21/04/1989: Sinh viên bắt đầu biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn

Nguồn: Chinese students begin protests at Tiananmen Square, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1989, sáu ngày sau cái chết của Hồ Diệu Bang, nhà lãnh đạo có tư tưởng cải cách của Đảng Cộng sản Trung Quốc, khoảng 100.000 sinh viên đã tập trung tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh để tưởng nhớ ông và bày tỏ sự bất bình với chính quyền Trung Quốc. Ngày hôm sau, trong buổi lễ tưởng niệm Hồ Diệu Bang được tổ chức tại Đại Lễ đường Nhân dân cạnh Quảng  trường Thiên An Môn, đại diện nhóm sinh viên đã mang theo đơn kiến nghị, quỳ tại bậc thang Đại lễ đường và yêu cầu được gặp Thủ tướng Lý Bằng. Chính phủ Trung Quốc từ chối cuộc gặp này, dẫn đến cuộc bãi khóa của nhiều trường đại học trên khắp đất nước, cùng với đó là lời kêu gọi cải cách dân chủ rộng rãi. Continue reading “21/04/1989: Sinh viên bắt đầu biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn”

Bi kịch kéo dài của Thảm sát Thiên An Môn

Nguồn: Minxin Pei, “The Lasting Tragedy of Tiananmen Square”, Project Syndicate, 31/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Bước tiến của Trung Quốc hướng tới một xã hội mở đã kết thúc khi Giải phóng Quân Trung Quốc (PLA) tàn sát ít nhất hàng trăm người, nếu không phải là hàng ngàn người biểu tình ôn hòa trong và xung quanh Quảng trường Thiên An Môn tại Bắc Kinh vào ngày 3-4 tháng 6 năm 1989. Cuộc đàn áp đã để lại một vết nhơ lâu dài cho sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), bất chấp những nỗ lực không ngừng nghỉ của chế độ nhằm tẩy trắng lịch sử và đàn áp ký ức tập thể.

Ba thập niên sau, hậu quả từ quyết định của ĐCSTQ trong việc đè bẹp cuộc biểu tình đã trở nên ngày càng khó tránh hơn. Nhìn lại, rõ ràng thảm kịch này đã làm thay đổi tiến trình lịch sử Trung Quốc một cách sâu sắc, làm đất nước này mất đi khả năng chuyển đổi dần dần và hòa bình sang một trật tự chính trị tự do và dân chủ hơn. Continue reading “Bi kịch kéo dài của Thảm sát Thiên An Môn”

Ý nghĩa của sự kiện Quảng trường Thiên An Môn

Nguồn: John Delury, “Tiananmen Square Revisited”, Project Syndicate, 20/05/2009.

Biên dịch: Nguyễn Thị Hồng Thư | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Việc xuất bản cuốn hồi ký bí mật đuợc ghi âm của nhà cải cách Đảng Cộng sản Trung Quốc thất thế Triệu Tử Dương, người đã nỗ lực “xóa bỏ căn bệnh của hệ thống kinh tế Trung Quốc từ gốc rễ” và qua đời trong lúc bị quản thúc tại gia vì những nỗ lực ấy, đang khơi lại cuộc tranh cãi về những di sản phức tạp của các cuộc biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.

Thực sự, khi mà Trung Quốc đang phủ bóng lớn hơn bao giờ hết lên nền kinh tế thế giới thì thật đáng để nhớ lại rằng vào tháng 6 này của 20 năm trước, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã gần như sụp đổ. Làn sóng biểu tình tụ hợp tại Thiên An Môn năm đó đặt ra một nguy cơ mang tính sống còn đối với đất nước được dẫn dắt bởi Đảng Cộng sản này, nhà nước được sinh ra 40 năm trước đó bởi Mao Trạch Đông. Continue reading “Ý nghĩa của sự kiện Quảng trường Thiên An Môn”

18/04/1989: Sinh viên Trung Quốc biểu tình chống chính phủ

Nguồn: Chinese students protest against government, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1989, hàng ngàn sinh viên đã biểu tình trên khắp các đường phố Bắc Kinh để phản đối các chính sách của chính phủ và kêu gọi dân chủ ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC). Đoàn người biểu tình tiếp tục gia tăng, mãi cho đến khi chính phủ Trung Quốc tàn nhẫn đàn áp họ trong một sự kiện vào tháng 06, được biết đến với tên gọi là Thảm sát Thiên An Môn.

