Năm dự đoán về Trung Quốc năm 2025

Nguồn: James Palmer, “5 Predictions for China in 2025,”  Foreign Policy, 31/12/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Từ cuộc chiến thương mại đang âm ỉ đến những cơ hội trên trường quốc tế, dưới đây là những vấn đề mà chúng tôi quan tâm trong năm tới.

Năm qua là một năm tương đối yên bình nhưng cũng khá ảm đạm đối với Trung Quốc. Nhưng 2025 có thể sẽ sóng gió hơn nhiều, đặc biệt là trong các xung đột với Mỹ. Đại dịch COVID-19, khởi phát cách đây gần năm năm, cho thấy rằng một đất nước với 1,4 tỷ dân luôn tiềm ẩn những điều khó lường. Sự trở lại của Donald Trump, một người với tính khí thất thường, càng làm tăng thêm yếu tố bất định. Continue reading “Năm dự đoán về Trung Quốc năm 2025”

Nhìn lại Trung Quốc năm 2024

Nguồn: James Palmer, “China’s Year in Review,”  Foreign Policy, 24/12/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Liệu 2024 có phải là khoảng lặng trước khi cơn phong ba ập đến Bắc Kinh?

Trung Quốc vừa trải qua một năm dài khi suy thoái kinh tế phủ kín các bản tin cùng bầu không khí ảm đạm bao trùm khắp xã hội. Đất nước này vẫn chưa thoát khỏi dư chấn hậu COVID-19 và và đang chìm trong vũng lầy chính trị. Liệu 2024 có phải là chút tĩnh lặng trước sóng gió?

Từ nhiều năm trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã khẳng định ông không có ý định từ bỏ quyền lực. Thế nhưng, ông Tập lại tỏ ra thiếu những ý tưởng mới và quay lại với các mối lo ngại cũ như sự can thiệp của phương Tây, tham nhũng và chính sách thắt lưng buộc bụng. Đối với Tập, giải pháp cho mọi vấn đề luôn chỉ có một: phải tập trung thêm quyền lực cho Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Continue reading “Nhìn lại Trung Quốc năm 2024”

Tác động của chính quyền “kiểu Trump” đối với Trung Quốc

Nguồn: James Palmer, “What Trump’s Personalized Presidency Means for China,”  Foreign Policy, 17/12/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Dù còn những trở ngại ngăn cản Mỹ và Trung Quốc xích lại gần nhau, Bắc Kinh vẫn có thể tìm ra cách để đạt được các thỏa thuận.

Tiêu điểm tuần này: Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gợi ý một con đường mới cho quan hệ Mỹ – Trung qua lời mời tham dự lễ nhậm chức của mình; Hoàng tử Andrew của Anh bị cuốn vào một vụ bê bối liên quan đến một doanh nhân người Trung Quốc; Quốc hội Mỹ gia hạn một thỏa thuận hợp tác khoa học bất chấp một số phản đối. Continue reading “Tác động của chính quyền “kiểu Trump” đối với Trung Quốc”

Trung Quốc cần một cách tiếp cận mới ở Syria

Nguồn: James Palmer, “China Needs a New Approach in Syria,”  Foreign Policy, 10/12/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Bắc Kinh nhìn nhận lại ván cược thất bại của mình với chế độ Assad.

Tiêu điểm tuần này: Trung Quốc cân nhắc lại cách tiếp cận vấn đề sau khi chính phủ Syria sụp đổ; Giới chức Trung Quốc thận trọng và lặng lẽ theo dõi khủng hoảng chính trị tại Hàn Quốc; TikTok thất bại trong việc kháng cáo một đạo luật của Mỹ có thể khiến ứng dụng này bị cấm.

Trung Quốc phản ứng trước sự sụp đổ của chế độ Assad tại Syria

Sau sự sụp đổ nhanh chóng của chính phủ Syria vào hôm Chủ nhật, Trung Quốc có vẻ sẽ ngẫm lại về nước cờ thua của mình khi đã đặt cược vào chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad. Nhưng khi tình hình lắng xuống, các nhà lãnh đạo mới ở Damascus có lẽ cũng sẽ tìm kiếm cho mình những đồng minh đáng tin cậy. Continue reading “Trung Quốc cần một cách tiếp cận mới ở Syria”

Thêm một uỷ viên Quân uỷ Trung ương Trung Quốc bị điều tra

Nguồn: James Palmer, “Another Chinese Military Official Under Fire,”  Foreign Policy, 3/11/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Một chính uỷ kỳ cựu đang bị điều tra với khả năng cao người này sẽ bị tạm giam.

