Mỹ chính là bên châm ngòi cho chảo lửa Trung Đông

Nguồn: Stephen M. Walt, “America Fueled the Fire in the Middle East,” Foreign Policy, 15/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Israel đang dần trở thành một mối đe dọa lớn – nhưng trách nhiệm nằm ở Washington nhiều hơn là Tehran.

Quyết định của Iran nhằm trả đũa cuộc tấn công của Israel vào lãnh sự quán của họ ở Damascus, Syria – bằng cách tiến hành các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa – cho thấy chính quyền Biden đã xử lý tình hình Trung Đông sai lầm đến mức nào. Sau khi tự thuyết phục mình vào đêm trước cuộc tấn công của Hamas vào Israel ngày 7/10/2023 rằng khu vực này “yên bình hơn so với nhiều thập niên trước,” các quan chức Mỹ đã phản ứng theo những cách khiến tình hình vốn đã tồi tệ càng trở nên tồi tệ hơn. Điều tốt nhất mà người ta có thể nói để bào chữa là họ có rất nhiều bạn đồng hành. Các đời chính quyền Trump, Obama, Bush và Clinton đều đã tạo ra nhiều vấn đề. Continue reading “Mỹ chính là bên châm ngòi cho chảo lửa Trung Đông”

Vấn đề của Israel không chỉ là Netanyahu, mà là toàn bộ xã hội nước này

Nguồn: Mairav Zonszein, “The Problem Isn’t Just Netanyahu, It’s Israeli Society,” Foreign Policy, 02/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dù đổ lỗi cho thủ tướng, nhưng phần lớn các công dân Israel gốc Do Thái vẫn ủng hộ các chính sách mang tính chất tàn phá của ông ở Gaza và các khu vực khác.

Khi Lãnh đạo đa số ở Thượng viện Chuck Schumer, một trong những nhà lập pháp ủng hộ Israel trung thành nhất ở nước Mỹ, và là quan chức gốc Do Thái cấp cao nhất ở Washington, lên tiếng kêu gọi lật đổ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngay tại Thượng viện vào giữa tháng 3, đó là một thời khắc mang tính bước ngoặt đối với bất kỳ ai theo dõi vai trò của Israel trong nền chính trị Mỹ. Continue reading “Vấn đề của Israel không chỉ là Netanyahu, mà là toàn bộ xã hội nước này”

Liệu Chính quyền Palestine có đủ khả năng quản lý Gaza?

Nguồn: Daniel Byman, “Can the Palestinian Authority Govern Gaza?,” Foreign Affairs, 04/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cần làm gì để giúp PA có thể cầm quyền thời hậu chiến?

Đến một lúc nào đó, súng sẽ ngừng nổ, bom sẽ ngừng rơi, và cuộc chiến ở Dải Gaza sẽ kết thúc. Khi đó, sẽ cần có người quản lý Gaza, nhưng các lựa chọn lại chẳng mấy khả quan. Hamas chắc chắn sẽ không được giao quyền kiểm soát, vì Israel đã thề rằng họ sẽ không bao giờ cho phép nhóm này xây dựng lại năng lực quân sự và một lần nữa đe dọa Israel. Hoặc Israel cũng có thể tiếp quản dải đất này, nhưng họ có lẽ không muốn quản lý hơn hai triệu người Palestine thù địch, những người chắc chắn sẽ tiến hành một cuộc nổi dậy ngầm, trong khi tính chính danh quốc tế của Israel tiếp tục suy giảm. Nhiều người đã đề xuất một lực lượng quốc tế, bao gồm chủ yếu quân đội từ các quốc gia Ả Rập, nhưng các thành viên Ả Rập tiềm năng đều đã tuyên bố rằng đó là điều không thể thành công. Continue reading “Liệu Chính quyền Palestine có đủ khả năng quản lý Gaza?”

Phản ứng của các nước Đông Nam Á trước xung đột Israel-Hamas

Nguồn: Joseph Rachman, “Gaza Is a Burning Topic for Southeast Asia’s Domestic Politics,” Foreign Policy, 29/12/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một cuộc chiến xa xôi lại có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến một khu vực thường bị chia rẽ bởi tôn giáo.

