Sự nổi lên của các siêu cường hàng hóa cơ bản mới

Nguồn: Leslie Hook, Harry Dempsey, và Ciara Nugent, “The new commodity superpowers,” Financial Times, 08/08/2023.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Phần đầu tiên của loạt bài này sẽ trình bày về các quốc gia sản xuất kim loại quan trọng đối với quá trình chuyển đổi năng lượng, những nước đang muốn viết lại các quy tắc khai thác khoáng sản.

Khu mỏ nhuộm màu nâu đỏ ở Tenke-Fungurume, một trong những mỏ đồng và cobalt lớn nhất thế giới ở Cộng hòa Dân chủ Congo, đang bị che phủ bởi hàng chục nghìn bao tải bụi bặm.

Những bao tải này – được xếp chồng lên nhau bên lề đường và chất đống bên cạnh các tòa nhà – chứa một lượng bột cobalt hydroxide tương đương với gần 1/10 lượng tiêu thụ hàng năm của thế giới và trị giá khoảng nửa tỷ đô la. Continue reading “Sự nổi lên của các siêu cường hàng hóa cơ bản mới”

Làm sao để thành công trong một chế độ độc tài?

23-dictatorship

Nguồn:How to get ahead in a dictatorship“, The Economist, 20/07/2014

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Mobutu Sese Seko, người cai trị Congo trong 32 năm, nổi tiếng vì phương pháp điều hành nội các “xáo trộn” của mình. Các vị phó của ông liên tục bị xoay vòng, điều chuyển một cách không thể lường trước từ các ghế bộ trưởng đến nhà tù và sống lưu vong, trước khi một lần nữa quay trở lại các chức vụ cấp cao. Trong suốt thời gian cầm quyền của mình, Mobutu đã dùng hàng trăm bộ trưởng. Số lượng bộ trưởng lớn là điều phổ biến trong nhiều chế độ độc tài, như một nghiên cứu mới tại 15 quốc gia Châu Phi đã chỉ ra. Tại sao các nhà độc tài lại hay thay đổi nội các của họ, và làm thế nào để các bộ trưởng có thể tránh bị sa thải, hoặc một tình huống thậm chí tồi tệ hơn? Continue reading “Làm sao để thành công trong một chế độ độc tài?”