Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (15/07/2015)

taubuom-2_dajt

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Cội nguồn chiến lược A2/AD của Trung Quốc xuất phát từ chính nỗi sợ trong quá khứ của họ, Harry J. Kazianis – cựu biên tập của tờ The National Interest khẳng định trong bài viết của mình. Theo Kazianis, mục tiêu mà chiến lược A2/AD của Trung Quốc muốn nhắm tới là ngăn chặn các lực lượng Hoa Kỳ tiến gần bờ biển, xuất phát từ những bài học trong quá khứ. Đô đốc Wu Shengli, cựu tư lệnh hải quân Trung Quốc đã từng nói: “Trong lịch sử Trung Quốc hiện đại, các thế lực thực dân và đế quốc đã tiến hành hơn 470 cuộc xâm lược Trung Quốc, trong đó có 84 lần xâm lược lớn là đến từ biển”. Thêm vào đó, khi trực tiếp đụng độ với các nước phương Tây, người Trung Quốc thật sự bị sốc. Khoan nói về những yếu tố khác, nhưng chính sự vượt trội về công nghệ là điều khiến Trung Quốc lép vế trong cuộc đối đầu. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (15/07/2015)”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (07/07/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Trung Quốc thông qua dự thảo Luật An ninh Quốc gia mới hôm thứ tư vừa rồi, nhiều khả năng bao gồm cả vấn đề biển Đông. Động thái có thể xem là sự thể hiện cho tham vọng lớn của Bắc Kinh. Luật mới chủ yếu đề cập đến các vấn đề không gian mạng, vũ trụ, đại dương và vùng cực, trong đó bao gồm cả biển Đông và xem đây là nơi Trung Quốc có quyền phòng vệ.

Zheng Shu’na – một đại diện của Ủy ban Lập pháp thuộc Quốc hội Trung Quốc đánh giá luật an ninh mới là điều kiện cho “sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia” cũng như “sự phát triển bền vững của nền kinh tế, xã hội”. Zheng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo an ninh trong không gian địa lý, cụ thể là ở biển Đông. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (07/07/2015)”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (30/06/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Sách trắng quốc phòng của Trung Quốc tiếp tục là đề tài được đem ra mổ xẻ, phân tích. Taylor Fravel đến từ Viện Công nghệ Massachusetts khẳng định Bắc Kinh đã có một chiến lược quân sự mới, với tên gọi “Winning Informationalised Local Wars” (Chiến thắng cuộc chiến tranh thông tin hoá ở cấp độ khu vực). Đây là kết quả của quá trình so sánh và phân tích các ngôn từ được sử dụng trong Sách trắng. Trước đó, Nghị quyết Trung Ương 3 Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2013 đã từng ám chỉ về việc Bắc Kinh nên có sự thay đổi trong chiến lược quân sự để phù hợp với bối cảnh mới.

Theo cách tiếp cận của Trung Quốc, một bản định hướng chiến lược quân sự cũng gần như là đại diện cho chiến lược quân sự quốc gia. Được định hình bởi Quân ủy Trung ương, bản định hướng là sự bao quát cấp ở cấp độ cao nhất về mọi khía cạnh của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Kể từ khi lập quốc từ năm 1949 cho đến nay, Bắc Kinh đã 8 lần đưa ra các bản định hướng chiến lược. Sách trắng 2015 cho thấy sự thay đổi lần thứ 9 đã xảy ra, chuyển dịch từ mục tiêu “chiến thắng các cuộc chiến tranh khu vực dưới điều kiện thông tin hoá” (Winning Local Wars Under the Conditions of Informationization) sang “Winning Informationized Local Wars”. Như vậy, sự thay đổi lần này là một bước tiến hóa về chất chứ không phải là một sự đột phá mới hoàn toàn. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (30/06/2015)”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (24/06/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Chính phủ Trung Quốc vừa thông qua một kế hoạch mới liên quan đến việc sử dụng tàu dân sự cho mục đích quân sự. Với tên gọi chính thức là “Những Tiêu chuẩn Kỹ thuật dành cho những Tàu Dân sự mới phục vụ Yêu cầu Quốc phòng”, các hãng đóng tàu dân sự buộc phải đảm bảo các tàu thuyền dân sự có thể được quân đội sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Bản kế hoạch là kết quả của dự án nghiên cứu 5 năm giữa ngành công nghiệp đóng tàu và quân đội. Có tất cả 5 loại tàu được đề cập trong bản kế hoạch. Theo ước tính Trung Quốc hiện có khoảng 172,000 tàu dân sự. Số tiền nâng cấp các tàu này để phục vụ mục đích quân sự sẽ do Chính phủ Trung Quốc chi trả.

