Sự cần thiết của việc xây dựng một hệ thống thống kê kinh tế mới

Nguồn: Diane Coyle, “The World Needs Better Balance Sheets,” Foreign Affairs, 16/05/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các biện pháp truyền thống không thể nắm bắt được hết sự phức tạp của nền kinh tế toàn cầu.

Những tranh chấp và hỗn loạn xảy ra sau khi Mỹ đột ngột áp đặt thuế quan toàn diện vào tháng 4 vừa qua đã đe dọa làm tan vỡ cấu trúc chặt chẽ của sản xuất toàn cầu. Khoảng 300 triệu công ty trên toàn thế giới, kết nối với nhau thông qua khoảng 13 tỷ liên kết cung ứng, hiện đang phải đối mặt với sự bất ổn chưa từng có. Nhưng sự rối ren hiện tại chỉ là ví dụ mới nhất về những gián đoạn kinh tế vốn là đặc trưng trong nửa thập kỷ qua. Kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu vào năm 2020, những điểm nghẽn bất ngờ trong chuỗi cung ứng toàn cầu đã khiến các nhà nghiên cứu phải đánh giá lại cách nền kinh tế vận hành. Việc sản xuất chậm lại và tình trạng thiếu hụt hàng hóa từ nước rửa tay (vốn cần các hóa chất đặc biệt nhập khẩu vào Mỹ trong thời kỳ đại dịch) đến máy bay (Airbus phải đối mặt với sự chậm trễ trong việc đáp ứng nhu cầu do thiếu hụt các bộ phận quan trọng vào năm 2024) đã phơi bày những điểm yếu của một hệ thống kinh tế toàn cầu trong đó hàng hóa vượt qua biên giới nhiều lần ở các giai đoạn sản xuất và lắp ráp liên tiếp. Chúng cũng đặt ra thách thức cho những hiểu biết thông thường về cách tốt nhất để đo lường tăng trưởng và năng suất. Continue reading “Sự cần thiết của việc xây dựng một hệ thống thống kê kinh tế mới”