Lý giải bốn chiều kích của ngoại giao công chúng Trung Quốc trong thời đại mới

Tác giả: Wang Yiwei | Biên dịch: Ngô Hương Mai

Tóm tắt: Bước vào thời đại mới, ngoại giao công chúng Trung Quốc đang có những bước chuyển mình mang tính lịch sử, từ các phương diện đạo, lý, pháp, thuật thể hiện một diện mạo hoàn toàn mới. Con đường của ngoại giao công chúng Trung Quốc trong thời đại mới bao gồm: xây dựng “Cộng đồng chung vận mệnh nhân loại”, lý luận của ngoại giao công chúng Trung Quốc trong thời đại mới là nâng cao giá trị chung của toàn nhân loại, phương pháp của ngoại giao công chúng Trung Quốc trong thời đại mới là: Sáng kiến “Vành đai và Con đường” và “Bộ ba sáng kiến toàn cầu”, chiến lược của ngoại giao công chúng Trung Quốc là: xây dựng câu chuyện ngoại giao tự chủ, từ “tìm kiếm điểm chung” (Giấc mộng Trung Hoa), “phân biệt khác biệt” (Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc) đến “Hợp nhất các điểm khác biệt để đạt được sự thống nhất cao nhất”. Continue reading “Lý giải bốn chiều kích của ngoại giao công chúng Trung Quốc trong thời đại mới”

Sơ lược về hệ thống cấp bậc ngoại giao của Trung Quốc

Nguồn: Mordechai Chaziza, “The Rise of the ‘Community With a Shared Future’: China’s Foreign Policy Hierarchy,” The Diplomat, 05/05/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thay vì theo đuổi các liên minh truyền thống, Trung Quốc đã thiết lập một mạng lưới quan hệ đối tác chiến lược toàn cầu, sử dụng một hệ thống phân cấp phức tạp.

Chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong thế kỷ 21 đang ngày càng tập trung vào việc xây dựng quan hệ đối tác toàn cầu và mở rộng lợi ích quốc gia thông qua quan hệ chiến lược với các quốc gia khác. Những quan hệ này đóng vai trò là công cụ địa chính trị để tạo ra ảnh hưởng và quyền lực. Khác với các liên minh truyền thống, thường liên quan đến các hiệp ước quốc phòng chính thức nhắm vào các đối thủ bên ngoài, Trung Quốc đã thiết lập một mạng lưới quan hệ đối tác chiến lược toàn cầu. Continue reading “Sơ lược về hệ thống cấp bậc ngoại giao của Trung Quốc”

Di sản của vụ Thảm sát Thiên An Môn

tam11

Nguồn: Johan Lagerkvist, “The Legacy of Tiananmen Square“, Yale Global, 03/06/2014.

Biên dịch: Nguyễn Tiến Chương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong tuần này vào hai mươi lăm năm trước đây, những cảnh tượng hãi hùng đã diễn ra tại giao lộ Muxidi tại trung tâm Bắc Kinh. Hàng ngàn sinh viên và công nhân đã cố gắng để ngăn cản Quân đội Giải phóng Nhân dân tiến quân về phía Quảng trường Thiên An Môn và nhận ra trong sự ngỡ ngàng rằng những người lính đã sử dụng đạn thật chống lại họ. Đặng Tiểu Bình, vị “lãnh đạo tối cao” đằng sau hậu trường của Trung Quốc, đã ra lệnh cho quân đội xóa sạch Quảng trường trước ngày 4 tháng Sáu. Khi những thi thể đẫm máu ngã xuống đất, người dân đã hét lên rằng “Phát xít!”, “Quân sát nhân!”, “Chính phủ tội phạm”. Muxidi giao với Đại lộ Trường An, cắt qua Quảng trường Thiên An Môn, đã trở thành trung tâm của vụ thảm sát, đánh dấu sự kết thúc tàn bạo sau gần bảy tuần đầy kịch tính của cuộc tuần hành vì dân chủ ở thủ đô và trên cả nước. Continue reading “Di sản của vụ Thảm sát Thiên An Môn”

#63 – Đối phó với một Trung Quốc mâu thuẫn

Nguồn: David Shambaugh (2011). “Coping with a Conflicted China”, The Washington Quarterly, 34:1, pp. 7-27.>>PDF

Biên dịch: Hồ Lê Trung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những năm 2009-2010 sẽ được ghi nhớ là những năm Trung Quốc trở nên khó đối phó vì Bắc Kinh ngày càng thể hiện những hành động cứng rắn và hung hăng với những quốc gia lân cận ở Châu Á cũng như Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu (EU). Thậm chí mối quan hệ của Trung Quốc với Châu Phi và Mỹ Latinh cũng phần nào căng thẳng hơn, khiến hình ảnh quốc tế của quốc gia này vốn đã xấu đi kể từ năm 2007 càng trở nên sa sút hơn nữa.[1] Hành động quấy nhiễu của Bắc Kinh đã khiến nhiều nhà quan sát đặt câu hỏi sự cứng rắn này sẽ kéo dài bao lâu. Sẽ là xu hướng tạm thời hay lâu dài? Continue reading “#63 – Đối phó với một Trung Quốc mâu thuẫn”