“Chiến tranh hải quân hiện đại thường đòi hỏi phải huy động và triển khai một số lượng lớn các tàu trong khi việc sản xuất hàng loạt tàu chiến hải quân trong thời bình lại không hợp lý về mặt kinh tế”, Cao Weidong – một chuyên viên nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Hải quân PLA cho biết. Do đó, kế hoạch này sẽ “cho phép Trung Quốc chuyển đổi những hạm đội tàu dân sự đáng kể và tiềm năng của mình thành sức mạnh quân sự”, Trung Hoa Nhật báo viết. Đồng thời, nó cũng giúp cải thiện “những dự án chiến lược và năng lực hỗ trợ hàng hải” của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (24/06/2015)”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (16/06/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Trung Quốc nỗ lực tăng cường hợp tác an ninh với các quốc gia khác. Đây là nội dung được đề cập trong chương cuối Sách trắng Quốc phòng mà Bắc Kinh vừa công bố. Theo đó, mục tiêu của các lực lượng vũ trang Trung Quốc trong quan hệ quân sự nước ngoài là làm sâu sắc thêm các mối quan hệ quân sự với tất cả các nước trên thế giới. Dựa trên tiêu chí “không liên minh, không đối đấu” và không nhằm vào bất kỳ bên thứ ba nào. Trong đó, đặc biệt nổi bật là quan hệ giữa Trung Quốc với hai quốc gia: Nga và Hoa Kỳ. Bắc Kinh hi vọng, mô hình quan hệ với Nga sẽ dựa trên hai yếu tố chính là trao đổi và hợp tác. Trong khi đó, trong quan hệ với Hoa Kỳ, Trung Quốc hy vọng có thể mở rộng phạm vi hợp tác quân sự từ lĩnh vực phi truyền thống sang các lĩnh vực truyền thống. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (16/06/2015)”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (9/6/2015)

1359680

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Trung Quốc được cho là đang phát triển tiêm kích có khả năng cất cánh – hạ cánh thẳng đứng (VTOL). Chi phí để phát triển một loại máy bay như vậy là rất tốn kém, và do đó, nó cho thấy sự quyết tâm của Bắc Kinh trong một quyết định mang tính chiến lược về quân sự. Về mặt lý thuyết, một máy bay có khả năng VTOL sẽ rất hữu dụng bởi chúng không cần đường băng dài như các loại máy bay thông thường khác, đặc biệt tại các khu vực địa hình hiểm trở như rừng núi, hải đảo.

Trong lịch sử, Liên Xô đã từng thử nghiệm một loại máy bay tương tự là Yak-38 trong cuộc chiến ở Afghanistan. Công tác thử nghiệm cho thấy còn tồn tại nhiều khuyết điểm cần phải giải quyết, đặc biệt là khả năng cất cánh và hạ cánh của máy bay khi tải trọng nặng. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (9/6/2015)”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (02/06/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Trung Quốc vừa công bố Sách trắng Quốc phòng đề cập tới chiến lược quân sự Trung Quốc trong bối cảnh an ninh khu vực và thế giới đang diễn biến phức tạp. Sách trắng tuyên bố rõ quan điểm của nước này: “Chúng tôi (Trung Quốc) sẽ không tấn công trước trừ khi bị tấn công nhưng chúng tôi chắc chắn sẽ phản công nếu bị tấn công”. Theo đó, không quân Trung Quốc sẽ chuyển trọng tâm nhiệm vụ từ phòng thủ sang cả tấn công và phòng thủ. Trong khi đó, hải quân cũng sẽ mở rộng phạm vi hoạt động, từng bước chuyển đổi mô hình của lực lượng hải quân từ “phòng thủ ven bờ” sang kết hợp giữa “phòng thủ ven bờ” và “bảo vệ tầm xa”; xây dựng hệ thống tác chiến trên biển mang tính chất đa binh chủng hợp thành, đa năng và hiệu quả. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (02/06/2015)”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (26/05/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Liên quan đến bản báo cáo quân sự Trung Quốc thường niên của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, Phó Giáo sư Andrew S. Erickson thuộc Đại học Hải chiến Hoa Kỳ đã thảo luận và làm rõ hơn một số vấn đề trong báo cáo.

