Trần Thuận Tông lên ngôi, Chế Bồng Nga bị giết

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên hiệu: Quang Thái

Tháng Chạp năm Quang Thái thứ 1 [1388], sau khi Đế Hiện bị truất ngôi, Quý Ly nói phao lên rằng sẽ lập Thái úy Trang định vương Ngạc, một người con của Thượng hoàng lên nối ngôi. Ngạc từ chối không nhận; nhân đấy Quý Ly nói với Thượng hoàng rằng:

Quan Thái uý biết chối từ không nhận ngôi Vua, là người có đức độ lớn’.

Thượng hoàng lấy làm phải; vì thế, nên mới có mệnh lệnh phong Ngạc làm Đại vương và lập người con út là Chiêu Định vương Ngung lên làm vua, tức Vua Thuận Tông, niên hiệu Quang Thái. Continue reading “Trần Thuận Tông lên ngôi, Chế Bồng Nga bị giết”

Trần Phế Đế lên ngôi, Chiêm Thành liên tục quấy nhiễu Đại Việt

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên hiệu: Xương Phù

Ngày 13 tháng 5 [19/6/1377], Thượng hoàng Nghệ Tông cảm thương Vua em Duệ Tông chết vì việc nước, bèn cho con trưởng là Kiến Đức đại vương Hiện lên nối ngôi, trị vì được 11 năm [1377-1388] rồi bị phế, nên sử gọi là Phế Đế. Vua tự xưng là Giản Hoàng, đổi niên hiệu là Xương Phù năm thứ 1. Đại xá. Các quan dâng tôn hiệu là Hiến thiên thể đạo khâm minh nhân hiếu hoàng đế.

Lúc nhà Vua vừa mới lên ngôi, quân Chiêm Thành thừa thắng mang binh thuyền đến đánh phá Thăng Long. Khi quân giặc đến cửa biển Đại An [tại cửa sông Đáy Ninh Bình], thấy quân ta phòng bị nơi này cẩn mật; bèn từ cửa Thần Phù [chỗ giáp giới 2 tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa] ngược theo sông Hồng, vào thành Thăng Long cướp phá vơ vét: Continue reading “Trần Phế Đế lên ngôi, Chiêm Thành liên tục quấy nhiễu Đại Việt”

Vua Trần Duệ Tông tử trận ở Đồ Bàn

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên hiệu: Long Khánh: 1373-1376

Vua Trần Duệ Tông tên húy là Kính, con thứ 11 của Vua Minh Tông, em Vua Nghệ Tông. Mẹ là Đôn Từ hoàng thái phi; sinh ngày mồng 2 tháng 6 năm Khai Hựu năm thứ 9 [30/6/1337]. Khi Nghệ Tông lánh nạn, việc cần vương quân lính, khí giới đều do công sức của nhà Vua cả, vì thế Nghệ Tông nhường ngôi cho. Vua trị vì 4 năm, thọ 41 tuổi.

Tháng Giêng, năm Long Khánh thứ 1 [24/1-22/2/1373] (Minh Hồng Vũ thứ 6). Tôn thượng hoàng Nghệ Tông làm Quang Hoa Anh Triết thái thượng hoàng đế; truy tôn Thục đức hoàng hậu làm Thuận từ hoàng thái hậu. Thượng hoàng khi mới lên ngôi, bà nguyên phi là Huệ Ý phu nhân mất ở phủ Kiến Xương [Thái Bình], truy phong làm Thục Đức Hoàng hậu; đến đây, nhà Vua được nhường ngôi, lại truy tôn làm Hoàng thái hậu. Continue reading “Vua Trần Duệ Tông tử trận ở Đồ Bàn”

Vấn đề nhà nước Lâm Ấp trong lịch sử

Tác giả: Đổng Thành Danh

Tóm tắt: Bài viết này là một nỗ lực nhìn lại một số các vấn đề lịch sử liên quan đến Nhà nước Lâm Ấp, một chính thể thường được xem là tiền thân của vương quốc Champa sau này. Trong đó tác giả gợi ý về việc nhìn nhận lại toàn bộ các nguồn sử liệu liên quan đến Lâm Ấp hay lịch sử Champa buổi ban đầu, từ đó “định dạng” lại toàn bộ các cứ liệu hiện có về Lâm Ấp. Qua đây, tác giả gợi ý một số cách nhìn khác về nước Lâm Ấp từ các vấn đề niên đại, vị trí ban đầu và tính kể thừa di sản lịch sử của Lâm Ấp hay vai trò của chính thể này trong việc hình thành vương quốc Champa và đóng góp của nó vào việc hình thành Nhà nước sớm trong bối cảnh khu vực lúc bấy giờ dưới quan điểm sử học toàn cầu. Continue reading “Vấn đề nhà nước Lâm Ấp trong lịch sử”

Lý Thái Tông dẹp nội loạn, đánh Chiêm Thành

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên hiệu: Thiên Thành:1028-1033; Thông Thụy:1034-1038; Càn Phù Hữu Đạo: 1041; Minh Đạo:1042-1043; Thiên Cảm Thánh Vũ: 1044; Sùng Hưng Đại Bảo 1053.

Hai triều đại Đinh, Lê trước đó đều xảy ra tệ trạng anh em tranh ngôi; triều Lý cũng dẫm vào vết xe đổ. Tuy nhiên, Vua Lý Thái Tổ đã chuẩn bị sẵn cho trường hợp này nên từng giao cho người con được chỉ định làm Vua là Thái tử Phật Mã cầm quân dẹp giặc nhiều lần, có sẵn uy tín với các tướng lãnh dưới quyền. Nên sau khi Vua mất, các Hoàng tử tranh quyền, Thái tử Phật Mã bèn giao cho các tướng  đánh dẹp; không phải trực tiếp nhúng tay vào việc anh em giết nhau; nhờ vậy chính quyền được chuyển tiếp một cách nhánh chóng. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, [Bản Kỷ, quyển 2] thuật lại như sau: Continue reading “Lý Thái Tông dẹp nội loạn, đánh Chiêm Thành”

Đặt lại vấn đề thời điểm ra đời của nhà nước Lâm Ấp

Tác giả: Đổng Thành Danh

Dẫn luận

Lâm Ấp (Linyi) là một quốc gia thường được nhắc đến trong các văn bản của Trung Hoa để chỉ chính thể đầu tiên là tiền thân của vương quốc Chiêm Thành, tức là Champa sau này. Trong các nguồn sử liệu của Trung Hoa, Lâm Ấp thường được mô tả như một chính thể ở biên giới phía Nam thỉnh thoảng triều cống Thiên triều, nhưng cũng là nguồn gốc của các xung đột quân sự ở phía cực Nam của đế chế Trung Hoa. Cũng theo các văn bản này, Lâm Ấp là một chính thể ra đời từ kết quả của cuộc đấu tranh giành độc lập với nhà Hán, sau đó phát triển, mở rộng lãnh thổ để trở thành một chính thể độc lập và hùng mạnh trong khu vực[1]. Trong hầu hết các nghiên cứu về Lâm Ấp, các học giả cho rằng nhà nước này được thành lập vào năm 192, tuy nhiên việc đánh giá lại các nguồn sử liệu sơ cấp và các nghiên cứu thứ cấp về Lâm Ấp sẽ cho ta thấy một cách nhìn mới về niên đại khởi đầu của chính thể Lâm Ấp. Continue reading “Đặt lại vấn đề thời điểm ra đời của nhà nước Lâm Ấp”