Biển Đông: Điểm nóng an ninh khu vực

Tác giả: Đinh Thị Hiền Lương (Julia Luong Dinh)| Biên dịch: Tuấn Anh

Tau_Trung_Quoc

Hành động khiêu khích của Trung Quốc hạ đặt  giàn khoan Hải dương 981 (Haiyang Shiyou-981) và triển khai hạm đội tàu quân sự và bán quân sự khoảng 100 chiếc để bảo vệ giàn khoan này tại vùng biển tranh chấp với Việt Nam hồi đầu tháng 5 đã khiến dư luận Việt Nam hết sức bất bình, làm bùng phát làn sóng biểu tình quy mô lớn trong những ngày sau đó. Continue reading “Biển Đông: Điểm nóng an ninh khu vực”

#33 – Của cải và quyền lực: Chủ nghĩa trọng thương và chủ nghĩa dân tộc kinh tế

ships-bristol

Nguồn: David Balaam & Michael Veseth (2007). “Wealth and Power: Mercantilism and Economic Nationalism”, in D. Balaam & M. Veseth (eds) Introduction to International Political Economy, 4th ed. (London: Pearson Education), Chapter 2.

Biên dịch: Đinh Thị Hiền Lương | Hiệu đính: Nguyễn Thị Tố Nga

Tổng quan

Chủ nghĩa trọng thương là quan điểm lý thuyết lâu đời nhất, xét về phương diện lịch sử, trong nghiên cứu kinh tế chính trị quốc tế (KTCTQT). Trọng tâm của chủ nghĩa trọng thương là vấn đề an ninh và vai trò của nhà nước và thị trường trong việc cung cấp và duy trì an ninh quốc gia. Chương này bắt đầu bằng việc xem xét ba khía cạnh của chủ nghĩa trọng thương: chủ nghĩa trọng thương là một giai đoạn của lịch sử thế giới, là một triết lý chính trị hoặc thế giới quan tồn tại trong giai đoạn lịch sử đó, và là một tập hợp các chính sách và các biện pháp thực thi của nhà nước bắt nguồn từ triết lý đó. Continue reading “#33 – Của cải và quyền lực: Chủ nghĩa trọng thương và chủ nghĩa dân tộc kinh tế”