Về vấn đề biển Đông, theo ông Erickson, những nỗ lực gần đây của Trung Quốc không ngoài tham vọng độc chiếm vùng biển này. Với lực lượng hải quân, hải cảnh hùng hậu và lực lượng dân quân biển duy nhất trên thế giới, Bắc Kinh muốn sử dụng ưu thế này để ép các nước trong khu vực phải chấp nhận giải quyết tranh chấp theo điều kiện của mình. Là một quốc gia thường xuyên “quá cảnh” sang biển Đông, Hoa Kỳ đã nhận thấy sự thay đổi trong mức độ khiêu khích của Trung Quốc. Điển hình như vụ tiêm kích J-11 của Trung Quốc bay “cắt mặt” máy bay P-8 của Hoa Kỳ năm 2014 và mới đây là vụ tàu chiến nước này theo dõi và xua đuổi tàu tuần duyên cũng như máy bay tuần thám của Washington trên khu vực Trường Sa hồi tuần vừa rồi. Ông Erickson lo ngại, với tốc độ xây đảo nhân tạo như hiện nay, nếu Trung Quốc tuyên bố thiết lập ADIZ ở biển Đông, tần suất các vụ “va chạm” với Hoa Kỳ có thể sẽ còn tăng thêm. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (26/05/2015)”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (19/05/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Chiến lược phối hợp hải dương mới của Hoa Kỳ – A Cooperative Strategy for 21st Century Seapower (CS – 21) đã được công bố hồi tháng 3 song vẫn nhận được nhiều ý kiến phân tích và phản hồi. Rõ ràng, Hải quân Hoa Kỳ nhận thấy mối đe dọa nghiêm trọng đến các khái niệm tác chiến thời hậu Chiến tranh Lạnh và đang thay đổi chiến lược nhằm đối phó với kẻ thù tương lai. Sự thay đổi này có thể được tóm tắt trong 3 yêu cầu sau:

Thứ nhất, tìm cách gia tăng mức độ rủi ro của đối thủ. Yêu cầu này tập trung chủ yếu vào khả năng tấn công tầm xa và độ chính xác của tên lửa. Chiến lược chống xâm nhập/chống tiếp cận (A2/AD) của các quốc gia như Trung Quốc, Triều Tiên, Iran là một trong những vấn đề được quan tâm trong CS – 21. Kể từ sau Chiến tranh Lạnh, Hải quân Hoa Kỳ vẫn duy trì được vị thế độc tôn trên biển. Biên đội các tàu sân bay được xem là vũ khí lợi hại, có thể triển khai khắp thế giới nhằm bảo vệ các lợi ích của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trước sự phát triển của các loại tên lửa mới, các tàu trong biên đội, nhất là tàu sân bay dễ dàng trở thành mục tiêu dễ bị tấn công. Đáng kể trong số này có tên lửa DF – 21 của Trung Quốc. Bằng cách triển khai các tên lửa tấn công tầm xa chính xác trên nhiều loại tàu, kể cả tàu vận tải và tàu đổ bộ, Washington có thể giảm thiểu thiệt hại mà vẫn tăng cường được sức tấn công đáp trả kẻ thù. Nếu sớm được đưa vào trang bị, hệ thống vũ khí laser và súng điện từ sẽ góp phần tăng cường năng lực của hải quân Hoa Kỳ. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (19/05/2015)”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (12/05/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Trong Báo cáo Quốc phòng Thường niên gửi Quốc hội về quân sự Trung Quốc, được công bố ngày 8 tháng 5, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đặc biệt chú ý đến quá trình hiện đại hóa hải quân của Bắc Kinh. Theo báo cáo này, động lực chủ yếu thúc đẩy Trung Quốc hiện đại hóa quân đội là những “xung đột tiềm tàng ở eo biển Đài Loan”. Ngân sách quốc phòng Trung Quốc hiện đã gấp hơn 10 lần chi tiêu quốc phòng của Đài Loan và vẫn tiếp tục tăng. Bản báo cáo cũng đề cập đến những hoạt động thầm lặng nhưng mạnh mẽ của Trung Quốc tại biển Đông và Hoa Đông, bao gồm cả các hoạt động cải tạo, mở rộng đảo và chiến thuật “lát cắt salami”. Lầu Năm Góc cũng lưu ý đến việc Bắc Kinh sử dụng các tàu của lực lượng Hải cảnh để bảo vệ lợi ích và tránh đẩy căng thẳng leo thang thành các xung đột quân sự trên biển Đông.

