Nguồn: “How supply can create its own demand”, The Economist, 20/09/2017
Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Jean-Baptiste Say giải thích rằng có cung ắt có cầu.
Vào giai đoạn trầm trọng nhất của thời kỳ Đại Suy thoái, hơn một phần tư số công nhân Mỹ không thể tìm được việc làm. Không có đủ lượng cầu về hàng hoá và dịch vụ mà họ có thể cung ứng. Ngày nay, lực lượng lao động Mỹ có thể sản xuất nhiều gấp 17 lần, nhưng tỷ lệ thất nghiệp lại chỉ dưới 5%. Bằng cách nào đó mà lượng cầu, vốn rất thấp trong những năm 1930, lại tăng tương ứng với một nguồn cung hàng hoá và dịch vụ khổng lồ tám thập niên sau đó. Kết quả đáng mừng này có thể đã làm kinh ngạc một số nhà kinh tế trong những năm 1930, những người đã lo lắng về tình trạng trì trệ “trường kỳ”. Nhưng điều này chẳng có gì là ngạc nhiên đối với một thế hệ các nhà kinh tế lớn tuổi hơn, do Jean-Baptiste Say đứng đầu. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, “A Treatise on Political Economy” (Chuyên luận về Kinh tế chính trị), đã được tái bản đến sáu lần từ năm 1803 đến năm 1841, chứa đựng nhiều điều mà sau này được gọi là Định luật Say, khái niệm chỉ ra rằng cung có thể tạo ra cầu cho chính mình. Continue reading “Định luật Say: Cung tự tạo ra cầu như thế nào?”