Giữa thập niên 1980, chính phủ cộng sản của Trung Quốc dần dần tự do hóa nền kinh tế vốn do nhà nước kiểm soát chặt chẽ, với mục đích thu hút đầu tư và tăng cường thương mại với nước ngoài. Hành động này đã làm khiến nhiều công dân Trung Quốc, bao gồm nhiều sinh viên, lên tiếng kêu gọi cải cách hệ thống chính trị do cộng sản thống trị. Continue reading “18/04/1989: Sinh viên Trung Quốc biểu tình chống chính phủ”

18/05/1989: Một triệu người biểu tình ở Bắc Kinh

bkpr

Nguồn:One million protesters take to the streets in Beijing”, History.com (truy cập ngày 18/05/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Một đám đông ước tính hơn một triệu người biểu tình đã tuần hành qua các đường phố của Bắc Kinh để kêu gọi một hệ thống chính trị dân chủ hơn. Chỉ một vài tuần sau đó, chính phủ Trung Quốc đã tiến hành đè bẹp các cuộc biểu tình này.

Các cuộc biểu tình ở Trung Quốc đã được nung nấu từ giữa những năm 1980 khi chính phủ cộng sản thông báo nới lỏng một số hạn chế đối với nền kinh tế, cho phép một thị trường tự do hơn phát triển. Được cổ vũ bởi hành động này, một số người Trung Quốc (đặc biệt là sinh viên) đã bắt đầu kêu gọi các hành động tương tự trên lĩnh vực chính trị. Đến đầu năm 1989, các cuộc biểu tình hòa bình đã bắt đầu diễn ra ở một số khu vực đô thị lớn nhất của Trung Quốc. Continue reading “18/05/1989: Một triệu người biểu tình ở Bắc Kinh”

11/06/1989: Trung Quốc tiếp tục bắt giữ người biểu tình Thiên An Môn

Fang Lizhi-thumb-619x405-84092

Nguồn:China issues warrant for Tiananmen dissident,” History.com (truy cập ngày 10/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày 11 tháng 6 năm 1989, sau cuộc thảm sát diễn ra trên Quảng trường Thiên An Môn ngày mùng 4 tháng 6 trước đó, Trung Quốc ra lệnh bắt một nhà lãnh đạo bất đồng chính kiến Trung Quốc đang tị nạn ở Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh. Bế tắc ngoại giao giữa hai nước đã kéo dài suốt một năm sau đó, và việc Hoa Kỳ từ chối trao các nhân vật bất đồng chính kiến cho chính quyền Trung Quốc là một bằng chứng nữa cho thấy sự phản đối của Mỹ đối với các cuộc đàn áp người biểu tình chính trị của Trung Quốc.

Trong tháng 4 và tháng 5 năm 1989, hàng trăm ngàn người biểu tình đã tụ tập ở Bắc Kinh để kêu gọi cải cách dân chủ chính trị ở Trung Quốc. Ngày mùng 4 tháng 6, binh lính và cảnh sát Trung Quốc tràn vào trung tâm của các hoạt động biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn, sát hại và bắt giữ hàng ngàn người. Trung Quốc đã sử dụng cuộc đàn áp này như một cái cớ để ra lệnh bắt Phương Lệ Chi (Fang Lizhi), một nhà thiên văn quốc tế đáng kính và là lãnh đạo bất đồng chính kiến tại Trung Quốc. Continue reading “11/06/1989: Trung Quốc tiếp tục bắt giữ người biểu tình Thiên An Môn”