Về phần cứng, báo cáo cung cấp những cập nhật mới nhất về hệ thống vũ khí và phạm vi hoạt động của chúng. Bắc Kinh được cho là đang tìm cách nới rộng khoảng cách địa lý cho các hoạt động quân sự, đặc biệt tại Ấn Độ Dương. Báo cáo khẳng định, các tàu ngầm hạt nhân lớp Thương (Shang-class) và lớp Tống (Song-class) đã được triển khai ở Ấn Độ Dương. Trước đó, cuối năm 2014, các tàu ngầm của Trung Quốc đã từng bị phát hiện đang neo đậu tại một bến cảng của Sri Lanka. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (12/05/2015)”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (5/5/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Quan hệ Hoa Kỳ – Nhật Bản đã có bước đột phá hết sức quan trọng, thể hiện rõ qua bản định hướng hợp tác quốc phòng sửa đổi được công bố ngày 27 tháng 4 tại Washington. Tokyo sẽ thể hiện một hình ảnh chủ động hơn trong hợp tác quốc phòng với Washington, thậm chí sẽ cùng chia sẻ gánh nặng về tài chính, nhân lực với quân đội Hoa Kỳ. Không dừng lại đó, điều khiến nhiều chuyên gia khu vực và thế giới chú ý và phân tích rất nhiều là những hỗ trợ quốc phòng giữa hai bên sẽ không còn bị giới hạn bởi khu vực địa lý và nhiệm vụ. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản có thể hỗ trợ quân đội Hoa Kỳ trong trường hợp bị tấn công không chỉ trên lãnh thổ Nhật Bản mà còn ở nhiều khu vực khác. Cụ thể, trong việc đối phó lại chiến lược “chống xâm nhập/chống tiếp cận” (A2/AD) của Trung Quốc, Nhật Bản sẽ hỗ trợ Hoa Kỳ về mặt tình báo, giám sát và trinh sát (ISR), chỉ huy và kiểm soát (C2) trên không, chống tàu ngầm và tác chiến đổ bộ. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (5/5/2015)”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (28/04/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ash Carter mới đây đã công bố chiến lược không gian mạng mới của Lầu Năm Góc, đồng thời cho thấy hi vọng có được sự hợp tác lớn hơn giữa chính phủ và tư nhân trong lĩnh vực này. Trong bài phát biểu tại Đại học Stanford, ông Carter đã mở đầu bằng việc kêu gọi một “quan hệ đối tác mở” giữa thương mại, dân sự và chính phủ, bao gồm cả việc “xây dựng lại cầu nối” giữa chính phủ và Thung lũng Silicon. Sự hợp tác này, theo ông Carter, là “con đường duy nhất tiến về phía trước” trong bối cảnh sự phát triển ồ ạt của công nghệ và sự canh tranh quyết liệt toàn cầu. Ông Carter cũng đã nêu ra ba nhiệm vụ chủ yếu của Bộ Quốc phòng, cụ thể là (i) bảo vệ mạng lưới của chính mình khỏi các mối đe dọa; (ii) bảo vệ đất nước khỏi những mối đe dọa từ bên ngoài; và (iii) can dự vào các chiến dịch tấn công mạng. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (28/04/2015)”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (21/04/2015)

