Lược sử xung đột Ả Rập-Israel qua bản đồ

Nguồn: A short history of the Arab-Israeli conflict”, The Economist, 18/10/2023

Biên dịch: Cung Nguyễn Thế Anh

Đường biên giới của Israel đã thay đổi như thế nào theo thời gian? Tại sao lãnh thổ tự trị của người Palestine lại nằm ở hai khu vực riêng biệt? Các bản đồ sau đây sẽ giúp minh họa một thế kỷ xung đột giữa người Ả Rập và người Do Thái ở Thánh địa. Ta bắt đầu vào năm 1916 (xem bản đồ trên). Continue reading “Lược sử xung đột Ả Rập-Israel qua bản đồ”

Chiến tranh văn hóa bên trong cuộc xung đột Gaza

Nguồn: The culture war over the Gaza war”, The Economist, 28/10/2023.

Biên dịch: Cung Nguyễn Thế Anh

Cuộc xung đột đang hoành hành trên đường phố và màn ảnh ở phương Tây.

“Từ sông ra biển, Palestine sẽ được tự do!” Gần đây, khẩu hiệu sống động này đang vang vọng khắp các quảng trường từ Toronto đến Berlin. Đeo những chiếc khăn quàng cổ ca rô keffiyeh, các sinh viên ở California hô lớn khẩu hiệu khi di chuyển qua các hành lang trường đại học. Các nhà hoạt động cũng treo những dòng chữ này lên tường tại một trường đại học ở Washington, DC.

Cụm từ này có ý nghĩa gì? Bề ngoài, nó như một lời thề giải phóng. Tồn tại đã từ lâu, nó cũng ẩn chứa một thông điệp đe dọa. “Sông” ám chỉ dòng sông Jordan, “biển” ám chỉ biển Địa Trung Hải, và trong bối cảnh này, “tự do” ám chỉ sự hủy diệt của nhà nước Israel. Đây là cách Hamas sử dụng khẩu hiệu này. Vào ngày 21 tháng 10, người biểu tình đã hô vang khẩu hiệu này trong một cuộc tuần hành ủng hộ Palestine tại Tượng đài Nelson, London. Trừ một số trẻ em tham gia, những người hiểu được hàm ý của khẩu hiệu đã tỏ ra khó chịu khi bị hỏi về ý nghĩa của nó. Continue reading “Chiến tranh văn hóa bên trong cuộc xung đột Gaza”

Chính trị nội bộ Mỹ ảnh hưởng đến chính sách Trung Quốc như thế nào?

Nguồn: Giuseppe Paparella, “What US National (Dis)Unity Means for China Policy”, The Diplomat, 10/06/2023

Biên dịch: Cung Nguyễn Thế Anh

Lịch sử cho thấy, mối quan hệ của Mỹ với Trung Quốc thường phản ánh các biến động của sự đoàn kết trong nước.

Trong các diễn ngôn chính trị gần đây, ngày càng có nhiều người Mỹ bày tỏ lo ngại rằng cuộc đấu đá chính trị nội bộ đang làm suy yếu các chính sách đối ngoại và an ninh của Mỹ đối với Trung Quốc. Một mặt, các vụ truy tố cựu Tổng thống Donald Trump và cuộc điều tra con trai Tổng thống Joe Biden có thể làm lung lay sự ổn định trong nước; mặt khác, chiến dịch tranh cử tổng thống sắp tới có thể khiến quan hệ Mỹ – Trung tiếp tục xấu đi. Với hơn 80% người dân Mỹ có quan điểm không tốt về Trung Quốc, cả hai đảng dự kiến sẽ củng cố các luận điệu chống Trung Quốc để chiếm sự ủng hộ của công chúng. Continue reading “Chính trị nội bộ Mỹ ảnh hưởng đến chính sách Trung Quốc như thế nào?”