Tiêu điểm tuần này: Thêm một quan chức quân đội cấp cao của Trung Quốc đối diện với án kỷ luật; Giới chức châu Âu cáo buộc thuỷ thủ đoàn của tàu Trung Quốc phá hoại cáp ngầm Biển Baltic; Giới chức tỉnh Hồ Nam cho biết phát hiện mỏ vàng lớn kỷ lục.

Quan chức quân đội cấp cao bị điều tra

Một quan chức quân đội cấp cao của Trung Quốc, Miêu Hoa, đang bị điều tra vì “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng” – một cụm từ gần như chắc chắn báo trước việc bị tạm giam, khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và đối mặt với các cáo buộc hình sự. Continue reading “Thêm một uỷ viên Quân uỷ Trung ương Trung Quốc bị điều tra”

Các vụ tấn công hàng loạt ở Trung Quốc gây lo ngại và bị kiểm duyệt

Nguồn: James Palmer, “Mass Attacks in China Spark Concern, Censorship,”  Foreign Policy, 19/11/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Một loạt các vụ bạo lực gần đây có thể khơi mào một vòng xoáy, bắt đầu từ sự phẫn nộ và kết thúc bằng việc bị đàn áp.

Tiêu điểm tuần này: Thông tin về các vụ tấn công bạo lực gây lo ngại cho công chúng và bị kiểm duyệt; Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự hội nghị thượng đỉnh G-20 thường niên tại Rio de Janeiro; Lựa chọn Bộ trưởng Bộ Y tế & Dịch vụ Nhân sinh của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể làm gia tăng căng thẳng với Trung Quốc. Continue reading “Các vụ tấn công hàng loạt ở Trung Quốc gây lo ngại và bị kiểm duyệt”

Vị trí Trung Quốc trong mắt chính quyền Mỹ kế nhiệm

Nguồn: James Palmer, “Where Does China Stand With the Next White House?,”  Foreign Policy, 12/11/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Một số câu hỏi về chính sách liên quan đến Trung Quốc của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vẫn còn đang bỏ ngỏ.

Tiêu điểm tuần này: Những câu hỏi còn bỏ ngỏ về chính sách Trung Quốc của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump; Giới chức Trung Quốc giải tán phong trào đạp xe tự phát vào ban đêm; Đài Loan tranh thủ sự ủng hộ từ chính quyền Mỹ kế nhiệm bằng cách đề xuất một thoả thuận mua bán vũ khí.

Ba câu hỏi xoay quanh chính sách Trung Quốc của Trump

Với việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng, có thể thấy rõ rằng một chính sách cứng rắn hơn với Trung Quốc là điều sẽ xảy đến – tuy vậy, hình thức cũng như những giới hạn của chính sách hiện vẫn chưa rõ. Trong các nhóm cố vấn xung quanh ông Trump, một số câu hỏi lớn và sự chia rẽ quan điểm về chính sách này đã bắt đầu lộ diện. Continue reading “Vị trí Trung Quốc trong mắt chính quyền Mỹ kế nhiệm”

Thái độ của Trung Quốc đối với bầu cử tổng thống Mỹ

Nguồn: James Palmer, “As the U.S. Votes, China Is Watching,”  Foreign Policy, 5/11/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Đến nay Bắc Kinh vẫn thận trọng duy trì lập trường trung lập về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

Tiêu điểm tuần này: Trung Quốc theo dõi sát sao cuộc bầu cử tổng thống Mỹ dù không đặt nhiều kỳ vọng vào kết quả; cuộc trao đổi tù nhân bất thường giữa Mỹ và Trung Quốc tháng 9 làm dấy lên nhiều câu hỏi; một nhà virus học hàng đầu Trung Quốc thực hiện nghiên cứu tiên phong về virus Corona cùng đội ngũ quốc tế. Continue reading “Thái độ của Trung Quốc đối với bầu cử tổng thống Mỹ”

Các cơ quan quản lý công nghệ Trung Quốc nới lỏng kiểm soát

Nguồn: James Palmer, “Chinese Tech Regulators Back Off,”  Foreign Policy, 29/10/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Các hạn chế được âm thầm nới lỏng sau đợt quản lý nghiêm ngặt kéo dài hai năm khiến các công ty Trung Quốc thiệt hại 1,1 nghìn tỷ USD.