Rheinmetall_50kw-Laser_1

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Theo báo cáo của IHS Jane’s, Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng sân bay tại Đá Chữ Thập. Sau khi hoàn thành, đây sẽ là sân bay đầu tiên của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa đang tranh chấp. Theo các hình ảnh được ghi lại vào ngày 23 tháng 3, một phần đường băng có diện tích 503m x 53m đang được triển khai tại phía đông bắc của Đá Chữ Thập, trong khi một phần khác cũng đang được chuẩn bị san lấp. Một sân bay thật sự có đường băng dài 3,000 mét sẽ có thể được xây dựng tại đây, tương tự với kích cỡ của một sân bay quân sự trong đại lục (dài từ 2,700 mét tới 4,000 mét). Các hoạt động mở rộng khác cũng đang được triển khai cấp tập tại Đá Subi. Trung Quốc cũng đang dự tính xây dựng một đường băng dài 3,000 mét tại bãi đá này. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (21/04/2015)”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (14/04/2015)

Picture_1

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Ngày 9 tháng 4, Văn phòng Tình báo Hải quân (ONI) thuộc Hải quân Hoa Kỳ vừa công bố báo cáo dày 49 trang với nhan đề “Hải quân Trung Quốc: Những khả năng và nhiệm vụ mới trong thế kỷ 21”. Bản báo cáo được chia thành 5 phần chính, nhưng chủ yếu tập trung vào 3 nội dung sau:

  • Tiến độ đóng tàu nhanh chóng cho phép Hải quân (PLAN) và Cảnh sát biển Trung Quốc (CCG) tăng tốc độ thay thế các tàu chiến cũ bằng những tàu thế hệ mới và hiện đại hơn. Đáng chú ý là sự mở rộng quy mô của lực lượng Cảnh sát biển. Đến cuối năm 2015, lực lượng này sẽ mở rộng quy mô hơn 25% so với năm 2012.
  • Trung Quốc có số lượng tàu cảnh sát biển lớn hơn số lượng tàu mà Nhật Bản, Philippines, Việt Nam, Indonesia và Malaysia gộp lại.
  • Bắc Kinh cũng được cho là đang phát triển tên lửa hành trình chống hạm siêu âm (ASCM) với tên gọi YJ – 18. Ẩn số này có thể sẽ gây ra những bất ngờ với lực lượng tàu chiến của Mỹ và đồng minh.

Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (14/04/2015)”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (07/04/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Thông tin đáng chú ý tuần qua có lẽ là việc chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ tuyên bố rằng Trung Quốc đang xây dựng “lâu đài cát” trên biển (Great Wall of Sand), gia tăng rủi ro đối đầu quân sự tại các vùng biển tranh chấp. Đây được coi là chỉ trích mạnh mẽ nhất và ở cấp cao nhất cho tới hiện nay của một quan chức Hoa Kỳ. Theo Chris Johnson tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo trong 5 tháng vừa qua với khối lượng công việc nhiều hơn tất cả các quốc gia khác cộng lại trong vòng 5 năm. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (07/04/2015)”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (02/04/2015)

lead_large

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Vấn đề “liên minh” đối với Việt Nam hiện nay là một đề tài mang tính chiến lược rất lớn, gây ra nhiều tranh luận. Trong phiên bảo vệ tại buổi Tổng kết giải thưởng Nghiên cứu Biển Đông do Quỹ hỗ trợ Nghiên cứu biển Đông (Viện Biển Đông, Bộ Ngoại giao) tổ chức vừa qua ở Hà Nội, Tiến sỹ Trương Minh Huy Vũ và cộng sự (Khoa Quan hệ Quốc tế – Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM) đã trình bày một đề tài đáng chú ý liên quan đến “chính sách hợp tác mới” của Việt Nam. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (02/04/2015)”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (16/12/2014)

Chinese Carrier Battle Group

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Châu Á – Thái Bình Dương vừa qua chứng kiến những chuyển động quân sự đáng chú ý. Theo một báo cáo của IHS Jane’s, Hải quân Trung Quốc (PLAN) đang tiến hành một cuộc tập trận không-hải lớn tại Thái Bình Dương với máy bay và tàu chiến đi ngang qua khu vực phía nam đảo Okinawa của Nhật Bản. Cuộc tập trận này bao gồm những phương tiện vũ khí hiện đại nhất của Hạm đội Đông Hải.  Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (16/12/2014)”