Tại Indonesia, một ứng viên tổng thống và bộ trưởng ngoại giao đã phát biểu về cuộc chiến ở Gaza trước hàng trăm nghìn người biểu tình. Tại Malaysia, thủ tướng, đội khăn keffiyeh của người Palestine, đã dẫn đầu cuộc biểu tình của riêng mình, mô tả tình hình Gaza là “điên rồ” và “đỉnh cao của sự man rợ.” Còn tại Singapore, chính phủ cấm treo cờ của hai bên tham chiến. Continue reading “Phản ứng của các nước Đông Nam Á trước xung đột Israel-Hamas”

09/12/1987: Phong trào Intifada bắt đầu ở Dải Gaza

Nguồn: Intifada begins on Gaza Strip, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1987, tại Dải Gaza do Israel chiếm đóng, người Palestine đã phát động đợt bạo loạn đầu tiên trong phong trào intifada, hay “nổi dậy” trong tiếng Ả Rập, một ngày sau khi một chiếc xe tải Israel đâm vào một toa xe chở công nhân Palestine ở quận tị nạn Jabalya của Gaza, khiến 4 người thiệt mạng và 10 người khác bị thương. Người Palestine ở Gaza coi vụ việc là một hành động trả đũa có chủ ý sau khi một người Do Thái bị sát hại ở Gaza vài ngày trước đó. Người Palestine đã xuống đường biểu tình, đốt nhiều lốp xe, và ném đá cùng bom xăng vào cảnh sát và quân đội Israel. Tại Jabalya, một chiếc xe tuần tra của quân đội Israel đã bắn vào những kẻ tấn công người Palestine, khiến một thiếu niên 17 tuổi thiệt mạng và 16 người khác bị thương. Ngày hôm sau, lính dù Israel được cử đến Gaza để dập tắt bạo lực, nhưng bạo loạn đã lan sang Bờ Tây do Israel chiếm đóng. Continue reading “09/12/1987: Phong trào Intifada bắt đầu ở Dải Gaza”

Nakba: Hướng tới khung pháp lý để xóa bỏ ‘thảm họa’ của người Palestine

Tác giả: Rabea Eghbariah | Biên dịch: Phạm Vũ Thiều Quang

Lời giới thiệu của người dịch: Bài viết này được đăng trên The Nation, một tạp chí chính trị và văn hoá hàng đầu của Mỹ vào ngày 21/11, trước khi có thoả thuận tạm ngừng bắn giữa Israel và Hamas. Tác giả là Rabea Eghbariah, một luật sư nhân quyền người Palestine và là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Trường luật Harvard. Bài viết này về nạn diệt chủng ở Gaza được dự kiến xuất bản trên Tạp chí Luật Harvard (Harvard Law Review, HLR), nhưng bị từ chối vào phút cuối.

Quyết định này, được một biên tập viên nói là chưa từng có trong lịch sử của Tạp chí, xuất phát từ lo ngại của Tạp chí về khả năng tác giả và biên tập viên của HLR bị phản đối, xúc phạm, hoặc quấy rối do đăng tải bài viết. Hành động này đã khiến 25 biên tập viên HLR bày tỏ quan ngại về ảnh hưởng của chiến dịch đe doạ công khai bởi các nhóm ủng hộ Israel đối với quá trình ra quyết định của HLR. The Nation sau đó đã xuất bản bài viết. Continue reading “Nakba: Hướng tới khung pháp lý để xóa bỏ ‘thảm họa’ của người Palestine”

Tại sao một nhà nước Palestine là giải pháp an ninh tốt nhất cho Israel?

Nguồn: Josep Borrell, “Why a Palestinian state is the best security guarantee for Israel,” Financial Times, 26/11/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khoảng trống quyền lực ở Gaza sau cuộc chiến hiện tại có thể sẽ lại gây ra một chu kỳ bạo lực và khủng bố mới.

Tôi vừa trải qua năm ngày ở Trung Đông. Cùng với Ukraine, nơi đây đã trở thành một trong những khu vực bất ổn nhất thế giới. Một vài khoảnh khắc bình yên có thể tạo ấn tượng rằng căng thẳng đang giảm bớt, nhưng xung đột Israel-Palestine vẫn đang lan rộng hơn bao giờ hết và vẫn sẽ tiếp tục tồn tại. Sự thiển cận về mặt chính trị của chúng ta, khi cho rằng cuộc xung đột này có thể giải quyết được chỉ bằng cách nói suông về giải pháp hai nhà nước mà không chịu bắt tay “chữa lành vết thương,” phải chấm dứt. Không chỉ vì lý do nhân đạo, công lý, hay đạo đức, mà còn bởi nếu chúng ta không giải quyết vấn đề ngay bây giờ, nó có thể dẫn đến một làn sóng di dân, bao gồm cả hướng về châu Âu, đồng thời làm trầm trọng thêm nguy cơ khủng bố và căng thẳng giữa các cộng đồng. Continue reading “Tại sao một nhà nước Palestine là giải pháp an ninh tốt nhất cho Israel?”