04/06/1989: Trung Quốc đàn áp biểu tình Thiên An Môn

Nguồn:Crackdown at Tiananmen begins,” History.com (truy cập ngày 03/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Khi các cuộc biểu tình kêu gọi cải cách dân chủ ở Trung Quốc diễn ra đến tuần thứ bảy, chính phủ Trung Quốc đã điều động binh lính và xe tăng để giành lại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh bằng mọi giá. Đến đêm trước ngày mùng 4 tháng 6, quân đội Trung Quốc đã buộc phải tiến vào dọn sạch quảng trường, làm chết hàng trăm và bắt giữ hàng ngàn người biểu tình và những người bị tình nghi là bất đồng chính kiến. Continue reading “04/06/1989: Trung Quốc đàn áp biểu tình Thiên An Môn”

10/05/1990: Trung Quốc trả tự do cho người biểu tình Thiên An Môn

Tiananmen-protests-1989-A-012

Nguồn:China releases Tiananmen Square prisoners,” History.com (truy cập ngày 09/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1990, chính phủ Trung Quốc tuyên bố họ đã thả tự do 211 người bị bắt giữ trong các cuộc biểu tình lớn được tổ chức tại quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh hồi tháng 6 năm 1989. Hầu hết các nhà quan sát xem việc thả tự do những người bị bắt này là một nỗ lực của chính quyền cộng sản Trung Quốc nhằm làm dịu bớt những chỉ trích của dư luận mà họ nhận được sau cuộc đàn áp tàn bạo với những người biểu tình.

Đầu năm 1989, các cuộc biểu tình ôn hòa (phần lớn của sinh viên) được tổ chức tại một số thành phố của Trung Quốc, kêu gọi dân chủ hơn và chính phủ bớt kiểm soát nền kinh tế. Tháng 4 năm đó, hàng ngàn sinh viên đã diễu hành qua Bắc Kinh. Đến tháng 5, số người biểu tình đã lên tới một triệu người. Ngày 3 tháng 6, chính phủ điều động quân đội đến để đàn áp các cuộc biểu tình. Trong tình trạng bạo lực tiếp diễn sau đó, hàng ngàn người biểu tình đã thiệt mạng và nhiều người bị bắt giữ. Continue reading “10/05/1990: Trung Quốc trả tự do cho người biểu tình Thiên An Môn”

Di sản của vụ Thảm sát Thiên An Môn

tam11

Nguồn: Johan Lagerkvist, “The Legacy of Tiananmen Square“, Yale Global, 03/06/2014.

Biên dịch: Nguyễn Tiến Chương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong tuần này vào hai mươi lăm năm trước đây, những cảnh tượng hãi hùng đã diễn ra tại giao lộ Muxidi tại trung tâm Bắc Kinh. Hàng ngàn sinh viên và công nhân đã cố gắng để ngăn cản Quân đội Giải phóng Nhân dân tiến quân về phía Quảng trường Thiên An Môn và nhận ra trong sự ngỡ ngàng rằng những người lính đã sử dụng đạn thật chống lại họ. Đặng Tiểu Bình, vị “lãnh đạo tối cao” đằng sau hậu trường của Trung Quốc, đã ra lệnh cho quân đội xóa sạch Quảng trường trước ngày 4 tháng Sáu. Khi những thi thể đẫm máu ngã xuống đất, người dân đã hét lên rằng “Phát xít!”, “Quân sát nhân!”, “Chính phủ tội phạm”. Muxidi giao với Đại lộ Trường An, cắt qua Quảng trường Thiên An Môn, đã trở thành trung tâm của vụ thảm sát, đánh dấu sự kết thúc tàn bạo sau gần bảy tuần đầy kịch tính của cuộc tuần hành vì dân chủ ở thủ đô và trên cả nước. Continue reading “Di sản của vụ Thảm sát Thiên An Môn”