Hậu quả của sự sụp đổ Bức tường Berlin đối với Dân chủ xã hội

Nguồn: Daron Acemoglu, “The Fall of the Berlin Wall and Social Democracy”, Project Syndicate, 13/11/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ba mươi năm trước, người ta đã thấy rõ ràng rằng Bức tường Berlin sụp đổ sẽ thay đổi mọi thứ. Nhưng chính xác thay đổi đó sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với chính trị thế giới trong thế kỷ 21 vẫn còn chưa rõ ràng.

Đến năm 1989, Liên Xô và chủ nghĩa cộng sản nói chung đã khiến hàng chục triệu người rơi vào cảnh nghèo đói, và rõ ràng đã thất bại trong việc cạnh tranh với mô hình kinh tế phương Tây. Trong bốn thập niên, Chiến tranh Lạnh đã cướp đi hàng triệu sinh mạng ở các chiến trường khác nhau trên khắp thế giới (nơi mà cuộc xung đột nóng hơn nhiều so với tên gọi Chiến tranh Lạnh của nó), và tạo ra một cái cớ để đàn áp và tạo nên sự thống trị của giới tinh hoa ở hàng chục quốc gia trên khắp Châu Mỹ Latinh, Châu Phi, và Châu Á. Continue reading “Hậu quả của sự sụp đổ Bức tường Berlin đối với Dân chủ xã hội”

Lối đi hẹp: Ranh giới mong manh giữa chuyên chế và vô chính phủ

Nguồn: Martin Wolf, “The Narrow Corridor — the fine line between despotism and anarchy”, Financial Times, 26/09/2019.

Biên dịch: Nguyễn Quý Tâm

Daron Acemoglu và James A Robinson đặt câu hỏi: Làm thế nào cân bằng giữa sự bảo vệ và nền tự do?

“Đến Đan Mạch” là cách nói ẩn dụ phổ biến về công cuộc biến các quốc gia trở thành những xã hội thịnh vượng, ổn định, được quản trị tốt, thượng tôn luật pháp, dân chủ và tự do. Trong cuốn sách mới nhất, Daron Acemoglu của MIT và James Robinson của Đại học Chicago, đồng tác giả của cuốn “Tại sao các Quốc gia Thất bại” nổi tiếng, tiếp tục đề ra khuôn khổ giải đáp câu hỏi làm thế nào đạt được sự biến đổi trên. Theo họ, câu trả lời đơn giản là: khó. Câu trả lời sâu hơn là: “nền tự do xuất phát từ sự cân bằng tinh tế giữa quyền lực nhà nước và xã hội”.

Nền tự do không phải do nhà nước ban phát, cũng không phải giành được từ sự cưỡng ép của nhà nước. Nó là sản phẩm của sự tranh đua và hợp tác giữa nhà nước và xã hội. Nói theo nhà văn Lewis Carroll (tác giả cuốn Alice ở Xứ thần tiên), các tác giả mô tả mối quan hệ này như là cuộc đua “Nữ hoàng Đỏ”, trong đó, nhà nước và xã hội phải chạy cùng tốc độ nếu muốn duy trì vị trí của mình. Continue reading “Lối đi hẹp: Ranh giới mong manh giữa chuyên chế và vô chính phủ”

Có phải chủ nghĩa tư bản nhà nước đang thắng thế?

state-capitalism-1

Nguồn: Daron Acemoglu & James A. Robinson, “Is State Capitalism Winning?,” Project Syndicate, 31/12/2012.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Trong những năm gần đây, chủ nghĩa tư bản nhà nước dường như đang thắng thế trong cuộc đua lâu đời giữa các mô hình tăng trưởng kinh tế. Các gương mặt đại diện của chủ nghĩa tư bản tự do như Hoa Kỳ và Vương quốc Anh tiếp tục tăng trưởng yếu ớt trong năm 2012, trong khi nhiều nước châu Á, vốn dựa trên các hình thức kinh tế có nhà nước định hướng khác nhau, thì không chỉ tăng trưởng nhanh và ổn định trong nhiều thập niên qua, mà còn vượt qua các cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây một cách ngoạn mục. Đã đến lúc chúng ta phải cập nhật sách giáo khoa kinh tế? Continue reading “Có phải chủ nghĩa tư bản nhà nước đang thắng thế?”

Tham nhũng là triệu chứng chứ không phải căn bệnh

BN-LN931_corrup_J_20151203115906

Nguồn: Daron Acemoglu & James A. Robinson, “Corruption Is Just a Symptom, Not the Disease”, Wall Street Journal, 03/12/2015.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Để chấm dứt đói nghèo toàn cầu, cần dừng dung túng những thể chế trong nước phục vụ giới tinh hoa tham lam và bòn rút những nước nghèo.

Nếu bạn hỏi các chuyên gia về phát triển kinh tế, các chính trị gia Phương Tây và các học giả làm cách nào để chấm dứt đói nghèo, thì đây là câu trả lời bạn sẽ được nghe nhiều nhất: Chống tham nhũng. Thậm chí cả Giáo hội Công Giáo cũng đồng tình. Tại Nairobi tuần trước, Giáo Hoàng Francis hối thúc thanh niên Kenya, “Xin đừng dần quen với món mật ngọt được gọi là tham nhũng.” Trong một sân vận động chật kín người của thành phố, hồi tháng 7 Tổng thống Barack Obama thậm chí còn nhấn mạnh hơn: “Tham nhũng cản trở mọi mặt đời sống kinh tế và  cuộc sống dân sự. Nó là cái mỏ neo kéo bạn xuống và ngăn cản bạn đạt được những gì bạn có thể làm.” Tại Addis Ababa, Ethiopia, hai ngày sau, ông nói với Liên minh Châu Phi: “Không có gì sẽ giải phóng tiềm năng kinh tế của châu Phi hơn là chấm dứt ung nhọt tham nhũng.” Continue reading “Tham nhũng là triệu chứng chứ không phải căn bệnh”