Triển vọng đen tối của Gaza sau chiến tranh

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Khi tiếng súng im bặt, tên lửa không còn rơi xuống nhà của thường dân, và cuộc chiến kết thúc, bước tiếp theo sẽ là gì? Ai sẽ tiếp quản Gaza, chịu trách nhiệm khôi phục những tàn tích, và giúp hơn 2 triệu dân tại đây vượt qua những đau thương của chiến tranh? Nghĩ về “ngày sau” trong thời chiến là một hành động vô ích khi các bên phải đối mặt với các thử thách ngay trước mắt và mức độ tàn phá vẫn chưa rõ ràng. Nhưng điều này lại cần thiết để các bên tham chiến có thể xác định chiến lược lâu dài của mình và kết cục tốt nhất sẽ là gì – đối với dân thường Gaza, Israel, Mỹ, các quốc gia Ả Rập láng giềng. Chỉ khi đó, họ mới có thể vẽ ra con đường khả thi hướng tới một tương lai dựa trên tầm nhìn này. Continue reading “Triển vọng đen tối của Gaza sau chiến tranh”

Lược sử xung đột Ả Rập-Israel qua bản đồ

Nguồn: A short history of the Arab-Israeli conflict”, The Economist, 18/10/2023

Biên dịch: Cung Nguyễn Thế Anh

Đường biên giới của Israel đã thay đổi như thế nào theo thời gian? Tại sao lãnh thổ tự trị của người Palestine lại nằm ở hai khu vực riêng biệt? Các bản đồ sau đây sẽ giúp minh họa một thế kỷ xung đột giữa người Ả Rập và người Do Thái ở Thánh địa. Ta bắt đầu vào năm 1916 (xem bản đồ trên). Continue reading “Lược sử xung đột Ả Rập-Israel qua bản đồ”

Chiến tranh văn hóa bên trong cuộc xung đột Gaza

Nguồn: The culture war over the Gaza war”, The Economist, 28/10/2023.

Biên dịch: Cung Nguyễn Thế Anh

Cuộc xung đột đang hoành hành trên đường phố và màn ảnh ở phương Tây.

“Từ sông ra biển, Palestine sẽ được tự do!” Gần đây, khẩu hiệu sống động này đang vang vọng khắp các quảng trường từ Toronto đến Berlin. Đeo những chiếc khăn quàng cổ ca rô keffiyeh, các sinh viên ở California hô lớn khẩu hiệu khi di chuyển qua các hành lang trường đại học. Các nhà hoạt động cũng treo những dòng chữ này lên tường tại một trường đại học ở Washington, DC.

Cụm từ này có ý nghĩa gì? Bề ngoài, nó như một lời thề giải phóng. Tồn tại đã từ lâu, nó cũng ẩn chứa một thông điệp đe dọa. “Sông” ám chỉ dòng sông Jordan, “biển” ám chỉ biển Địa Trung Hải, và trong bối cảnh này, “tự do” ám chỉ sự hủy diệt của nhà nước Israel. Đây là cách Hamas sử dụng khẩu hiệu này. Vào ngày 21 tháng 10, người biểu tình đã hô vang khẩu hiệu này trong một cuộc tuần hành ủng hộ Palestine tại Tượng đài Nelson, London. Trừ một số trẻ em tham gia, những người hiểu được hàm ý của khẩu hiệu đã tỏ ra khó chịu khi bị hỏi về ý nghĩa của nó. Continue reading “Chiến tranh văn hóa bên trong cuộc xung đột Gaza”

Tại sao Tiến trình Hoà bình Oslo thất bại?

Nguồn: Aaron David Miller, “Why the Oslo Peace Process Failed,” Foreign Policy, 13/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Và điều đó có ý nghĩa gì đối với các nhà đàm phán tương lai?

Ngồi trên Bãi cỏ phía Nam của Nhà Trắng vào ngày 13/09/1993, tôi không thể tin vào những gì mình đang nhìn thấy. Dưới bầu trời trong vắt không một gợn mây, một vị thủ tướng Israel khó chịu và một nhà lãnh đạo Palestine rạng rỡ nắm tay nhau vì hòa bình, trong khi một tổng thống Mỹ hồ hởi ôm lấy bộ đôi này, mỉm cười như một bậc cha mẹ đầy tự hào. Continue reading “Tại sao Tiến trình Hoà bình Oslo thất bại?”