Tiêu điểm tuần này: Giới chức Trung Quốc nới lỏng lệnh cấm dạy thêm trong bối cảnh các quy định về công nghệ được nới lỏng; dòng người di cư Trung Quốc đến Mỹ qua Darién Gap hạ nhiệt; giới chức Trung Quốc siết chặt kiểm soát lễ hội Halloween ở các thành phố lớn. Continue reading “Các cơ quan quản lý công nghệ Trung Quốc nới lỏng kiểm soát”

Triều Tiên và Myanmar làm Bắc Kinh đau đầu

Nguồn: James Palmer, “North Korea and Myanmar Cause Headaches in Beijing,”  Foreign Policy, 24/10/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Gần đây, những láng giềng khiến Trung Quốc đau đầu nhất lại chính là những nước lâu nay Trung Quốc coi là bạn bè.

Tiêu điểm tuần này: Lãnh đạo Bắc Triều Tiên và Myanmar khiến giới chức Trung Quốc khó chịu; Kazakhstan từ chối gia nhập BRICS, gửi thông điệp đến Nga và Trung Quốc; mạng máy tính ma của Trung Quốc nhắm vào các cuộc đua bầu cử cấp thấp của Mỹ. Continue reading “Triều Tiên và Myanmar làm Bắc Kinh đau đầu”

Tại sao Trung Quốc chưa thể vực dậy niềm tin của người tiêu dùng?

Nguồn: James Palmer, “China Can’t Boost Consumer Confidence,” Foreign Policy, 15/10/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Chỉ các biện pháp kích thích kinh tế là chưa đủ nếu mức chi tiêu hộ gia đình vẫn không tăng.

Tiêu điểm tuần này: Trung Quốc công bố thêm các gói kích thích kinh tế mới nhưng vẫn gặp khó khăn trong việc vực dậy niềm tin của người tiêu dùng; Vườn thú Quốc gia Washington chào đón cặp gấu trúc mới được Bắc Kinh “cho mượn”; Các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc xung quanh Đài Loan gây xôn xao trên mạng. Continue reading “Tại sao Trung Quốc chưa thể vực dậy niềm tin của người tiêu dùng?”

Tin tặc Trung Quốc tấn công các công ty viễn thông của Mỹ

Nguồn: James Palmer, “Chinese Hackers Target U.S. Telecoms,” Foreign Policy, 08/10/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Vụ xâm nhập vào cơ sở hạ tầng mạng của Mỹ đã làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về an ninh quốc gia tại Washington.

Tiêu điểm tuần này: Tin tặc có liên can đến chính phủ Trung Quốc tấn công các công ty viễn thông của Mỹ; Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức (Lai Ching-te) chuẩn bị phát biểu trong lễ Quốc khánh, dự kiến sẽ khiến Bắc Kinh “khó chịu”; và các phần tử khủng bố ở Pakistan nhắm vào công dân Trung Quốc làm việc trong dự án Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). Continue reading “Tin tặc Trung Quốc tấn công các công ty viễn thông của Mỹ”

Đằng sau tuyên bố ủng hộ Iran của Trung Quốc

Nguồn: James Palmer, “China Says It Backs Iran. Does It,” Foreign Policy, 01/10/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Trong bối cảnh xung đột leo thang ở Trung Đông, sự ủng hộ tinh thần của Bắc Kinh dành cho Tehran dường như không có mấy ý nghĩa.

Tiêu điểm tuần này: Trung Quốc bày tỏ sự ủng hộ tinh thần đối với Iran trong bối cảnh xung đột leo thang ở Trung Đông; các quan chức quốc phòng Mỹ cho biết một mẫu tàu ngầm hạt nhân mới của Trung Quốc đã bị chìm hồi mùa hè; và thị trường chứng khoán Trung Quốc chứng kiến sự tăng vọt nhờ tin tức về gói kích thích kinh tế. Continue reading “Đằng sau tuyên bố ủng hộ Iran của Trung Quốc”

Cái chết đáng ngờ của một quan chức Trung Quốc làm dấy lên nhiều đồn đoán

Nguồn: James Palmer, “Chinese Official’s Suspicious Death Stirs Speculation,” Foreign Policy, 24/09/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Các nhà chức trách cho biết Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Hồ Nam, bà Lưu Văn Kiệt, đã bị sát hại. Tuy nhiên, các vụ ám sát chính trị trực tiếp là điều hiếm thấy ở Trung Quốc.

Tiêu điểm tuần này: Cái chết đáng ngờ của Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Hồ Nam khơi dậy nhiều đồn đoán trong và ngoài nước, một học sinh người Nhật thiệt mạng trong vụ tấn công bằng dao ở Thâm Quyến, và Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tung gói kích thích kinh tế mới. Continue reading “Cái chết đáng ngờ của một quan chức Trung Quốc làm dấy lên nhiều đồn đoán”