành vi tàn bạo của quân đội, lực lượng đã giành quyền kiểm soát đất nước sau cuộc đảo chính ngày 1 tháng 2.

Giới tướng lĩnh ban đầu đã kiềm chế trước làn sóng đầu tiên của các cuộc biểu tình, bất tuân dân sự và tổng đình công, nhưng rồi họ phản ứng lại ngày càng mạnh tay và cuối cùng leo thang thành một nỗ lực thô bạo nhằm dập tắt phong trào chống đối khiến hơn 600 người chết và hàng nghìn người bị thương tính đến thời điểm này. Continue reading “Chín câu hỏi lớn về đảo chính và bạo lực ở Myanmar”

Aung San Suu Kyi giữa chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa dân tộc

Nguồn: Andrew Selth, “Aung San Suu Kyi: Why defend the indefensible?”, The Interpreter, 12/12/2019.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Tuần này, cả thế giới được chứng kiến một cảnh tượng hiếm thấy. Bà Aung San Suu Kyi, chủ nhân giải Nobel Hòa bình, từng được ca ngợi là “người dũng cảm và đạo đức nhất trên thế giới … một nữ anh hùng với hình tượng hoàn hảo khiến cho chúng ta có thể đặt chút niềm tin vào bản chất của con người”, đang đứng trước Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) ở La Hay để bảo vệ đất nước mình trước những cáo buộc về tội diệt chủng.

Chính phủ nhiều nước và các tổ chức quốc tế đã ghi nhận những “hành động càn quét” đầy tàn bạo của lực lượng an ninh Myanmar chống lại cộng đồng người Rohingya theo đạo Hồi ở bang Rakhine trong giai đoạn từ tháng 10 năm 2016 đến cuối năm 2017. Ví dụ, vào năm 2018, một phái bộ điều tra độc lập của Liên Hợp Quốc đã công bố một báo cáo dài 444 trang mô tả chi tiết hàng loạt vụ việc kinh hoàng bao gồm giết người, tra tấn, tấn công tình dục và phá hủy tài sản do lực lượng vũ trang Myanmar (Tatmadaw) và cảnh sát tiến hành. Continue reading “Aung San Suu Kyi giữa chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa dân tộc”

Burma hay Myanmar?

Nguồn:Should you say Myanmar or Burma“, The Economist, 20/12/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

“Hãy tuân theo thông lệ địa phương khi một quốc gia chính thức thay đổi tên gọi của nó,” đó là lời khuyên của Sách hướng dẫn văn phong của The Economist, “Kinh Thánh” của tờ báo này. Trong danh sách các ví dụ có  “Myanmar, chứ không phải Burma” và “Yangon, chứ không phải Rangoon”. Tất nhiên, chúng tôi tuân thủ quy định này trên trang web của chúng tôi, nhưng không phải tất cả những người khác đều làm vậy. Sau khi hạ cánh tại sân bay bận rộn nhất của đất nước này, phi công của bạn có thể thông báo chào mừng bạn đến Yangon, nhưng hành lý của bạn vẫn sẽ được gắn thẻ RGN. Mặc dù Barack Obama dùng tên gọi Myanmar trong lần đầu tiên ông gặp cựu tổng thống của đất nước này, Thein Sein, nhưng đại sứ quán Mỹ vẫn đề địa chỉ của mình là “Rangoon, Burma”. Và người Miến Điện thường gọi đất nước mình là “Burma” và thành phố lớn nhất của nó là “Rangoon”, ít nhất là trong các hội thoại thông thường. Vậy bạn nên sử dụng tên gọi nào, và tại sao? Continue reading “Burma hay Myanmar?”

Aung San Suu Kyi: Tình yêu và tranh đấu

suu-burma_2080889a

Aung San Suu Kyi (sinh ngày 19 tháng 6 năm 1945) là chính trị gia người Myanmar và lãnh tụ của Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD).

Ngày 8 tháng 11 năm 2015, sau hơn 25 năm tranh đấu cho tự do dân chủ chống lại chính quyền quân sự độc tài của Myanmar, NLD giành thắng lợi áp đảo trong cuộc tổng tuyển cử quốc gia khi giành được 126 ghế trong quốc hội Myanmar.

Chặng đường dai dẳng đi đến vinh quang của NLD là một chặng đường trải bước trên hoa hồng mà bản thân bà Aung San Suu Kyi cùng những người đồng chí của mình đã phải bước với những bàn chân thấm đau vì những mũi gai. Continue reading “Aung San Suu Kyi: Tình yêu và tranh đấu”

Liệu bà Suu Kyi có trở nên độc đoán?

0,,15852863_303,00

Nguồn:Suu Kyi, long a symbol of dignified defiance, sounds a provocative note”, The New York Times, 17/11/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hai thập kỷ qua, bà Aung San Suu Kyi là một biểu tượng rạng rỡ của sự phản kháng bất bạo động một cách chân chính. Phần lớn khoảng thời gian đó bà bị quản thúc tại gia bởi các tướng lĩnh vốn đã cai trị Myammar trong nửa thế kỷ qua. Ngày nay, bà đang ở đỉnh cao của sự ngưỡng mộ và quyền lực tại quốc gia này vì đã lãnh đạo đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà đi tới thắng lợi lớn vào tháng này trong các cuộc bầu cử quốc hội làm đảo ngược cấu trúc quyền lực của Myanmar.

Bà đã đặt sự hòa giải với các tướng lĩnh ở một vị trí cao trong chương trình nghị sự, nhưng khi bà chuyển sang địa vị thống trị, ngôn từ của bà cũng đã trở nên khiêu khích.

Sự khiêu khích đầu tiên của bà đến ngay trước cuộc bầu cử ngày 8/11, khi bà gạt sang một bên quy định của Hiến pháp ngăn cản bà nắm quyền Tổng thống bởi vì bà là vợ của một người nước ngoài và mẹ của những đứa con sinh ra ở nước ngoài. Continue reading “Liệu bà Suu Kyi có trở nên độc đoán?”

Aung San Suu Kyi – Người thúc đẩy dân chủ ở Myanmar

US Suu Kyi

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 19/8/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

 Aung San Suu Kyi vẫn đang miệt mài đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ ở Myanmar. Năm 1988, bà quay trở lại quê hương sau hai thập niên vắng bóng trên chính trường và trở thành nhân vật nổi bật nhất đối đầu với chính quyền quân sự. Bà tiếp tục đi theo di sản của cha bà – Aung San – người đóng vai trò lớn khi Myanmar giành độc lập từ sự cai trị của thực dân. Năm 1991 bà được trao giải Nobel Hòa bình chính bởi sự đối đầu quyết liệt nhưng phi bạo lực của mình với chính quyền quân sự. Năm 2012, bà giành được một ghế trong nghị viện nước này. Continue reading “Aung San Suu Kyi – Người thúc đẩy dân chủ ở Myanmar”