16/03/2003: Nhà hoạt động hòa bình Rachel Corrie bị máy ủi Israel cán chết

Nguồn: 23-year-old peace activist Rachel Corrie is crushed to death by Israeli bulldozer, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2003, một chiếc xe ủi thuộc sở hữu của nhà nước Israel đã giết chết Rachel Corrie, một cô gái người Mỹ 23 tuổi, trong lúc cô phản đối chiến dịch phá dỡ nhà cửa vốn đã phá hủy hơn một nghìn ngôi nhà ở Dải Gaza.

Sau cái chết của con gái, cha mẹ của Corrie đã đệ đơn kiện dân sự chống lại nhà nước Israel, khẳng định rằng cô gái đã bị sát hại một cách có chủ đích – nói cách khác, người lính lái chiếc xe ủi của Lực lượng Phòng vệ Israel đã phớt lờ nguy cơ xảy ra sự cố (criminal negligence). Continue reading “16/03/2003: Nhà hoạt động hòa bình Rachel Corrie bị máy ủi Israel cán chết”

Nhìn lại vai trò của các nước lớn trong Xung đột Palestine – Israel

Tác giả: Nhóm sinh viên Khoa Truyền thông và Văn hóa Đối ngoại, Học viện Ngoại giao Việt Nam

Theo Điều phối viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc tại khu vực Trung Đông, năm 2022 được coi là năm nguy hiểm nhất với người Palestine ở Bờ Tây. Trong đó, sự thiếu nhất quán trong chiến lược hòa giải xung đột của các nước lớn Nga, Mỹ và Trung Quốc đã góp phần gây ra tình trạng này. Continue reading “Nhìn lại vai trò của các nước lớn trong Xung đột Palestine – Israel”

23/10/1983: 241 lính thủy đánh bộ Mỹ bị giết ở Beirut

Nguồn: Beirut barracks blown up, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1983, một kẻ đánh bom liều chết đã lái một chiếc xe tải chở đầy chất nổ lao thẳng vào doanh trại Thủy quân Lục chiến Mỹ ở Beirut, giết chết 241 quân nhân. Cũng trong sáng hôm ấy, trong một vụ tấn công khủng bố khác xảy ra cách đó hai dặm, 58 lính Pháp đã thiệt mạng. Thủy quân Lục chiến Mỹ là một phần của lực lượng đa quốc gia được cử đến Lebanon vào tháng 8/1982 để giám sát việc người Palestine rút khỏi Lebanon. Ngay từ những ngày đầu, sứ mệnh này đã gặp phải nhiều vấn đề – và con số thương vong cứ ngày một tăng cao. Continue reading “23/10/1983: 241 lính thủy đánh bộ Mỹ bị giết ở Beirut”

07/10/1985: Khủng bố Palestine tấn công tàu Ý

Nguồn: Palestinian terrorists hijack an Italian cruise ship, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1985, bốn kẻ khủng bố người Palestine đã nhảy lên tấn công con tàu du lịch sang trọng Achille Lauro của Ý ngay sau khi nó rời Alexandria, Ai Cập. Những kẻ có vũ trang này đến từ Mặt trận Nhân dân Giải phóng Palestine (PLF), nhánh khủng bố của Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) do Abu Abbas đứng đầu. Các tay súng đã dễ dàng kiểm soát Achille Lauro vì trên tàu không có lực lượng an ninh.

Abbas từng chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công nhắm vào Israel và các công dân của nước này hồi đầu thập niên 1980. Ông ta nhiều lần cử người sử dụng tàu lượn và khinh khí cầu nhằm thực hiện các nhiệm vụ ném bom nhắm vào Israel, nhưng tất cả đều thất bại thảm hại. Để cứu vãn danh tiếng của mình, Abbas đã ra lệnh cướp tàu Achille Lauro. Tuy nhiên, không có mục tiêu hoặc yêu cầu cụ thể nào được đặt ra trong ‘sứ mệnh’ này. Continue reading “07/10/1985: Khủng bố Palestine tấn công tàu Ý”

05/09/1972: Thảm sát tại Thế vận hội Munich

Nguồn: Massacre begins at Munich Olympics, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, trong Thế vận hội Mùa hè tại Munich, khi vừa rạng sáng, một nhóm khủng bố người Palestine đã xông vào căn hộ của các vận động viên Israel tại Làng Olympic, giết chết 2 người và bắt 9 người khác làm con tin. Những tên khủng bố này là thành viên của một tổ chức lấy tên Black September (Tháng Chín Đen). Để đổi lấy tự do cho các con tin, chúng yêu cầu Israel thả hơn 230 tù nhân người Ả Rập đang bị giam giữ trong nhà tù của nước này và hai kẻ khủng bố người Đức khác. Trong một vụ đấu súng diễn ra sau đó tại sân bay Munich, toàn bộ 9 con tin Israel đã bị sát hại cùng với 5 tên khủng bố và một cảnh sát Tây Đức. Thế vận hội đã tạm ngừng trong vòng 24 giờ để tổ chức lễ tưởng niệm cho các vận động viên thiệt mạng. Continue reading “05/09/1972: Thảm sát tại Thế vận hội Munich”

21/02/1918: Quân Đồng minh Hiệp ước đánh chiếm Jericho

Nguồn: Allied troops capture Jericho, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Rạng sáng ngày này năm 1918, lực lượng Đồng minh Hiệp ước gồm lục quân Anh và kỵ binh Úc đã chiếm được thành phố Jericho ở Palestine sau trận chiến kéo dài ba ngày với quân Thổ Nhĩ Kỳ.

Được chỉ huy bởi Tướng Anh Edmund Allenby, quân Hiệp ước bắt đầu cuộc tấn công vào thứ Ba, ngày 19/02, ở ngoại ô Jerusalem. Mặc dù chiến đấu với điều kiện thời tiết bất lợi và phải đối đầu với kẻ thù là người Thổ đầy quyết tâm, họ vẫn có thể di chuyển gần 20 dặm về phía Jericho chỉ trong vòng ba ngày. Continue reading “21/02/1918: Quân Đồng minh Hiệp ước đánh chiếm Jericho”

13/09/1993: Ký Hiệp định hòa bình Israel-Palestine

Nguồn: Israel-Palestine peace accord signed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1993, sau hàng thập niên thù hận đẫm máu, đại diện của Israel và Palestine đã gặp nhau tại Bãi cỏ phía Nam Nhà Trắng và ký một hòa ước khung. “Tuyên bố về các Nguyên tắc” (Declaration of Principles) là thỏa thuận đầu tiên giữa hai bên về việc chấm dứt xung đột, cũng như phân chia vùng đất thánh giữa sông Jordan và biển Địa Trung Hải mà họ đều tuyên bố là lãnh thổ của mình.

Giao tranh giữa người Do Thái và người Ả Rập ở Palestine bắt đầu từ những năm 1920, khi cả hai nhóm cùng tuyên bố chủ quyền đối với vùng lãnh thổ do Anh kiểm soát. Những người Do Thái này là những người theo chủ nghĩa Phục quốc (Zionist), quyết định từ Châu Âu và Nga quay trở về quê hương cổ xưa của người Do Thái để thành lập một quốc gia riêng cho dân tộc mình. Những người Ả Rập bản địa (khi ấy chưa tự xưng là người Palestine) đã tìm cách ngăn chặn dòng người nhập cư Do Thái và cố gắng thiết lập một nhà nước Palestine thế tục. Continue reading “13/09/1993: Ký Hiệp định hòa bình Israel-Palestine”

02/11/1917: Balfour tuyên bố ủng hộ người Do Thái

Nguồn: Balfour Declaration letter written, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, Ngoại trưởng Arthur James Balfour đã viết một lá thư quan trọng cho công dân gốc Do Thái nổi tiếng nhất Anh Quốc, Nam tước Lionel Walter Rothschild, bày tỏ sự ủng hộ của chính phủ nước này đối với việc thành lập nhà nước Do Thái ở Palestine. Bức thư sau này được gọi là Tuyên bố Balfour (Balfour Declaration). Continue reading “02/11/1917: Balfour tuyên bố ủng hộ người Do Thái”

13/10/1977: Khủng bố Palestine cướp máy bay Đức

Nguồn: Palestinians hijack German airliner, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1977, bốn người Palestine đã cướp một chiếc máy bay của hãng Lufthansa và yêu cầu thả 11 thành viên đang bị giam giữ của nhóm khủng bố Đức Baader-Meinhof, còn được gọi là Đảng Hồng Quân (Red Army Faction). Đảng Hồng Quân là một nhóm các nhà cách mạng cực tả đã khủng bố nước Đức suốt ba thập niên, ám sát hơn 30 người đứng đầu các doanh nghiệp, quân đội và chính phủ trong nỗ lực lật đổ chủ nghĩa tư bản ở quê nhà. Continue reading “13/10/1977: Khủng bố Palestine cướp máy bay Đức”